Những tín hiệu khả quan từ xuất khẩu thủy sản trong tháng 1/2024
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, ước tính trong tháng 1/2024, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 730 triệu USD, tăng 60,8% so với cùng kỳ năm 2023. Từ cuối năm 2023, hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã ghi nhận những dấu hiệu phục hồi và được kỳ vọng sẽ tăng mạnh trở lại trong năm 2024, đặc biệt là với hai mặt hàng chủ lực là tôm và cá tra, cá basa.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam dự báo, trong năm 2024, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng tôm sẽ tăng từ 10 – 15% so với cùng kỳ năm 2023; trong khi đó mặt hàng cá tra đặt mục tiêu trị giá xuất khẩu sẽ đạt 2 tỷ USD, với tổng diện tích thả nuôi đạt 5.700 ha; các mặt hàng hải sản dự báo thu về từ 3,6 – 3,8 tỷ USD. Trong năm 2024, áp lực lạm phát được dự báo sẽ giảm dần, giá nhiều mặt hàng thủy sản sẽ bật tăng trở lại. Do đó, mặt hàng cá tra tồn kho tại một số thị trường quan trọng như Hoa Kỳ, EU sẽ không còn là vấn đề lớn, bên cạnh đó, xu hướng nhập khẩu cá tra giá trị gia tăng và các sản phẩm phụ cũng sẽ tiếp tục tăng.
Tuy nhiên, bên cạnh những tín hiệu tích cực từ hoạt động xuất khẩu, nhìn chung ngành thủy sản vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, trong đó có những căng thẳng từ tình hình trên Biển Đỏ. Căng thẳng Biển Đỏ đang nhận được nhiều sự quan tâm từ các doanh nghiệp do ảnh hưởng đến quá trình vận tải hàng hóa xuất khẩu khi cước vận chuyển tăng cao. Khi đó, giá cả hàng hóa tăng sẽ tác động tiêu cực đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, chưa xác định được tình trạng căng thẳng Biển Đỏ kéo dài trong bao lâu, việc này sẽ gây ảnh hưởng lớn đến các đơn hàng xuất khẩu trong tương lai gần của các doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản trong nước mong muốn nhận được nhiều thông tin liên quan đến tình hình Biển Đỏ, từ đó có sự chủ động trong kế hoạch sản xuất và kinh doanh. Bên cạnh đó, sự chung tay và hỗ trợ của các hãng tàu chính là điều mà các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp quan tâm nhất hiện nay bởi đây là một trong những mắt xích rất quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu.
Thùy Ngân (VITIC) tổng hợp
-
Từ cuối năm 2023 đến nay, xuất khẩu sản phẩm dăm gỗ, viên nén ghi nhận những tín hiệu phục hồi tích cực do nhu cầu tiêu thụ tại các thị trường lớn trên thế giới có xu hướng tăng. Nhiều doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ đã ký được những đơn hàng lớn, dài hạn, đến từ các thị trường chính như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc…
-
Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), năm 2023, nhu cầu nhuyễn thể hai mảnh vỏ phục hồi, đặc biệt là trong những tháng mùa hè, lượng khách du lịch ở các thị trường, nhất là châu Âu tăng lên, theo đó tiêu thụ nhuyễn thể hai mảnh vỏ ở các nhà hàng tăng theo.
-
Trong năm 2023, ngành dệt may Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức, theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may trong cả năm đạt 33,3 tỷ USD, giảm 11,4% so với năm 2022.
-
Chiếu xạ nông sản là một phương thức tác động lên nông sản bằng bức xạ ion hóa, những tia có năng lượng cao đi xuyên qua nông sản giúp loại bỏ các vi khuẩn, vi sinh vật và hạn chế sự lây lan của các loài dịch hại mà không làm biến đổi các chất dinh dưỡng, màu sắc, hương vị của nông sản một cách đáng kể. Đây là một phương pháp bảo quản nông sản an toàn và hiệu quả với nhiều lợi ích mang lại như: tiêu diệt và ức chế các vi sinh vật, vi khuẩn gây bệnh; hạn chế sự nảy mầm và chín của các loại trái cây, củ quả; kéo dài thời hạn sử dụng của nông sản …