VITIC
THỊ TRƯỜNG - NGÀNH HÀNG

Tháng 9/2022: Xuất khẩu nguyên liệu nhựa giảm mạnh

19/09/2022 10:29

Ngành nhựa là một trong những ngành công nghiệp có tăng trưởng cao nhất Việt Nam. Hiện nay, các sản phẩm nhựa của Việt Nam đang có mặt tại gần 160 thị trường trên thế giới.Tuy nhiên, xuất khẩu nguyên liệu nhựa của Việt Nam trong thời gian gần đây có xu hướng chậm lại.

Theo số liệu thống kê, tháng 9/2022, kim ngạch xuất khẩu nguyên liệu nhựa của Việt Nam đạt 136,25 triệu USD, giảm 35,68% so với tháng trước; còn so với cùng kỳ năm 2021 giảm 37,67%. Tính đến hết 9 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu nguyên liệu nhựa đạt 1,78 tỷ USD, tăng 8,06% so với cùng kỳ năm 2021.

Trị giá xuất khẩu nguyên liệu nhựa - (Đvt: Triệu USD)

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan

Tháng 9/2022, Trung Quốc là thị trường chính xuất khẩu nguyên liệu nhựa đạt trị giá cao nhất 23,80 triệu USD, giảm 60,38% so với tháng trước, so với cùng kỳ năm 2021 tăng 1,63%. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu nguyên liệu nhựa sang thị trường này đạt 269,51 triệu USD, tăng 19,66% so với cùng kỳ năm 2021 và chiếm 15,12% tỷ trọng xuất khẩu mặt hàng này.

Inđônêsia là thị trường đứng thứ hai đạt 22,94 triệu USD, giảm 30,74% so với tháng trước, so với cùng kỳ năm 2021 giảm 12,26%. chiếm 28,35% tỷ trọng xuất khẩu mặt hàng này. 9 tháng năm 2022, xuất khẩu nguyên liệu nhựa sang thị trường này dẫn đầu với trị giá đạt 319,61 triệu USD, tăng 40,15% so với cùng kỳ năm 2021. Tiếp theo là các thị trường Ấn Độ, Nhật Bản và Thái Lan…

Thị trường xuất khẩu nguyên liệu nhựa của Việt Nam trong tháng 9 và 9 tháng năm 2022

Thị trường xuất khẩu

Tháng 9/2022
(Triệu USD)

So với T8/2022
(%)

So với T9/2021
(%)

9T2022
(Triệu USD)

So với 9T2021
(%)

Tỷ trọng XK 9T2022
(%)

Trung Quốc (Đại lục)

23,80

-60,38

1,63

269,51

19,66

15,12

Indonesia

22,94

-30,74

-12,26

319,61

40,15

17,93

Ấn Độ

12,81

-11,65

-67,62

181,67

-2,40

10,19

Nhật Bản

8,59

-36,65

-16,16

118,53

46,32

6,65

Thái Lan

6,52

-0,24

29,23

73,38

29,85

4,12

Malaysia

5,35

29,22

54,00

36,57

11,21

2,05

Italy

4,76

-13,14

20,30

64,21

28,64

3,60

Đài Loan (Trung Quốc)

3,28

-31,18

-30,94

38,83

26,08

2,18

Bangladesh

3,20

21,15

-48,40

33,14

-31,73

1,86

Campuchia

3,13

-35,28

-12,17

34,61

60,41

1,94

Philippines

2,18

-48,57

-7,25

31,09

-17,18

1,74

Hàn Quốc

2,06

-7,79

15,63

25,40

16,49

1,42

Myanmar

0,84

12,81

32,42

10,63

11,79

0,60

Canada

0,83

-46,44

115,87

14,36

272,65

0,81

Australia

0,67

-26,39

-22,14

7,24

11,31

0,41

Singapore

0,49

-27,88

71,96

4,14

54,93

0,23

Nigeria

0,46

33,90

-76,66

4,70

-44,34

0,26

Nam Phi

0,44

-56,27

11,69

9,21

1,46

0,52

Thổ Nhĩ Kỳ

0,36

110,63

-95,53

19,45

-65,58

1,09

Sri Lanka

0,36

45,47

-74,55

6,18

-38,78

0,35

Bờ Biển Ngà

0,33

63,61

-11,05

3,07

38,79

0,17

Hồng Kông (Trung Quốc)

