VITIC
Xuất nhập khẩu

Tình hình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 9 và 9 tháng/2022

24/10/2022 08:23

1. Đánh giá chung
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước trong tháng 9/2022 đạt 58,21 tỷ USD, giảm 7,77 tỷ USD so với tháng 8, tương ứng giảm 11,8%. Trong đó, xuất khẩu là 29,82 tỷ USD, giảm 5,1 tỷ USD, tương ứng giảm 14,6%; nhập khẩu là 28,39 tỷ USD, giảm 2,67 tỷ USD, tương ứng giảm 8,6%.

Tính trong 3 quý/2022, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam đạt 557,93 tỷ USD, tăng 15% (tương ứng tăng 72,7 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, trị giá xuất khẩu là 282,35 tỷ USD, tăng 17,2%, tương ứng tăng 41,46 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước; trị giá nhập khẩu là 275,58 tỷ USD, tăng 12,8%, tương ứng tăng 31,26 tỷ USD.

Cán cân thương mại hàng hóa trong tháng 9 thặng dư 1,43 tỷ USD, đưa mức thặng dư thương mại hàng hóa 3 quý/2022 lên 6,76 tỷ USD.

Tổng cục Hải quan ghi nhận tổng trị giá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong tháng là 41,44 tỷ USD, giảm 11,6% so với tháng trước, đưa tổng trị giá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong 9 tháng/2022 lên 387,77 tỷ USD, tăng 15,2% (tương ứng tăng 51,3 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2021.

Trong đó, xuất khẩu hàng hóa của khối doanh nghiệp FDI trong tháng này là 22,71 tỷ USD, giảm 13,1% so với tháng trước, qua đó nâng trị giá xuất khẩu hàng hóa trong 3 quý/2022 của doanh nghiệp FDI lên 208,12 tỷ USD, tăng 17,7% (tương ứng tăng 31,33 tỷ USD) so với 3 quý/2021 và chiếm 73,7% tổng trị giá xuất khẩu của cả nước.

Ở chiều ngược lại, trị giá nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI trong tháng 9/2022 là 18,73 tỷ USD, giảm 9,6% so với tháng trước, đưa trị giá nhập khẩu của khối này trong 3 quý/2022 đạt 179,64 tỷ USD, tăng 12,5% (tương ứng tăng 19,96 tỷ USD) so với 3 quý/2021, chiếm 65,2% tổng trị giá nhập khẩu của cả nước.
Cán cân thương mại hàng hóa của khối doanh nghiệp FDI trong tháng 9/2022 đạt thặng dư 3,98 tỷ USD, đưa cán cân thương mại trong 3 quý/2022 lên mức thặng dư 28,48 tỷ USD.

2. Thị trường xuất nhập khẩu

Trong 3 quý/2022, trao đổi thương mại hàng hóa của Việt Nam với châu Á đạt 360,33 tỷ USD, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm 2021, tiếp tục chiếm tỷ trọng cao nhất (64,6%) trong tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước.

Trị giá xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với các châu lục khác lần lượt là: châu Mỹ: 119,57 tỷ USD, tăng 18,5%; châu Âu: 58,15 tỷ USD, tăng 9,4%; châu Đại Dương: 13,49 tỷ USD, tăng 29,1% và châu Phi: 6,39 tỷ USD, giảm nhẹ 0,1% so với 3 quý/2021.

