VITIC
THỊ TRƯỜNG - NGÀNH HÀNG

Việt Nam nhập khẩu linh kiện, phụ tùng ô tô đạt 4,29 tỷ USD

13/09/2022 10:23

Việt Nam vẫn phải nhập khẩu hầu hết các sản phẩm công nghệ hỗ trợ có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao thuộc nhóm ngành sản xuất ô tô, đặc biệt là các bộ phận, linh kiện quan trọng.

Theo tính toán từ Tổng cục Thống kê, trong tháng 9/2022, kim ngạch nhập khẩu linh kiện và phụ tùng ô tô các loại của Việt Nam đạt 504,83 triệu USD, giảm 3,37% so với tháng trướcnhưng tăng mạnh 54,51% so với cùng kỳ năm 2021. Cộng dồn 9 tháng đầu năm nay, tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của cả nước đạt 4,29 tỷ USD, tăng 15,23% so với cùng thời điểm năm 2021.

Tính trong 9 tháng năm 2022, Việt Namchủ yếu nhập khẩu linh kiện phụ tùng ô tô từ các thị trường quen thuộc như Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản... Trong đó, Hàn Quốc là thị trường chủ đạo với trị giá nhập khẩu1,12tỷ USD, tăng 16,07% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm tỷ trọng lên đến 26,12% tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước.

Trung Quốc là thị trường cung cấp lớn thứ hai với kim ngạch trong9 tháng đầu năm đạt 963,77 triệu USD, tăng 40,85% so với cùng kỳ và chiếm tỷ trọng 22,41% tổng kim ngạch nhập khẩu linh kiện phụ tùng ô tô của cả nước.

Đáng chú ý, từ đầu năm đến nay, Việt Nam đã tăng cường nhập khẩu linh kiện, phụ tùng ô tô từ thị trường Nga. Theo đó, tổng kim ngạch nhập khẩu trong 9 tháng đầu năm 2022 đạt 24,71 triệu USD, tăng trên 1 nghìn% so với cùng kỳ năm trước, bất chấp những khủng hoảng từ cuộc xung đột Nga - Ukaire. Tuy nhiên, tỷ trọng nhập khẩu linh kiện phụ tùng ô tô từ thị trường này hiện chỉ chiếm có 0,57% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước.

Thị trường cung cấp linh kiện phụ tùng ô tô tháng 9 và 9 tháng năm 2022

Thị trường nhập khẩu

Tháng 9/2022
(Triệu USD)

So với T
8/2022 (%)

So với
T9/2021 (%)

9T2022
(Triệu USD)

So với
9T2021 (%)

Tỷ trọng NK 9T2022 (%)

Hàn Quốc

120,18

-1,65

30,64

1.122,98

16,07

26,12

Trung Quốc (Đại lục)

95,29

-14,87

61,78

963,77

40,85

22,41

Thái Lan

86,18

-7,60

99,47

715,48

4,21

16,64

Nhật Bản

62,71

-25,20

85,88

638,73

14,52

14,85

Ấn Độ

38,03

14,50

51,58

257,30

21,40

5,98

Indonesia

23,43

13,68

154,15

145,83

-0,97

3,39

Nga

9,05

39,63

24,71

1.387,38

0,57

Hà Lan

5,17

610,75

-58,07

26,44

-52,75

0,61

Hoa Kỳ

3,95

-2,95

1,17

33,45

16,14

0,78

Malaysia

3,84

34,99

99,24

37,96

34,08

0,88

Đức

3,70

-23,22

-64,47

42,78

-47,70

1,00

Thổ Nhĩ Kỳ

1,73

-11,34

64,50

8,02

54,22

0,19

Philippines

1,55

-6,92

16,88

14,16

-18,04

0,33

Italy

0,58

-32,70

17,27

5,29

-11,61

0,12

Tây Ban Nha

0,14

-61,81

35,77

4,44

-22,04

0,10

Belarus

0,00

0,05

-82,87

0,00

Brazil

0,00

0,07

-95,37

0,00

*TỔNG CHUNG

504,83

-3,37

54,51

4.299,85

15,23

100,00

Nguồn: Tính toán từ số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan

Trong số những chủng loại linh kiện, phụ tùng ô tô nhập về Việt Nam 5 tháng đầu năm 2022, chủng loại đứng đầu về kim ngạch là bộ phận và phụ tùng của xe có động cơ thuộc các nhóm từ 87.01 đến 87.05 (mã HS 8708) chiếm khoảng 50% tổng kim ngạch nhập khẩu linh kiện của cả nước; Tiếp theo là lốp cao su bơm hơi (mã HS 4011) đạt kim ngạch nhập khẩu lớn thứ hai và động cơ đốt trong kiểu piston chuyển động tịnh tiến hoặc kiểu piston chuyển động quay tròn, đốt cháy bằng tia lửa điện (mã HS 8407)…

Trước bối cảnh công nghiệp hỗ trợ Việt Nam dù đã đạt được một số thành tích đáng kể nhưng vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức từ những vấn đề chính trị - xã hội trên thế giới, cộng thêm việc, các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam chủ yếu vẫn là linh kiện và chi tiết đơn giản với hàm lượng công nghệ trung bình và thấp.

Mới đây, theo Thông tư số 11/2022/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ vừa ban hành, Thông tư này đã bãi bỏ 3 văn bản quy phạm pháp luật do Bộ này ban hành quy định về phương pháp xác định tỷ lệ nội địa hóa đối với ô tô.

Cụ thể, bãi bỏ Quyết định số 28/2004/QĐ-BKHCN ngày 1/10/2004 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về phương pháp xác định tỷ lệ nội địa hóa đối với ô tô; Quyết định số 05/2005/QĐ-BKHCN ngày 11/5/2005 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 28/2004/QĐ-BKHCN và bãi bỏ Thông tư số 05/2012/TT-BKHCN ngày 12/3/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc sửa đổi, bổ sung Điều 1 Quyết định số 05/2005/QĐ-BKHCN.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, các văn bản quy phạm pháp luật trên không còn phù hợp với thực tiễn phát triển của ngành công nghiệp ô tô, bởi Việt Nam hiện vẫn sử dụng cách tính tỷ lệ nội địa hóa theo cụm chi tiết được sản xuất trong nước. Trong khi đó, các nước ASEAN lại tính theo tổng giá trị của từng chi tiết cộng lại để hưởng ưu đãi thuế theo Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA).

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã ký kết các Hiệp định thương mại CPTPP, EVFTA… nên các chênh lệch về thuế suất nhập khẩu xe nguyên chiếc và bộ linh kiện không còn nên cần bãi bỏ, sửa đổi các quy định liên quan để phù hợp với tình hình thực tế. 

Việc bãi bỏ các quy định trên không chỉ đảm bảo sự thống nhất của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật mà còn đáp ứng nhu cầu thực tiễn, phù hợp với tiêu chuẩn chung của khu vực và quốc tế.


 

Nguồn: Phòng TTCN

Tin cũ hơn
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: duy.doanh@yahoo.com.vn
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 121/GP-TTĐT ngày 16 tháng 7 năm 2019 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 3.199.969