VITIC
THỊ TRƯỜNG - NGÀNH HÀNG

Tiến độ nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may của Việt Nam tiếp tục chững lại

22/07/2022 14:52

Việc nhập khẩu nguyên phụ liệu giảm có thể gây tác động lớn đến quá trình sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng dệt may Việt Nam.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong tháng 6/2022, nhập khẩu nguyên phụ liệu ngành dệt may ước đạt 2,48 tỷ USD, giảm 13,17% so với tháng 5/2022 nhưng tăng 0,19% so với cùng kỳ năm 2021. Tính chung trong 6 tháng đầu năm 2022, nhập khẩu nguyên phụ liệu ngành dệt may ước đạt 14,79 tỷ USD, tăng 9,27% so với cùng kỳ năm 2021 và tăng 21,22% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, nhập khẩu tất cả các nhóm hàng nguyên liệu đều tăng trưởng rất cao.

Trong tháng 6/2022, tiến độ nhập khẩu nguyên phụ liệu ngành dệt may của Việt Nam tiếp tục chậm lại so với những tháng trước đóvà so với cùng kỳ năm 2021, chủ yếu dovẫn chịu ảnh hưởng từ việc Trung Quốc đóng cửa các thành phố để chống dịch. Cùng với đó, nhu cầu thị trường thế giới cũng đang đầy biến động khi người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu bởi lạm phát tăng cao. Điều này sẽ tác động không nhỏ tới hoạt động nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may của Việt Nam trong những tháng cuối năm.

Ước tính nhập khẩu NPL dệt may của Việt Nam trong tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2022

 

Tháng 6 năm 2022

6 tháng đầu năm 2022

Trị giá (Triệu USD)

So với T5/2022 (%)

So với T6/2021 (%)

Trị giá (Triệu USD)

So với 6T/2022 (%)

So với 6T/2019 (%)

Vải

1.400,00

-12,24

0,85

8.046,15

10,35

22,57

NPL dệt, may, giày dép

600,00

-10,80

2,70

3.541,77

6,07

20,74

Bông

231,83

-31,36

-18,72

1.790,84

12,93

20,00

Sợi dệt

254,36

-1,25

13,72

1.416,05

7,02

16,63

Tổng

2.486,19

-13,17

0,19

14.794,82

9,27

21,22

Nguồn: Số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục thống kê

Xét theo quý, trong quý 2/2022, nhập khẩu nguyên phụ liệu ngành dệt may của Việt Nam đạt 7,9 tỷ USD, tăng 15,97% so với quý 1/2022 và tăng 2,09% so với cùng kỳ năm 2021. Lũy kế từ đầu năm đến hết quý 2/2022, nhập khẩu mặt hàng này của Việt Nam đạt 14,71 tỷ USD, tăng 8,76% so với cùng kỳ năm 2021 và tăng 20,55% so với cùng kỳ năm 2019. Sở dĩ nhập khẩu nguyên phụ liệu ngành dệt may của Việt Nam tăng chậm so với cùng kỳ chủ yếu do nhập khẩu các nguyên phụ liệu từ thị trường Trung Quốc chậm lại khi đất nước này tiếp tục theo đuổi chính sách “Zero- Covid”. Được biết, Trung Quốc đã đóng cửa hàng loạt các thành phố khi làn sóng Covid-19 do biến chủng Omicron bùng phát trở lại hồi giữa tháng ba.

Việc nhập khẩu nguyên vật liệu ngành dệt may chững lại có nguy cơ gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và xuất khẩu của ngành hàng này. Trong tháng 6/2022, sản xuất mặt hàng dệt may đã hồi phục nhẹ, tuy nhiên vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức khi thị trường kinh tế toàn cầu diễn biến khó lường, đứt gãy chuỗi cung ứng… Trong khi đó, nhu cầu chi tiêu cho quần áo của người tiêu dùng lại đang có xu hướng giảm do lạm phát leo thang.

Về xuất khẩu, trong 6 tháng đầu năm 2022, ngành dệt may Việt Nam đã từng bước hồi phục sau hai năm chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, đưa kim ngạch xuất khẩu ước đạt trên 23,1 tỷ USD, tăng 19,44% so với cùng kỳ năm 2021. Tuy vậy, trongnhững tháng cuối năm, ngành dệt may sẽ đối diện với nhiều khó khăn mới, nhất là những biến động khó lường từ thị trường thế giới như xung đột Nga- Ukraine, giá năng lượng, lạm phát, dịch Covid-19 tiếp tục bùng phát tại nhiều nền kinh tế…. Song ngành dệt may vẫn quyết tâm hướng tới mục tiêu xuất khẩu cả năm đạt 43 tỷ USD.

Dệt may Việt Nam dù gặp nhiều khó khăn vẫn hướng đến mục tiêu xuất khẩu cả năm đạt 43 tỷ USD

Để ổn định sản xuất, hướng tới mục tiêu bền vững trong thời gian tới, các doanh nghiệp cần bắt kịp xu thế thị trường, tiếp tục đầu tư thay đổi thiết bị công nghệ nhằm thích ứng được với yêu cầu từ các nước, điển hình như yêu cầu về sản phẩm may mặc tái chế vào thị trường EU hiện nay, chủ động về nguồn cung nguyên phụ liệu. Đặc biệt, tăng cường giải pháp xây dựng đào tạo nguồn lực thích ứng với tình hình khó khăn của thị trường, nhất là chú trọng tới nguồn nhân lực thiết kế cho ngành công nghiệp thời trang. Doanh nghiệp cũng cần mở rộng thêm thị trường để không quá phụ thuộc vào một vài thị trường cố định, dễ bị rủi ro, đứt gãy khi tình hình thế giới đang nhiều biến động và dịch Covid-19 vẫn diễn biến nguy hiểm, khó lường. Trong nhữngg tháng đầu năm, ngoài 5 thị trường truyền thống, các doanh nghiệp đã bắt đầu chuyển sang khai thác thị trường Trung Đông và châu Phi, điều này góp phần quan trọng để doanh nghiệp dệt may vượt qua khó khăn


 

Nguồn: Phòng Thông tin Công nghiệp

Tin cũ hơn
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: duy.doanh@yahoo.com.vn
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 121/GP-TTĐT ngày 16 tháng 7 năm 2019 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 3.123.630