VITIC
THỊ TRƯỜNG - NGÀNH HÀNG

Phát huy vai trò của thị trường nội địa trong bối cảnh dịch Covid-19

23/07/2021 09:34

Giữ vững thị trường trong nước thực sự là bệ đỡ cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, ngành phân phối là là việc làm cần thiết trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến khó lường, ảnh hưởng toàn diện, sâu rộng đến tất cả các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam.

Là một trong những đơn vị đóng vai trò quan trọng với thành công của Cuộc vận động, trong hơn 10 năm qua, Bộ Công Thương đã luôn đồng hành với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để vận động mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội ưu tiên dùng hàng Việt Nam và tích cực đầu tư, sản xuất, cung ứng sản phẩm, hàng hóa có chất lượng cao.

Thời gian qua, thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị về triển khai Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” với cơ quan đầu mối là Ban chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động (Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam), Bộ Công Thương với vai trò là đơn vị nòng cốt đã có nhiều Chương trình, Đề án hưởng ứng Cuộc vận động, qua đó, góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng hàng Việt Nam.

Theo Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương, bên cạnh việc từng bước chiếm được lòng tin của người tiêu dùng, Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Có thể nói, việc triển khai các Chương trình, Đề án cùng với các hoạt động kết nối cung cầu, kích cầu tiêu dùng hàng nội địa để thực hiện Cuộc vận động đã góp phần tăng tổng mức bán lẻ hàng năm, giúp phát triển thị trường trong nước. Từ đó đưa ra các giải pháp tổ chức hiệu quả hệ thống phân phối, thiết lập các chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng hàng hóa thông suốt, tạo mối liên kết chặt chẽ giữa các chủ thể trong thị trường với nhau, từ người sản xuất đến người tiêu dùng, từ trung ương đến địa phương, từ doanh nghiệp đến cơ quan quản lý nhà nước, nhằm đưa hàng hóa có chất lượng từ nhiều khu vực, vùng miền khác nhau đến tận tay người tiêu dùng tại địa phương và thu hút hàng hóa nông sản, đặc sản tại địa phương đến các tỉnh, thành phố khác.

Bên cạnh đó, giúp duy trì, tăng tỷ trọng hàng Việt Nam tại hệ thống phân phối trong nước. Với việc tuyên truyền, quảng bá cho hàng Việt, trong hệ thống siêu thị của một số doanh nghiệp trong nước, hàng hoá sản xuất trong nước vẫn chiếm tỷ trọng lớn từ 80% - 90%.

Hệ thống phân phối đã được phát triển mạnh mẽ, không ngừng cải tiến, đa dạng hóa, từ đó mang đến một diện mạo mới cho ngành bán lẻ Việt Nam.

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đã và đang ảnh hưởng toàn diện, sâu rộng đến tất cả các quốc gia trên thế giới. Là một quốc gia có nền kinh tế hội nhập, độ mở lớn, Việt Nam cũng đã và đang chịu nhiều tác động, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, gây gián đoạn chuỗi cung ứng và lưu chuyển thương mại, thu hẹp thị trường xuất khẩu. Vì vậy, giữ vững thị trường trong nước thực sự là bệ đỡ cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong nước; ngành phân phối là một trong những động lực để phát triển kinh tế.

Các Đề án, Chương trình được triển khai cũng đã khẳng định vai trò quan trọng của thị trường trong nước, đặc biệt là trong bối cảnh của dịch bệnh Covid-19. Các tổ chức quốc tế như WB, IMF, ADB… đều đặc biệt đánh giá cao vai trò của thị trường trong nước tại Việt Nam trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 nghiêm trọng như vừa qua. Nhờ đó, hàng hóa trong nước vẫn được sản xuất, lưu thông thường xuyên, không những đủ đáp ứng cho thị trường trong nước, bảo đảm nhu cầu cho người dân mà còn xuất khẩu ra các quốc gia trên thế giới.