 

Bảng 1: Trị giá xuất khẩu, nhập khẩu theo châu lục, khối nước và một số thị trường lớn trong 3 quý/2022 và so với 3 quý/2021

 Thị trường

 Xuất khẩu

 Nhập khẩu

 Trị giá
(Tỷ USD)

 So với năm 2021 (%)

 Tỷ trọng (%)

 Trị giá
(Tỷ USD)

 So với năm 2021 (%)

 Tỷ trọng (%)

Châu Á

131,61

13,9

46,6

228,72

15,1

83,0

- ASEAN

26,04

25,7

9,2

35,64

17,5

12,9

- Trung Quốc

41,22

6,4

14,6

91,16

12,6

33,1

- Hàn Quốc

18,68

16,8

6,6

48,12

18,9

17,5

- Nhật Bản

17,84

21,6

6,3

17,85

9,0

6,5

Châu Mỹ

99,89

21,9

35,4

19,68

3,7

7,1

- Hoa Kỳ

85,16

23,7

30,2

11,15

-5,3

4,0

Châu Âu

43,02

16,7

15,2

15,13

-7,0

5,5

- EU(27)

35,62

23,7

12,6

11,47

-7,6

4,2

Châu Đại Dương

5,03

29,1

1,8

8,46

29,2

3,1

Châu Phi

2,80

8,6

1,0

3,59

-5,9

1,3

Tổng

282,35

17,2

100,0

275,58

12,8

100,0

Nguồn: Tổng cục Hải quan

3. Xuất khẩu hàng hóa

Trị giá xuất khẩu hàng hóa cả nước trong tháng đạt 29,82 tỷ USD, giảm 14,6% so với tháng trước, tương ứng giảm 5,1 tỷ USD về số tuyệt đối.

Hầu hết các nhóm hàng trong tháng 9/2022 đều suy giảm so với tháng trước, trong đó giảm mạnh nhất là các nhóm hàng: hàng dệt may giảm 1,28 tỷ USD; điện thoại các loại và linh kiện giảm 1,1 tỷ USD; giày dép các loại giảm 502 triệu USD…

Trong 3 quý/2022, trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 282,35 tỷ USD, tăng 17,2%, tương ứng tăng 41,46 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, 8 nhóm hàng đóng góp lớn nhất lần lượt là: máy móc, thiết bị, dụng cụ vàphụ tùng khác tăng 7,95 tỷ USD; hàng dệt may tăng 5,57 tỷ USD; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 5,2 tỷ USD; giày dép các loại tăng 4,86 tỷ USD; điện thoại các loại vàlinh kiện tăng 4,07 tỷ USD; thủy sản tăng 2,31 tỷ USD; máy ảnh, máy quay phim và linh kiện tăng 1,26 tỷ USD; gỗ và sản phẩm gỗ tăng 1,14 tỷ USD.

Biểu đồ 1: Mức tăng xuất khẩu một số nhóm hàng 3 quý/2022 so với 3 quý/2021

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Một số nhóm hàng xuất khẩu chính

Điện thoại các loại và linh kiện: xuất khẩu mặt hàng này trong tháng 9/2022 đạt trị giá 4,99 tỷ USD, giảm 18,1% so với tháng trước.

 Tính trong 3 quý/2022, xuất khẩu mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện đạt 45,09 tỷ USD, tăng 9,9% so với 3 quý/2021. Trong đó, xuất khẩu nhóm hàng này sang thị trường Hoa Kỳ đạt 10,87 tỷ USD, tăng 11%; sang thị trường Trung Quốc đạt trị giá 10,07 tỷ USD, tăng 42,1%; sang EU đạt 5,15 tỷ USD, giảm 7,4%; sang Hàn Quốc đạt 4,26 tỷ USD, tăng 16,8%... so với cùng kỳ năm trước.

Máy vi tính sản phẩm điện tử & linh kiện: trị giá xuất khẩu nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện trong tháng đạt 5,15 tỷ USD, tăng 4,2% so với tháng trước, đưa trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong 3 quý/2022 đạt 41,85 tỷ USD, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm 2021.

Trong 3 quý/2022, xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện sang Hoa Kỳ đạt 11,62 tỷ USD, tăng 24,7% so với cùng kỳ năm trước; sang thị trường Trung Quốc đạt 8,88 tỷ USD, tăng 12,8%; sang thị trường EU đạt 5,45 tỷ USD, tăng 17,4%; sang thị trường Hồng Kông đạt 4,54 tỷ USD, tăng 2,5%; sang thị trường Hàn Quốc đạt 2,52 tỷ USD, giảm 1,4%...

Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác: xuất khẩu nhóm hàng này trong tháng đạt 4,15 tỷ USD, giảm 7,7% so với tháng trước. Tính trong 3 quý/2022 trị giá xuất khẩu nhóm hàng này đạt 34,2 tỷ USD, tăng 30,3% so với cùng kỳ năm trước.

Nhóm hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng trong 3 quý qua xuất khẩu chủ yếu sang Hoa Kỳ với 15,1 tỷ USD, tăng 30,1%; EU với 4,52 tỷ USD, tăng 43,2%; Trung Quốc với 2,66 tỷ USD, tăng 39,8%; Hàn Quốc với 2,11 tỷ USD, tăng 14,4%... so với 3 quý/2021.

Hàng dệt may: Trị giá xuất khẩu hàng dệt may trong tháng 9/2022 đạt 2,72 tỷ USD, giảm mạnh 31,9% so với tháng trước, tương ứng giảm 1,28 tỷ USD.

Tính đến hết 3 quý/2022, xuất khẩu hàng dệt may của cả nước là hơn 29 tỷ USD, tăng 23,8% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ đạt 13,87 tỷ USD, tăng 19,5%; sang EU đạt 3,36 tỷ USD, tăng 44,7%; Nhật Bản đạt 2,92 tỷ USD, tăng 27,9%; Hàn Quốc đạt 2,52 tỷ USD, tăng 20,3%... so với cùng kỳ năm 2021.

Gỗ và sản phẩm gỗ: Trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong tháng 9/2022 là 1,11 tỷ USD, giảm 21% so với tháng trước. Tính trong 3 quý/2022, trị giá xuất khẩu nhóm hàng này gần 12,28 tỷ USD, tăng 10,2% so với 3 quý/2021.

Trong 3 quý qua, xuất khẩu gỗ vàsản phẩm gỗ chủ yếu sang các thị trường: Hoa Kỳ với 6,82 tỷ USD, tăng nhẹ 1,9%; Trung Quốc với 1,62 tỷ USD, tăng 43,9%; Nhật Bản với 1,39 tỷ USD, tăng 34,1%; Hàn Quốc với 741 triệu USD, tăng 13,8%... so với cùng kỳ năm trước.

 Sắt thép các loại: trị giá xuất khẩu giảm liên tiếp trong 3 tháng trở lại đây.

Trong tháng 9/2022, lượng xuất khẩu sắt thép các loại là hơn 533 nghìn tấn với trị giá 429 triệu USD, tăng 3,8% về lượng và giảm 6,2% về trị giá.

Tính từ đầu năm đến hết quý 3/2022, cả nước xuất khẩu 6,46 triệu tấn sắt thép các loại với trị giá 6,51 tỷ USD, giảm 34,4% về lượng và giảm 22,6% về trị giá so với 3 quý/2021.

Lượng xuất khẩu sắt thép các loại trong 3 quý/2022 chủ yếu sang các thị trường: ASEAN với 2,68 triệu tấn, giảm 10,8%; EU với 1,27 triệu tấn, giảm 10%; Hoa Kỳ với 517 nghìn tấn, giảm 22%... so với 3 quý/2021. Trong khi đó, lượng xuất khẩu sắt thép các loại sang thị trường Trung Quóc giảm mạnh 95,5% chỉ đạt 95 nghìn tấn.

Hàng thủy sản: Trong tháng 9/2022, xuất khẩu thủy sản đạt gần 863 triệu USD, giảm 13,7% so với tháng trước. Tính trong 3 quý/2022, xuất khẩu thủy sản đạt 8,49 tỷ USD, tăng 37,3% so với 3 quý/2021.

