VITIC
Xuất nhập khẩu

Kim ngạch nhập khẩu linh kiện và phụ tùng ô tô đạt cao

04/08/2022 10:04

Việt Nam xuất siêu linh kiện phụ tùng ô tô đạt 172,3 triệu USD trong tháng 8 và xuất siêu hơn 1,1 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm nay (thấp hơn so với mức xuất siêu 1,14 tỷ USD của 8 tháng năm 2021).

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tháng 8/2022, nhập khẩu linh kiện, phụ tùng ô tô của Việt Nam đạt 522,4 triệu USD, tăng 7,28% so với tháng 7/2022 và tăng mạnh (53,63%) so với tháng 8/2021. Tính chung 8 tháng đầu năm 2022, tổng kim ngạch nhập khẩu linh kiện phụ tùng ô tô của cả nước đạt hơn 3,79 tỷ USD, tăng 11,37% so với cùng kỳ năm 2021, chiếm tỷ trọng 1,53% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của cả nước.

Trong khi đó, xuất khẩu linh kiện phụ tùng ô tô của nước ta trong tháng 8/2022 đạt 694,71 triệu USD, tăng 12,06% so với tháng trước và tăng 36,57% so với cùng kỳ năm 2021. Nâng tổng kim ngạch xuất khẩu linh kiện phụ tùng 8 tháng năm 2022 lên gần 4,9 tỷ USD, tăng 9,26% so với cùng kỳ năm 2021.

Như vậy, Việt Nam xuất siêu linh kiện phụ tùng ô tô đạt 172,3 triệu USD trong tháng 8 và xuất siêu hơn 1,1 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm nay (thấp hơn so với mức xuất siêu 1,14 tỷ USD của 8 tháng năm 2021).

Hàn Quốc thị trường cung cấp linh kiện phụ tùng ô tô hàng đầu vào Việt Nam

Trong 8 tháng đầu năm nay, Việt Nam nhập khẩu linh kiện phụ tùng ô tô chủ yếu từ các thị Hàn Quốc, Trung Quốc, ASEAN, Nhật Bản... Trong đó, nhập khẩu nhiều nhất từ thị trường Hàn Quốc với trị giá hơn 1 tỷ USD, tăng 14,41% so với cùng kỳ năm 2021; chiếm tỷ trọng 26,42% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước (tăng so với tỷ trọng 25,71% của cùng kỳ năm 2021).

Trung Quốc là thị trường cung cấp lớn thứ hai với kim ngạch 8 tháng năm 2022 đạt 867,08 triệu USD, tăng 38,65% so với cùng kỳ năm 2021; chiếm tỷ trọng 22,87% tổng kim ngạch nhập khẩu linh kiện phụ tùng ô tô của cả nước (tăng so với tỷ trọng 18,37% của 8 tháng năm 2021).

Thị trường lớn thứ ba cung cấp linh kiện phụ tùng ô tô cho Việt Nam là ASEAN chiếm tỷ trọng 21,05% tương đương trị giá đạt 798,09 triệu USD, giảm 3,11% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, Thái Lan là thị trường cung cấp lớn nhất trong khối ASEAN đạt hơn 629 triệu USD, chiếm tỷ trọng 78,8% tổng kim ngạch xuất khẩu sang khối thị trường này.

Tiếp đến là các thị trường: Nhật Bản chiếm tỷ trọng 15,19%; Ấn Độ chiếm 5,78%; EU-27 chiếm 1,83%; Hoa Kỳ chiếm 0,78%; Nga chiếm 0,41%...
Đáng chú ý, nhập khẩu linh kiện phụ tùng ô tô từ thị trường Nga tăng cao so với cùng kỳ năm trước (tháng 8 tăng 5.766,2% và 8 tháng tăng 842,77%).

Thị trường cung cấp linh kiện phụ tùng ô tô tháng 8/2022

Thị trường
cung cấp

Tháng 8/2022
(Nghìn USD)

So với
T7/2022 (%)

So với
T8/2021 (%)

Tỷ trọng
T8/2022 (%)

Tỷ trọng
T8/2021 (%)

Tổng

522.412,70

7,28

53,63

100,00

100,00

Hàn Quốc

122.196,28

1,76

39,33

23,39

25,79

Trung Quốc

111.932,67

0,57

76,01

21,43

18,70

ASEAN

118.390,66

14,06

59,23

22,66

21,87

Thái Lan

93.268,78

16,66

54,01

17,85

17,81

Indonesia

20.606,58

9,71

92,54

3,94

3,15

Malaysia

2.847,08

11,4

60,62

0,54

0,52

Philippines

1.668,21

-33,48

26,62

0,32

0,39

Nhật Bản

83.845,15

7,58

107,5

16,05

11,88

Ấn Độ

33.212,21

17,37

37,34

6,36

7,11

EU-27

6.778,41

20,33

-64,13

1,30

5,56

Đức

4.820,02

15,71

-65,35

0,92

4,09

Hà Lan

727,42

2.635,19

-82,72

0,14

1,24

Italy

865,32

32,83

50,02

0,17

0,17

Tây Ban Nha

365,65

-53,67

83,98

0,07

0,06

Hoa Kỳ

4.068,71

-33,46

32,63

0,78

0,90

Nga

6.479,58

71,21

5.766,2

1,24

0,03

Thổ Nhĩ Kỳ

1.948,21

69,85

78,72

0,37

0,32

Nguồn: Tính toán từ số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan

Thị trường cung cấp linh kiện phụ tùng ô tô 8 tháng đầu năm 2022

Thị trường
cung cấp

8 tháng 2022
(Nghìn USD)