0,26

-75,56

-80,60

9,59

12,37

0,54

Pê Ru

0,05

-88,61

-98,72

4,94

-77,01

0,28

*TỔNG CHUNG

136,25

-35,68

-37,67

1.782,28

8,06

100,00

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan

Mặc dù triển vọng xuất khẩu của ngành nhựa Việt Nam trong đó có xuất khẩu nguyên liệu nhựa nói riêng được hỗ trợ tích cực bởi các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã tham gia, nhưng ngành nhựa Việt Nam vẫn đối mặt với những hạn chế tới từ thị trường xuất khẩu. Cụ thể như xu hướng chuyển dịch sang sử dụng bao bì thân thiện với môi trường tại châu Âu ngày một lan rộng.

Bên cạnh đó là sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, vì nguyên liệu đầu vào chính của ngành nhựa là các bột nhựa và hạt nhựa PE, PP, PVC, PS và PET, được sản xuất chủ yếu từ dầu, khí, than.

Trong đó 75%-80% nguyên liệu và phụ liệu đầu vào phục vụ cho hoạt động sản xuất nhựa phải nhập khẩu do nguồn cung trong nước hiện nay chỉ có thể đáp ứng khoảng 1 triệu tấn nguyên phụ liệu (chủ yếu là nhựa PVC, PET và PP); đặc biệt thiếu nguồn cung nguyên liệu nhựa tái sinh và công nghiệp hỗ trợ ngành nhựa chưa phát triển.

Chi phí cho nguyên liệu chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu chi phí của ngành nhựa. Tuy nhiên, các công ty nhựa Việt Nam không thể chủ động nguồn cung cấp trong nước. Tình trạng này dẫn đến việc các công ty nhựa phải duy trì tồn kho nguyên liệu lớn để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh không bị gián đoạn.

Kéo theo đó là chi phí tài chính gia tăng, cộng thêm rủi ro về thay đổi tỷ giá và giá dầu thế giới. Hạn chế này là đặc điểm chung của cả ngành nhựa Việt Nam và khó có thể thay đổi trong vài năm tới. Ngoài ra, lượng lớn nguyên liệu đầu vào phải nhập khẩu sẽ khiến các công ty xuất khẩu sản phẩm nhựa khó tận dụng được ưu đãi thuế do những quy định liên quan đến xuất xứ hàng hóa.

Đáng lưu ý, các sản phẩm nhựa Việt Nam hầu hết nằm ở phân khúc tầm thấp nên các công ty quy mô nhỏ và vừa (chiếm hơn 90% trong tổng số 2.000 công ty nhựa) thường ít chú trọng đến việc đầu tư công nghệ, máy móc hiện đại. Bên cạnh đó, các công ty vừa và nhỏ thường gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay do những hạn chế về tài sản đảm bảo, chi phí lãi vay cao…

Chỉ có một số rất ít các công ty có quy mô sản xuất lớn chịu đầu tư chuyên sâu và có những sản phẩm đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu ngày càng cao của người tiêu dùng. Điều này khiến sức cạnh tranh của sản phẩm nhựa Việt Nam trên thị trường không lớn, đặc biệt là những sản phẩm nhựa gia dụng.


 

Nguồn: Phòng TTCN

Tin cũ hơn
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: duy.doanh@yahoo.com.vn
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 121/GP-TTĐT ngày 16 tháng 7 năm 2019 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 3.165.889