Xuất khẩu thủy sản trong 3 quý qua chủ yếu sang các thị trường: Hoa Kỳ đạt 1,77 tỷ USD, tăng 21,8%; Nhật Bản đạt 1,27 tỷ USD, tăng 33%; Trung Quốc đạt 1,21 tỷ USD, tăng mạnh 85,4%; EU đạt 1,04 tỷ USD, tăng 40%... so với cùng kỳ năm 2021.

Phân bón các loại: lượng xuất khẩu tăng mạnh so với tháng trước

Trong tháng 9/2022, lượng phân bón các loại xuất khẩu là hơn 161 nghìn tấn, với trị giá hơn 94 triệu USD, tăng 36,9% về lượng và tăng 33,6% về trị giá so với tháng trước. Tính trong 3 quý/2022, tổng lượng phân bón xuất khẩu của cả nước là 1,39 triệu tấn với trị giá 886 triệu USD, tăng 45,4% về lượng và tăng 166,1% về trị giá so với 3 quý/2021.

Trong 3 quý/2022, xuất khẩu phân bón các loại chủ yếu sang các thị trường: ASEAN với 836 nghìn tấn, tăng 20%; Ấn Độ với 255 nghìn tấn, gấp 11,8 lần; Hàn Quốc với 85 nghìn tấn, gấp 3,6 lần… so với 3 quý/2021.

4. Nhập khẩu hàng hóa

Trị giá nhập khẩu hàng hóa trong tháng đạt 28,39 tỷ USD, giảm 8,6% (tương ứng giảm 2,67 tỷ USD) so với tháng trước. Nhập khẩu hàng hóa trong tháng giảm đều ở hầu hết tất cả các mặt hàng, trong đó giảm mạnh nhất ở 6 nhóm hàng chính: máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 430 triệu USD; máy móc thiết bị, phụ tùng giảm 410 triệu USD; than các loại giảm 248 triệu USD; kim loại thường khác giảm 230 triệu; dầu thô giảm 184 triệu USD; thức ăn gia súc và nguyên liệu giảm 162 triệu USD. Tổng trị giá giảm của 6 nhóm hàng này là 1,66 tỷ USD, chiếm 62% của 2,67 tỷ USD nhập khẩu giảm.

Tổng trị giá nhập khẩu hàng hóa của cả nước trong 3 quý/2022 đạt 275,58 tỷ USD, tăng 12,8%, tương ứng tăng 31,26 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, tăng mạnh nhất là máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 10,02 tỷ USD (tương ứng tăng 18,6%); xăng dầu các loại tăng 3,89 tỷ USD (tương ứng tăng 132%); than các loại tăng hơn 2,67 tỷ USD (tương ứng tăng 85%); Hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 2,61 tỷ USD, tương ứng tăng 23%; Nguyên phụ liệu dệt may, da giày tăng 2,08 tỷ USD, tương ứng tăng 11%; Dầu thô tăng 2,01 tỷ USD, tương ứng tăng 54%.  

Biểu đồ 2: Mức tăng nhập khẩu một số nhóm hàng 3 quý/2022 so với 3 quý/2021


Nguồn: Tổng cục Hải quan

Một số nhóm hàng nhập khẩu chính

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: trị giá nhập khẩu trong tháng là 6,71 tỷ USD, giảm 6% so với tháng trước. Tính chung, trị giá nhập khẩu nhóm hàng này trong 3 quý/2022 đạt 63,97 tỷ USD, tăng 18,6% so với cùng kỳ năm trước.

 Trong 3 quý/2022, nhập khẩu nhóm hàng này từ thị trường Trung Quốc là 18,74 tỷ USD, tăng 20,4%; từ Hàn Quốc là 18,27 tỷ USD, tăng 26%; từ Đài Loan với 8,78 tỷ USD, tăng 25%; từ Nhật Bản với 5,49 tỷ USD, tăng 33%… so với cùng kỳ năm 2021.