So với
8T/2021 (%)

Tỷ trọng
8T/2022 (%)

Tỷ trọng
8T/2021 (%)

Tổng

3.791.919,53

11,37

100,00

100,00

Hàn Quốc

1.001.680,76

14,41

26,42

25,71

Trung Quốc

867.077,28

38,65

22,87

18,37

ASEAN

798.085,93

-3,11

21,05

24,19

Thái Lan

629.022,98

-2,23

16,59

18,90

Indonesia

122.403,99

-11,33

3,23

4,05

Malaysia

34.104,60

29,29

0,90

0,77

Philippines

12.554,37

-21,28

0,33

0,47

Nhật Bản

575.927,80

9,91

15,19

15,39

Ấn Độ

219.105,54

17,26

5,78

5,49

EU-27

69.363,96

-45

1,83

3,70

Đức

39.080,44

-45,26

1,03

2,10

Hà Lan

21.273,50

-51,25

0,56

1,28

Italy

4.711,89

-14,23

0,12

0,16

Tây Ban Nha

4.298,12

-23,1

0,11

0,16

Hoa Kỳ

29.537,24

18,64

0,78

0,73

Nga

15.658,11

842,77

0,41

0,05

Thổ Nhĩ Kỳ

6.292,70

51,53

0,17

0,12

Brazil

68,12

-95,57

0,002

0,05

Belarus

44,88

-84,61

0,001

0,01

Nguồn: Tính toán từ số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan

Nhìn chung, để ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô phát triển, giảm phụ thuộc vào nhập khẩu thì Việt Nam vẫn cần chú trọng đầu tư nguồn lực, nhất là nhân tố con người.

Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô trong nước để giảm phụ thuộc vào nhập khẩu

Thực tế trên cho thấy, năng lực sản xuất của ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam còn thấp, thể hiện rõ qua 3 yếu tố chính đó là vốn, công nghệ, và kinh nghiệm. Kết quả là chưa đáp ứng được yêu cầu chất lượng sản phẩm, giá và tiến độ giao hàng. Hơn nữa, Việt Nam chưa có đầy đủ hạ tầng cần thiết để phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô, từ đó, gây trở ngại cho các nhà sản xuất sản phẩm hỗ trợ toàn cầu muốn đầu tư hoặc liên kết đầu tư. Các yếu tố khác bất lợi cho công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam là tình trạng thiếu nguyên liệu, công nghệ khuôn mẫu kém phát triển...

Xuất phát điểm các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam thấp, chủ yếu tập trung vào lĩnh vực dịch vụ, chưa đảm nhận tốt vai trò của hệ thống này, đặc biệt trong công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô là ngành thâm dụng vốn và kỹ thuật. Phần lớn các doanh nghiệp sản xuất linh kiện phụ tùng ô tô ở Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu của chuỗi sản xuất toàn cầu và khách hàng. Cùng với đó, nguồn lực đầu tư và hỗ trợ của Nhà nước cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ nói chung và công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô nói riêng chưa đủ mạnh và hiệu quả, chưa tương xứng với quy mô và vai trò của ngành này.

Bên cạnh đó, các chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ còn chậm được ban hành và chưa đồng bộ, nhất quán mặc dù quan điểm của Đảng và Nhà nước đã xác định vai trò, vị trí của công nghiệp hỗ trợ trong phát triển kinh tế. Quản lý nhà nước về công nghiệp hỗ trợ còn yếu, công nghiệp hỗ trợ chưa được xác định trong hệ thống thống kê quốc gia; chưa có tiêu chuẩn quốc gia về công nghiệp hỗ trợ, chưa có cơ sở dữ liệu về công nghiệp hỗ trợ. Trong khi đó, các chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài còn chưa tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước phát triển, tham gia vào chuỗi sản xuất toàn cầu của các tập đoàn đa quốc gia. Mối liên kết giữa doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ với các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô còn lỏng lẻo, đặc biệt là với các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài. Hơn nữa, chất lượng nguồn nhân lực thấp. Công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao. Trong khi đó, nội dung đào tạo tại các trường kỹ thuật lạc hậu, không gắn với thực  tiễn sản xuất, cùng với sự mất cân đối trong phát triển kinh tế tạo ra tâm lý lao động xã hội chỉ quan tâm đến các ngành thương mại và dịch vụ khiến nguồn nhân lực cho phát triển công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ thiếu cả về lượng và chất.


 

Nguồn: Phòng TTCN

Tin cũ hơn
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: duy.doanh@yahoo.com.vn
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 121/GP-TTĐT ngày 16 tháng 7 năm 2019 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 3.177.863