Đáng chú ý, nhận thức về thói quen và hành vi tiêu dùng hàng Việt của người tiêu dùng đã có thay đổi với 88% người tiêu dùng cho biết họ quan tâm đến cuộc vận động; 67% người “Tự xác định khi mua hàng hóa sẽ ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Đó chính là điều kiện thuận lợi để thực hiện hiệu quả các giải pháp cân đối cung cầu, nhất là đối với các mặt hàng thiết yếu, không còn hiện tượng sốt giá, cháy hàng vào các dịp lễ, Tết, mùa vụ, đặc biệt là bảo đảm cung ứng hàng hóa thiết yếu, hàng hóa chống dịch (khẩu trang tại hơn 5.000 điểm bán, nước rửa tay, chất tẩy rửa, kit phát hiện bệnh…) đã được sản xuất và phân phối phục vụ đầy đủ nhu cầu của gần 100 triệu người dân trong thời kỳ bùng phát dịch Covid 19.

Theo đó, Để tiếp tục triển khai Cuộc vận động trong giai đoạn tiếp theo, ngày 19 tháng 5 năm 2021, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 03-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong tình hình mới, trong đó đã nêu rõ: “Tập trung triển khai Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2021-2025” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 386/QĐ-TTg ngày 17/3/2021; sớm xây dựng, trình Chính phủ phê duyệt Đề án thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam trực tiếp tham gia mạng phân phối nước ngoài giai đoạn 2021-2030”a là một trong những nhiệm vụ trọng tâm để đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động.

Trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục tăng cường triển khai có hiệu quả Chỉ thị số 03-CT/TW của Ban Bí thư nêu trên; Kế hoạch tăng cường triển khai Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” năm 2021 (tại Quyết định số 373/QĐ-BCT ngày 04 tháng 02 năm 2021) và các chương trình phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động trong giai đoạn mới hội nhập kinh tế quốc tế, vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội, trong đó đặc biệt là Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động giai đoạn 2021-2025” với các nội dung đẩy mạnh các hoạt động thông tin, tuyên truyền về Cuộc vận động và các nội dung “Tự hào hàng Việt Nam”, “Tinh hoa hàng Việt Nam” nhằm quảng bá cho hàng Việt Nam có chất lượng và các doanh nghiệp Việt Nam uy tín, sản xuất xanh, áp dụng truy xuất nguồn gốc và an toàn thực phẩm, khuyến khích các doanh nghiệp trong nước tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ, mở rộng kênh phân phối hàng Việt, từ đó nâng cao nhận thức về thói quen và hành vi tiêu dùng hàng Việt Nam của người tiêu dùng Việt Nam.
 

Nguồn: Moit.gov
Link nguồn

Tin cũ hơn
  • Nâng cao hiểu biết và hạn chế nguy cơ trong phòng vệ thương mại
    Thời gian qua, dù đã tích lũy được năng lực và kinh nghiệm về phòng vệ thương mại, nhưng hiện còn rất nhiều doanh nghiệp mức độ hiểu biết, kinh nghiệm về biện pháp này vẫn rất hạn chế. Đây là một thách thức rất lớn trong bối cảnh xu hướng bảo hộ gia tăng trong bối cảnh hội nhập của nền kinh tế.
  • Bản tin Nhựa và Hóa chất số tuần 29 năm 2021
    Kim ngạch nhập khẩu hóa chất của Việt Nam tháng 6/2021 giảm...% so với tháng 5/2021. 6 tháng đầu năm 2021, kim ngạch nhập khẩu hóa chất tăng....% so với cùng kỳ năm 2020. Kim ngạch nhập khẩu hóa chất tháng 6/2021 từ các thị trường chính..., trong đó từ thị trường...giảm mạnh; nhập khẩu từ thị trường Singapore, ARập Xêút... so với tháng 5/2021.Thông tin phân tích
  • Hàng Việt ngày càng tự tin tiếp cận thị trường mới
    Dịch Covid-19 là thời điểm cho các doanh nghiệp Việt khẳng định được chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng tại thị trường trong nước và mở ra nhiều cơ hội cho hàng Việt tiếp cận thị trường mới thông qua thương mại điện tử xuyên biên giới.
  • Hướng dẫn doanh nghiệp tại TPHCM có ca mắc COVID-19 ứng phó với dịch
    Nếu cơ sở sản xuất, doanh nghiệp phát hiện trường hợp mắc COVID-19, cần cách ly ngay tại chỗ và thông báo cho cơ quan y tế, để chuyển cách ly, điều trị và thực hiện khoanh vùng, khử khuẩn theo quy định.
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: duy.doanh@yahoo.com.vn
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 121/GP-TTĐT ngày 16 tháng 7 năm 2019 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 3.165.927