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác: trị giá nhập khẩu trong tháng đạt 3,72 tỷ USD, giảm 9,9% so với tháng trước. Tổng trị giá nhập khẩu nhóm hàng này trong 3 quý qua là 34,46 tỷ USD, giảm 1% so với cùng kỳ năm trước.

Trung Quốc tiếp tục là thị trường lớn nhất cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam trong 3 quý/2022 với trị giá là 18,73 tỷ USD, giảm nhẹ 0,3%; tiếp theo là các thị trường Hàn Quốc với 4,83 tỷ USD, tăng 2,8%; Nhật Bản với 3,2 tỷ USD, giảm 1,9% so với cùng kỳ năm trước.

Nhóm hàng nguyên phụ liệu phục vụ ngành dệt may, da, giày (bao gồm: bông, xơ sợi dệt, vải các loại, nguyên phụ liệu dệt, may, da, giầy): Trị giá nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng 9/2022 đạt 2,3 tỷ USD, giảm 2,8% so với tháng trước.

Tính chung 3 quý/2022, tổng trị giá nhập khẩu của nhóm hàng này đạt 21,7 tỷ USD, tăng 10,6%, tương ứng tăng 2,08 tỷ USD so với cùng  kỳ  năm 2021.

Trung Quốc là thị trường lớn nhất cung cấp nhóm hàng nguyên phụ liệu phục vụ ngành dệt may da giày cho Việt Nam trong 3 quý/2022, chiếm tỷ trọng 53%, với 11,07 tỷ USD, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm 2021, tương ứng tăng 945 triệu USD; tiếp theo là các thị trường: Đài Loan với 2,1 tỷ USD, tăng 13,3%; Hàn Quốc với 1,9 tỷ USD, tăng 2,2%; Hoa Kỳ với 1,56 tỷ USD, tăng 10,4%.

Điện thoại các loại và linh kiện: nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng đạt 1,92 tỷ USD, tăng 7,5% so với tháng trước. Tính trong 3 quý/2022, trị giá nhập khẩu nhóm hàng này đạt 15,79 tỷ USD, tăng 6,3% so với cùng kỳ năm 2021.

Trong 3 quý/2022, Hàn Quốc và Trung Quốc vẫn là 2 thị trường chính cung cấp điện thoại các loại và linh kiện cho Việt Nam với tổng trị giá đạt 14,5 tỷ USD, chiếm 91,9% tổng trị giá nhập khẩu của nhóm hàng này. Trong đó, nhập khẩu từ Hàn Quốc đạt 8,35 tỷ USD, tăng 16,3%; nhập khẩu từ Trung Quốc là 6,15tỷ USD, giảm 5,2%… so với cùng kỳ năm trước.

Ô tô nguyên chiếc các loại: Lượng ô tô nguyên chiếc các loại nhập khẩu về Việt Nam trong tháng là 18.303 chiếc, tương đương với lượng ô tô nhập khẩu của tháng trước. Tính đến hết quý 3/2022 lượng xe ô tô nguyên chiếc các loại nhập khẩu là 114.496 chiếc, tăng nhẹ 0,2% so với cùng kỳ năm trước.

Tính đến hết quý 3/2022, ô tô nguyên chiếc các loại nhập khẩu về Việt Nam chủ yếu là ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống với 92.716 chiếc, tăng 18,4%, tương ứng tăng 14.420 chiếc; tiếp theo là ô tô tải đạt 13.806 chiếc, giảm 46,6%, tương ứng giảm 12.037 chiếc; ô tô loại khác là 7.871 chiếc, giảm 20,2%, tương ứng giảm 1.996 chiếc so với cùng kỳ năm 2021. Riêng ô tô trên 9 chỗ ngồi, trong 3 quý/2022, Việt Nam chỉ nhập về 103 chiếc.

