VITIC
TIN TỨC- SỰ KIỆN

Lào Cai: Tăng cường giải pháp giữ ổn định thị trường

29/03/2021 16:27

Lãnh đạo Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Lào Cai, cho biết, trong quý II/2021 sẽ tăng cường các biện pháp đấu tranh phòng, chống buôn lậu, hàng giả, hàng cấm, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ... và các vi phạm kinh doanh thông qua môi trường thương mại điện tử để giữ ổn định thị trường.
 
Quý I/2021 cũng là khoảng thời gian diễn ra Tết Nguyên đán Tân Sửu. Tại Lào Cai, mặc dù dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, nhưng theo qui luật, thì dịp cao điểm Tết nhu cầu hàng hóa tăng, nên các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa trên địa bàn vẫn diễn ra khá sôi động. Điều này, cũng đã kéo theo tình hình buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, gian lận thương mại cũng diễn biến khá phức tạp, nhất là vào dịp cận Tết Nguyên đán Tân Sửu, tập trung vào các mặt hàng như rượu, thực phẩm, bánh kẹo, giày dép...
 
Bà Trịnh Ngọc Ánh - Phó Cục trưởng Cục QLTT tỉnh Lào Cai, cho biết: Thực hiện kế hoạch cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả... dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 trên địa bàn, lực lượng QLTT ở Lào Cai đã chủ động tăng cường kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật. Đồng thời, phối hợp với các lực lượng chức năng và chính quyền địa phương thường xuyên trao đổi thông tin, tổ chức tuần tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật. Nhờ vậy, tình hình thị trường ở Lào Cai trong quý I/2021 cơ bản diễn ra khá ổn định, không xảy ra các vụ việc nổi cộm, tụ điểm phức tạp về buôn bán, vận chuyển hàng lậu, hàng cấm, hàng không rõ nguồn gốc…
 
Thống kê cho thấy, trong 3 tháng đầu năm 2021, Cục QLTT tỉnh Lào Cai đã thực hiện tổng số 241 lượt/vụ kiểm tra, phát hiện và xử lý 92 vụ vi phạm pháp luật, với tổng số tiền xử lý vi phạm là trên 1,192 tỷ đồng (tăng 90,5% so với cùng kỳ 2020); trong đó, trị giá hàng hóa vi phạm là trên 801 triệu đồng (tăng 95,8% so cùng kỳ 2020), thu nộp vào ngân sách nhà nước trên 494 triệu đồng (tăng 122,4% so với quý I/2020) từ việc xử phạt hành chính và bán thanh lý hàng hóa vi phạm bị tịch thu để sung công quỹ nhà nước theo qui định.

 

QLTT và Bưu điện Lào Cai ký kết qui chế phối hợp xử lý vi phạm kinh doanh qua đường bưu điện

 
Trong tổng số các vụ việc đã bị QLTT Lào Cai phát hiện xử lý quý I/2021, có tới 41 vụ (chiếm 50%) liên quan đến hàng hóa nhập lậu, hàng cấm, tập trung vào các mặt hàng rượu, giày dép, bánh, kẹo, thực phẩm đông lạnh, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, đồ chơi trẻ em, thuốc bảo vệ thực vật...; vi phạm pháp luật về điều kiện kinh doanh, đầu cơ găm hàng, vi phạm về giá cũng chiếm tới 32 vụ việc; vi phạm về buôn bán, kinh doanh hàng giả 2 vụ...
 
Ngoài ra, tại Lào Cai, tình trạng bán hàng vi phạm pháp luật (hàng lậu, hàng giả mạo nhãn hiệu, hàng kém chất lượng...) thông qua thương mại điện tử (trên zalo, facebook hay các website điện tử lazada, tiki, shopee...) cũng diễn biến ngày càng phức tạp, như phát hiện và xử lý tình trạng này còn rất hạn chế. Nguyên nhân, do công tác nắm bắt thông tin, phối hợp, kỹ năng xử lý các hành vi kinh doanh vi phạm pháp luật thông qua môi trường thương mại điện tử của cán bộ, công chức thực thi công vụ còn rất nhiều hạn chế; các đối tượng vi phạm thì thường chủ động thay đổi địa chỉ, địa điểm giao dịch nên rất khó xác minh; còn người tiêu dùng khi mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng chưa tích cực thông tin cho cơ quan chức năng để phối hợp xác minh, xử lý... nên rất khó khăn cho công tác đấu tranh, ngăn chặn.
 
Buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả tại Lào Cai dự báo vẫn sẽ còn diễn biến phức tạp. Để giữ ổn định thị trường trong quý II/2021 và tiếp theo, lãnh đạo Cục QLTT tỉnh Lào Cai, cho biết: Sẽ chỉ đạo lực lượng triển khai kịp thời, hiệu quả các chỉ đạo của trung ương và địa phương, của Tổng Cục Quản lý thị trường về kiểm soát giá cả, bình ổn thị trường, tăng cường kiểm tra, kiểm soát chấp hành pháp luật về thương mại, dịch vụ trên địa bàn toàn tỉnh. Chủ động triển khai hiệu quả kế hoạch thanh tra chuyên ngành, định kỳ, chuyên đề về chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, tập trung vào các nhóm hàng hóa, dịch vụ có nguy cơ vi phạm cao như thực phẩm, nhóm hàng hóa kinh doanh có điều kiện để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm.
 
Tăng cường kiểm tra, kiểm soát, phòng, chống buôn lậu, hàng giả, hàng cấm, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử thông qua các website bán hàng, trang mạng xã hội và xử lý nghiêm các vi phạm
 
Phối hợp với các lực lượng chức năng và chính quyền địa phương tăng cường công tác trao đổi thông tin, nắm bắt tình hình địa bàn nhằm ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại. Chủ động tham mưu cho UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành, triển khai kế hoạch công tác đấu tranh chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, gian lận thương mại và hàng giả...

Nguồn: congthuong.vn
Link nguồn: 

Tin cũ hơn
  • Sự cố Kênh đào Suez: Bộ Công Thương đưa ra giải pháp điều tiết
    Cùng với tình trạng khan hiếm container, giá cước tàu biển tăng cao do tác động của dịch COVID-19, sự cố tại Kênh Suez góp phần làm tăng thêm các khó khăn cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam.
  • Diễn đàn kết nối doanh nghiệp Việt Nam - Ấn Độ 2021
    Tiếp tục triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại trong năm 2021, Thương vụ - Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ phối hợp cùng Liên đoàn Công nghiệp Ấn Độ (CII), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Diễn đàn kết nối doanh nghiệp Việt Nam - Ấn Độ “India – Vietnam Business Meet 2021” trực tuyến ngày 24/03/2021.
  • Thứ trưởng Trần Quốc Khánh làm việc tại tỉnh Lạng Sơn
    Tiếp tục chương trình công tác tại các tỉnh biên giới phía Bắc, ngày 25 tháng 3 năm 2021, Đoàn công tác của Bộ Công Thương do Thứ trưởng Trần Quốc Khánh làm trưởng đoàn đã làm việc với Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn về tình hình thương mại biên giới, xuất khẩu nông thủy sản, thực phẩm của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong những tháng đầu năm, qua đó triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao năng lực thông quan, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, vận chuyển hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới, thúc đẩy giao thương, xuất khẩu hàng hóa, nhất là các mặt hàng nông, thủy sản chủ lực, trái cây tươi của Việt Nam trong thời gian tới.
  • Triển khai Chương trình “Gian hàng Việt trực tuyến” trên các Sàn thương mại điện tử.
    Thực hiện chủ trương của Chính phủ tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam ứng dụng công nghệ thông tin, thương mại điện tử trong sản xuất kinh doanh và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, đặc biệt trong bối cảnh tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, từ ngày 16 – 19/03 vừa qua, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương đã tổ chức đoàn công tác khảo sát, làm việc với Sở Công Thương 06 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam bao gồm Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Cần Thơ, tỉnh Đồng Tháp, Đồng Nai, Tiền Giang và Bến Tre cùng trao đổi và xây dựng kế hoạch triển khai Chương trình cấp quốc gia “Gian hàng Việt trực tuyến” trên các sàn thương mại điện tử. Đây cũng là chương trình hưởng ứng Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam và kế hoạch hành động của Bộ Công Thương.
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: duy.doanh@yahoo.com.vn
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 121/GP-TTĐT ngày 16 tháng 7 năm 2019 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 3.198.146