VITIC
THỊ TRƯỜNG - NGÀNH HÀNG

Linh kiện chiếm tỉ trọng cao trong kim ngạch xuất khẩu hàng điện tủ của Việt Nam

21/07/2022 14:42

Số liệu thống kê cho thấy, kim ngạch xuất khẩu máy tính và linh kiện điện tử Việt Nam trong tháng 6/2022 tăng cao so với cùng kỳ năm 2021.

Theo số liệu củaTổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu máy tính và linh kiện điện tử của Việt Nam trong tháng 6/2022 ước đạt trên 5,16 tỷ USD, tăng 6,47% so với tháng trước và tăng 24,81% so cùng kỳ năm 2021. Trong 6 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu máy tính và linh kiện điện tử đạt 27,68 tỷ USD, tăng 15,61% so với cùng kỳ, chiếm trên 15,61% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước.

Nhìn chung, trong tháng 6/2022, xuất khẩu linh kiện của Việt Nam đạt trị giá hơn 4 tỷ USD, tăng 42,75% so với tháng 5và tăng 27,26% so với cùng kỳ năm 2021. Luỹ kế 6 tháng đầu năm, xuất khẩu mặt hàng này đạt trị giá lên tới 19,41 tỷ USD, tăng 15,63% so với cùng kỳ và chiếm tỷ trọng 71,19% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng điện tử của cả nước. Trong đó, những chủng loại có giá trị xuất khẩu cao là bộ vi xử lý (đạt 1,3 tỷ USD, tăng 140,05% so với tháng 5 nhưng giảm 3,59% so với cùng kỳ); bộ nhớ (đạt 1,07 tỷ USD, tăng 12,48% so với tháng trước và tăng mạnh- 96,65% so với cùng kỳ); đi ốt- thiết bị bán dẫn (đạt trị giá 736,29 triệu USD, tăng 26,78% so với tháng trước và tăng mạnh 180,43% so với cùng kỳ)…

Kim ngạchxuất khẩu một số chủng loại linh kiện điện tử

Chủng loại

Tháng 6/2022  (Triệu USD)

So tháng 5/2022 (%)

So tháng 6/2021 (%)

6T/2022  (Triệu USD)

So 6T/2021 (%)

Tỷ trọng KN 6T/2022 (%)

Bộ vi xử lý

1.324,89

140,05

-3,59

5.842,08

-12,78

21,42

Bộ nhớ

1.070,86

12,48

96,65

5.173,02

106,12

18,97

Đi ốt - thiết bị bán dẫn

736,29

26,78

180,43

3.107,68

38,53

11,39

Màn hình các loại và linh kiện

450,41

99.548,2

-28,04

2.600,31

-27,54

9,53

Mạch các loại

125,89

6,50

7,49

763,35

18,86

2,80

Card các loại và linh kiện

69,06

48,98

195,84

460,27

171,42

1,69

Vi mạch tích hợp

67,33

22,77

-15,68

386,40

6,29

1,42

Thiết bị chuyển đổi tín hiệu

63,80

30,71

119,42

254,92

-5,01

0,93

Thiết bị âm thanh

 

 

 

194,17

 

0,71

Ổ đĩa vi tính

44,11

121,35

101,16

159,27

48,71

0,58

Bo mạch

25,62

6,95

-37,10

151,01

82,01

0,55

Tivi

 

 

 

148,89

 

0,55

Tụ các loại

6,07

19,42

-33,94

35,87

-8,18

0,13

Điện trở

4,59

48,71

16,46

23,23

2,43

0,09

Thiết bị khuếch đại

5,55

668,70

-3,15

21,57

-29,11

0,08

Chíp khuếch đại

4,50

736.271,8

59,25

20,34

211,05

0,07

Thiết bị thu phát

 

 

 

19,23

 

0,07

Chuột máy tính

 

 

 

15,77

 

0,06

Tinh thể điện áp

1,91

640,32

60,46

10,89

297,92

0,04

Máy tính xách tay, máy tính bảng

 

 

 

10,44

 

0,04

Pin máy tính

0,72

 

-70,05

10,10

-40,54

0,04

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan

Trong tháng 6/2022, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam với kim ngạch đạt 1,54 tỷ USD, tăng 18,45% so với tháng trước và tăng 74,59% so với cùng kỳ năm 2021. Trung Quốc là thị trường đứng thứ hai với kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1,2 tỷ USD, tăng 39,06% so với tháng trước và tăng 1,8% so với cùng kỳ. Thị trường EU xếp thứ ba với 577,36 triệu USD, tăng 2,04% so với tháng trước và tăng 36,07% so với cùng kỳ… Tính đến hết 6 tháng đầu năm 2022, kim ngạch các thị trường chính xuất khẩu mặt hàng này gồm: Trung Quốc, Hoa Kỳ, EU, Hồng Kông, Hàn Quốc, Asean. Xuất khẩu sang 6 thị trường đứng đầu đã chiếm trên 83,72% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của cả nước.