Ô tô nguyên chiếc các loại nhập khẩu về Việt Nam trong 3 quý/2022 chủ yếu có xuất xứ từ Thái Lan và In-đô-nê-xia, chiếm 75% tổng lượng nhập khẩu của cả nước. Trong đó: nhập khẩu từ Inđônêxia là 47.783 chiếc, tăng 40,7%; nhập khẩu từ Thái Lan là 44.850 chiếc, giảm 21,7% so với cùng kỳ năm 2021.

Xăng dầu các loại: trong tháng 9/2022, lượng xăng dầu các loại nhập khẩu đạt 628 nghìn tấn với trị giá là 616 triệu USD, tăng 34,8% về lượng và tăng 27,8% về trị giá so với tháng trước.

Tính đến hết quý III/2022, Việt Nam đã nhập khẩu 6,53 triệu tấn xăng dầu các loại, với trị giá là 6,83 tỷ USD, tăng 22,7% về lượng và tăng 131,8% về trị giá tương ứng tăng 3,88 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, lượng dầu diesel là 3,71 triệu tấn, tăng 4,1% và chiếm 57% lượng xăng dầu các loại nhập khẩu của cả nước; lượng xăng là 1,22 triệu tấn, tăng 74,1% và chiếm 20%; lượng nhiên liệu bay là 1,11 triệu tấn, tăng 123% và chiếm 17% lượng nhập khẩu xăng dầu của cả nước.

Lượng nhập khẩu xăng dầu các loại vào Việt Nam trong 9 tháng/2022 tăng ở thị trường Hàn Quốc và Trung Quốc. Cụ thể, nhập khẩu từ Hàn Quốc là 2,56 triệu tấn, tăng 91,6%; Trung Quốc là 627 nghìn tấn, tăng 130%; trong khi đó nhập khẩu từ Malaixia là 956 nghìn tấn, giảm 43,4%; Singapo là 960,5 nghìn tấn, giảm 1%.

Biểu đồ 3: Lượng xăng dầu các loại nhập khẩu về Việt Nam từ tháng 1 đến tháng 9/2022, so sánh với cùng kỳ năm 2021


Hóa chất và sản phẩm hóa chất: Nhập khẩu trong tháng giảm mạnh tuy nhiên tính chung lũy kế hết quý 3/2022 lại tăng cao.

Nhập khẩu nhóm hàng hóa chất và sản phẩm hóa chất trong tháng đạt 1,28 tỷ USD, giảm 14% so với tháng trước. Tuy nhiên, tính đến hết quý III/2022, nhập khẩu nhóm hàng này đạt 13,98 tỷ USD, tăng mạnh 22,9% tương ứng tăng 2,61 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.

Việt Nam chủ yếu nhập khẩu hóa chất và sản phẩm từ hóa chất của các thị trường: Trung Quốc đạt 5,4 tỷ USD, tăng 43% tương ứng tăng 1,63 tỷ USD; Đài Loan đạt 1,36 tỷ USD, tăng 12,7% tương ứng tăng 153 triệu USD; Hàn Quốc đạt 1,32 tỷ USD, giảm 2,94% tương ứng giảm 40 triệu USD so với cùng kỳ năm trước. Tính chung nhập khẩu từ ba thị trường này đã chiếm gần 60% nhập khẩu hóa chất và sản phẩm hóa chất của cả nước trong 9 tháng/2022.

TỔNG QUAN SỐ LIỆU THỐNG KÊ HẢI QUAN VỀ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU HÀNG HÓA THÁNG 9 VÀ 9 THÁNG 2022

Stt

Chỉ tiêu

Số sơ bộ

(A)

(B)

(C)

I

Xuất khẩu hàng hoá (XK)

 

1

I.1

Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá tháng 9/2022 (Triệu USD)

29.817

2

I.2

Tốc độ tăng/giảm kim ngạch xuất khẩu của tháng 9/2022 so với tháng 8/2022 (%)

-14,6

3

I.3

Tốc độ tăng/giảm kim ngạch xuất khẩu của tháng 9/2022 so với tháng 9/2021 (%)

