VITIC
THỊ TRƯỜNG - NGÀNH HÀNG

Hướng dẫn doanh nghiệp tại TPHCM có ca mắc COVID-19 ứng phó với dịch

22/07/2021 09:23

Nếu cơ sở sản xuất, doanh nghiệp phát hiện trường hợp mắc COVID-19, cần cách ly ngay tại chỗ và thông báo cho cơ quan y tế, để chuyển cách ly, điều trị và thực hiện khoanh vùng, khử khuẩn theo quy định.


Tổ công tác Bộ Y tế khảo sát doanh nghiệp có nhiều ca nhiễm COVID-19 ở TP. Thủ Đức

Để ứng phó với trường hợp xuất hiện nhiều ca nhiễm COVID-19, ngày 21/7, Tổ công tác của Bộ Y tế đã có nhiều tư vấn, hướng dẫn cho các doanh nghiệp ở TPHCM.

Có mặt tại doanh nghiệp vừa ghi nhận nhiều ca nhiễm nhất tại Khu chế xuất Linh Trung 2, TP. Thủ Đức, ngày 21/7, Tổ công tác của Bộ Y tế đã đưa ra nhiều giải pháp quan trọng.

PGS.TS Nguyễn Văn Sơn, Phó Viện trưởng Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường, thành viên Tổ công tác của Bộ Y cho biết, doanh nghiệp cần phải quyết liệt khống chế. Trước tiên, phải tách toàn bộ ca nhiễm để cách ly, điều trị. Cùng với đó, cách ly F1 nghiêm ngặt.

Theo lãnh đạo doanh nghiệp này, đơn vị có hơn 400 lao động đăng ký làm việc trong bối cảnh dịch bệnh. Từ ngày 15-19/7, thông qua xét nghiệm đã phát hiện 87 ca nhiễm COVID-19. Những ca này đã được đưa đi cách ly theo dõi sức khỏe. Doanh nghiệp tạm thời dừng hoạt động để ứng phó với dịch.

Từ thực tế, ông Sơn nhận định và đưa ra giải pháp, do ở chung, vệ sinh chung, ăn chung, 87 ca dương tính lại rải rác trong tất cả các phân xưởng nên nguy cơ lây nhiễm rộng hơn là rất cao. Doanh nghiệp phải tức tốc yêu cầu người lao động nghiêm túc thực hiện 5K, phân xưởng nào ở yên phân xưởng đó, không để xảy ra hoang mang, lo lắng với người lao động.

Đại diện Trung tâm y tế TP. Thủ Đức cũng cho biết, cần phải xét nghiệm lại các trường hợp F1 và F2. Nếu ai có kết quả âm tính thì có thể cách ly tại nhà.

Khi doanh nghiệp khống chế được dịch và hoạt động trở lại, PGS.TS Nguyễn Văn Sơn nhấn mạnh, doanh nghiệp phải có đầy đủ kế hoạch, cam kết phòng dịch. Các trường hợp F1, F2 sau 14 ngày tiếp theo, các xét nghiệm RT-PCR đều âm tính thì có thể đi làm trở lại.

Tại nhiều doanh nghiệp khác trong Khu chế xuất Linh Trung 2 xuất hiện lẻ tẻ vài ca nhiễm, các trường hợp F1 cũng đã thực hiện cách ly tại phòng riêng ở doanh nghiệp. Đối với trường hợp này, ông Sơn tư vấn cho Ban quản lý Khu chế xuất Linh Trung 2 có thể để doanh nghiệp hoạt động, vì đã bóc tách ca nhiễm, cách ly F1 và đã có xét nghiệm âm tính.

Tuy nhiên, Ban quản lý cần phối hợp giám sát chặt chẽ và kế hoạch phòng, chống dịch phải được chuẩn bị chi tiết, phân công cụ thể nhiệm vụ từng cá nhân trong tổ COVID-19.

Tại doanh nghiệp sản xuất hàng thiết yếu nhưng vẫn sử dụng xe đưa đón lao động từ chỗ ở đến chỗ làm, ông Sơn đặc biệt lưu ý doanh nghiệp, phải kiểm soát chặt chẽ cả thời gian công nhân về chỗ nghỉ và khi lên xe đưa đón theo thứ tự, phải bảo đảm đầy đủ hướng dẫn 5K. Đồng thời, định kỳ tổ chức xét nghiệm, khi phát hiện có ca nhiễm, phải kích hoạt phương án phòng, chống dịch đã lập sẵn.
 

Nguồn: Báo điện tử Chính phủ
Link nguồn

Tin cũ hơn
  • Cung ứng hàng hóa của TP. Hồ Chí Minh đang dần ổn định
    Hiện tại, lượng hàng cung ứng cho TP. Hồ Chí Minh đã tương đối ổn định, nhưng giá một số mặt hàng vẫn cao hơn so với thời điểm bình thường. Sở Công Thương kiến nghị Bộ Công Thương kết nối với các đơn vị cung ứng để tiếp cận hàng hóa giá bình ổn hơn, bởi nhiều đơn vị bán hàng bình ổn đang phải “gồng mình” kéo giá xuống.
  • Các sàn thương mại điện tử ghi nhận lượng đơn hàng tăng đột biến trong những ngày giãn cách xã hội
    Trong đó, sàn TMĐT Tiki ghi nhận khoảng 10 tấn rau của quả và 10.000 đơn hàng/ngày; các sản phẩm tiêu dùng thiết yếu trên Shopee tăng mạnh khoảng trên 30 tấn/ngày còn sàn TMĐT Lazada ghi nhận sản lượng trung bình 5-10 tấn/ngày đối với rau xanh và thực phẩm chế biến.
  • Lượng hàng hóa cung ứng cho TPHCM tăng gấp 5 lần
    Theo báo cáo của Tổ Công tác đặc biệt Bộ Công Thương, đến sáng ngày 21/7, lượng khách mua sắm tại chợ, siêu thị, cửa hàng tiện lợi tại TPHCM giảm so với các ngày trước đó và đi vào ổn định. Tại hệ thống chợ, sức mua giảm nhẹ 5-10% còn tại hệ thống siêu thị, sức mua giảm 15% so với ngày 18/7, giảm gần 25% so với ngày thường. Hàng hóa được cung ứng nhanh chóng, không xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hóa, giá cả ổn định.
  • Úc gia hạn ban hành kết luận điều tra chống bán phá giá ống thép Việt Nam
    Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương vừa cho biết, Úc gia hạn lần thứ 5 thời gian ban hành kết luận điều tra cuối cùng vụ việc điều tra chống bán phá và chống trợ cấp đối với ống thép chính xác của Việt Nam.
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: duy.doanh@yahoo.com.vn
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 121/GP-TTĐT ngày 16 tháng 7 năm 2019 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 3.179.489