Công nghiệp điện tử là ngành công nghiệp trọng yếu trong nền kinh tế quốc dân, có vị trí then chốt và tác động lan tỏa mạnh mẽ đến các ngành công nghiệp khác. Đồng thời, đây cũng là thước đo trình độ phát triển kinh tế- kỹ thuật của mọi quốc gia trên thế giới. Nắm bắt được tầm quan trọng đó, càng ngày càng có nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực này ngày càng tăng, nhiều hãng điện tử lớn trên thế giới đã đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất sản phẩm điện tử công nghệ cao ở Việt Nam như Samsung, LG, Foxconn, Fukang Technology, LG Display Hải Phòng. Các sản phẩm máy vi tính và linh kiện điện tử ngày càng đa dạng hóa sản phẩm theo nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Tốc độ tăng trưởng của nhóm hàng máy vi tính và linh kiện điện tử đã vượt qua dệt may trở thành nhóm hàng xuất khẩu chủ lực lớn thứ 2 của Việt Nam kể từ năm 2019 đến nay.

Máy vi tính và linh kiện điện tửvượt qua dệt may trở thành nhóm hàng xuất khẩu chủ lực lớn thứ 2 của Việt Nam

Trong năm 2020 và 2021, mặc dù nền kinh tế chịu ảnh hưởng lớn của dịch Covid-19 nhưng nhóm hàng này vẫn đạt tốc độ tăng cao và ổn định vững chắc.Trong khi nhiều ngành sản xuất, xuất khẩu bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 thì lĩnh vực hàng điện tử vẫn tăng trưởng khá.

Xuất khẩu máy tính, điện tử và linh kiện đã trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tăng trưởng kinh tế, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống thu nhập cho người lao động, trực tiếp làm tăng giá trị sản xuất, gián tiếp thúc đẩy phát triển ngành liên quan, nâng cao trình độ lao động, nâng cao trình độ sản xuất trong nước đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường quốc tế. Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu máy tính, điện tử và linh kiện đã bổ sung nguồn thu ngoại tệ cho ngân sách, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tạo động lực cho việc tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh cũng như thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, hiệu quả của công tác hội nhập đã được thể hiện rõ ràng hơn, các thị trường xuất khẩu lớn nhất và quan trọng nhất của Việt Nam đều đạt mức tăng rất cao.

Để hoạt động xuất khẩu của nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện thực sự phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập của Việt Nam, nhất là khi hàng loạt các Hiệp định thương mại tự do được ký kết, cần có các giải pháp hỗ trợ từ phía các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp. Với nhà nước, cần có sự quan tâm đầu tư, xem xét ưu đãi hỗ trợ đối với các doanh nghiệp; rà soát, hoàn thiện chính sách pháp luật; thực hiện các giải pháp nhằm mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu; tăng cường vai trò, hiệu quả của các cơ quan đại diện thương mại, của các hiệp hội ngành nghề trong xúc tiến thương mại; tìm kiếm cơ hội kinh doanh và mở rộng thị trường cho các DN; đẩy mạnh tuyên truyền và ban hành các văn bản hướng dẫn nhằm thực hiện có hiệu quả và tận dụng được các cơ hội.

 

 Để có hoạt động xuất khẩu của nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện phát triển bền vững, cần có sự chung tay giúp sức của nhà nước và doanh nghiệp

Với doanh nghiệp, cần có bước chuyển đổi mạnh về cơ cấu ngành hàng cũng như nâng cao chất lượng, đổi mới quy trình xúc tiến thương mại cho phù hợp với tình hình mới; tăng cường đầu tư và ứng dụng khoa học công nghệ trong xuất khẩu; cần có kế hoạch phát triển dài hạn, chú trọng tới sản phẩm cốt lõi, có sức đột phá; tiếp tục theo dõi sát sao diễn biến của đại dịch Covid-19 trên thế giới để có các biện pháp ứng phó kịp thời; đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu, tận dụng tối đa lợi thế từ các Hiệp định thương mại tự do đã có hiệu lực; bồi dưỡng, đào tạo nâng cao chất lượng cho nguồn nhân lực…


 

Nguồn: Phòng Thông tin Công nghiệp

Tin cũ hơn
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: duy.doanh@yahoo.com.vn
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 121/GP-TTĐT ngày 16 tháng 7 năm 2019 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 3.129.396