9,9

4

I.4

Kim ngạch xuất khẩu 9 tháng/2022 (Triệu USD)

282.347

5

I.5

Tốc độ tăng/giảm kim ngạch xuất khẩu 9 tháng/2022 so với 9 tháng/2021 (%)

17,2

II

Nhập khẩu hàng hoá (NK)

 

6

II.1

Kim ngạch nhập khẩu hàng hoá tháng 9/2022 (Triệu USD)

28.388

7

II.2

Tốc độ tăng/giảm kim ngạch nhập khẩu của tháng 9/2022 so với tháng 8/2022 (%)

-8,6

8

II.3

Tốc độ tăng/giảm kim ngạch nhập khẩu của tháng 9/2022 so với tháng 9/2021 (%)

4,9

9

II.4

Kim ngạch nhập khẩu 9 tháng/2022 (Triệu USD)

275.583

10

II.5

Tốc độ tăng/giảm kim ngạch nhập khẩu 9 tháng/2022 so với 9 tháng/2021 (%)

12,8

III

Tổng kim ngạch XNK hàng hoá (XK+NK)

 

11

III.1

Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá tháng 9/2022 (Triệu USD)

58.205

12

III.2

Tốc độ tăng/giảm kim ngạch xuất nhập khẩu của tháng 9/2022 so với tháng 8/2022 (%)

-11,8

13

III.3

Tốc độ tăng/giảm kim ngạch xuất nhập khẩu của tháng 9/2022 so với tháng 9/2021 (%)

7,4

14

III.4

Kim ngạch xuất nhập khẩu 9 tháng/2022 (Triệu USD)

557.930

15

III.5

Tốc độ tăng/giảm kim ngạch xuất nhập khẩu 9 tháng/2022 so với 9 tháng/2021 (%)

15,0

IV

Cán cân Thương mại hàng hoá (XK-NK)

 

16

IV.1

Cán cân thương mại tháng 9/2022 (Triệu USD)

1.429

18

IV.2

Cán cân thương mại 9 tháng/2022 (Triệu USD)

6.763

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Dự kiến Bài Phân tích Tình hình xuất khẩu. nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong tháng 10 và 10 tháng năm 2022 sẽ được phổ biến từ ngày 8/11/2022.

 

Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Tổng cục Hải quan

Tin cũ hơn
  • Nhập khẩu máy tính và linh kiện điện tử tăng 18,58%
    9 tháng năm 2022, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng máy tính và linh kiện điện tử đạt trên 63,96 tỷ USD, tăng 18,58% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 23,21% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của cả nước.
  • Tháng 9/2022: xuất khẩu linh kiện phụ tùng ô tô giảm mạnh
    Mặc dù trong tháng 9/2022, xuất khẩu linh kiện và phụ tùng ô tô của Việt Nam đạt 259,03 triệu USD, giảm mạnh (62,71%) so với tháng trước và giảm 40,14% so với cùng kỳ năm trước. Nhưng 9 tháng năm 2022, tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng trên đạt 5,16 tỷ USD, tăng 15,03% so với cùng kỳ năm 2021
  • Xuất khẩu điện thoại và linh kiệnđạt trên 45 tỷ USD
    9 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu điện thoại và linh kiện của nước ta đạt 45,09 tỷ USD, tăng 9,93% so với cùng kỳ năm 2021 và chiếm trên 15,97% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước
  • Kim ngạch nhập khẩu linh kiện và phụ tùng ô tô đạt cao
    Việt Nam xuất siêu linh kiện phụ tùng ô tô đạt 172,3 triệu USD trong tháng 8 và xuất siêu hơn 1,1 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm nay (thấp hơn so với mức xuất siêu 1,14 tỷ USD của 8 tháng năm 2021).
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: duy.doanh@yahoo.com.vn
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 153/GP-TTĐT ngày 5 tháng 7 năm 2024 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 4.003.320