VITIC
TIN TỨC- SỰ KIỆN

Sự cố Kênh đào Suez: Bộ Công Thương đưa ra giải pháp điều tiết

29/03/2021 16:21

Cùng với tình trạng khan hiếm container, giá cước tàu biển tăng cao do tác động của dịch COVID-19, sự cố tại Kênh Suez góp phần làm tăng thêm các khó khăn cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam.

 

2 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu sang châu Âu 7,5 tỷ USD và nhập khẩu từ thị trường này 3,1 tỷ USD. (Ảnh minh họa. Nguồn: Vietnam+)

 
Bộ Công Thương đã chỉ đạo Thương vụ Việt Nam tại Ai Cập theo dõi sát tiến độ giải phóng tàu Ever Given để thông tin kịp thời đến các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
 
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Giao thông vận tải nắm tiến độ giao hàng, làm hàng tại các cảng đầu mối để có biện pháp điều tiết cần thiết trong trường hợp sự cố tại Kênh Suez kéo dài.
 
Đây là giải pháp được cơ quan này đưa ra trước việc siêu tàu Ever Given mắc kẹt tại kênh đào Suez, khiến thông thương giữa nhiều quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
 
Trước đó,  ngày 23/3, tàu của Ever Given (một trong những tàu container lớn nhất thế giới) trên đường di chuyển từ châu Á sang châu Âu đã bị mắc cạn khi di chuyển qua Kênh đào Suez. Sự việc này  khiến việc di chuyển của các con tàu khác theo cả hai hướng trên Kênh đào Suez đều bị dừng lại, gây ùn tắc tại khu vực này.
 
Trong trường hợp việc giải phóng tàu Ever Given kéo dài, nếu các tàu đi vòng qua Mũi Hảo vọng (Nam Phi) sẽ khiến hành trình từ châu Á tới châu Âu kéo dài thêm 2 tuần, làm chi phí gia tăng đáng kể.
 
Như vậy, cùng với tình trạng khan hiếm container, giá cước tàu biển tăng cao do tác động của dịch COVID-19, sự cố tại Kênh Suez góp phần làm tăng thêm các khó khăn cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam.
 
Vì vậy, bên cạnh sự vào cuộc của cơ quan chức năng, Bộ Công Thương cũng lưu ý các doanh nghiệp chủ động nâng cao khả năng thích ứng, chịu đựng trước những biến động khắc nghiệt của thị trường. Đa dạng hóa và lên phương án dự phòng cho những trường hợp khẩn cấp để có thể giảm thiểu thiệt hại đến mức thấp nhất khi có tình huống bất lợi xảy ra./.
 
Năm 2020, Việt Nam xuất khẩu sang châu Âu với kim ngạch 43,7 tỷ USD và nhập khẩu từ thị trường này 18,5 tỷ USD. Riêng 2 tháng đầu năm 2021, con số xuất khẩu là 7,5 tỷ USD và nhập khẩu 3,1 tỷ USD, tương ứng với tốc độ tăng trưởng 18% và 12%.
 
Ngoài một khối lượng nhỏ hàng hóa được vận chuyển bằng đường hàng không và đường sắt, về cơ bản hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với châu Âu vẫn được vận chuyển bằng đường biển, đi qua Kênh Suez. Do vậy, việc Kênh bị ngừng lưu thông sẽ có ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam với châu Âu.

Nguồn: TTXVN
Link nguồn:

Tin cũ hơn
  • Diễn đàn kết nối doanh nghiệp Việt Nam - Ấn Độ 2021
    Tiếp tục triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại trong năm 2021, Thương vụ - Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ phối hợp cùng Liên đoàn Công nghiệp Ấn Độ (CII), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Diễn đàn kết nối doanh nghiệp Việt Nam - Ấn Độ “India – Vietnam Business Meet 2021” trực tuyến ngày 24/03/2021.
  • Thứ trưởng Trần Quốc Khánh làm việc tại tỉnh Lạng Sơn
    Tiếp tục chương trình công tác tại các tỉnh biên giới phía Bắc, ngày 25 tháng 3 năm 2021, Đoàn công tác của Bộ Công Thương do Thứ trưởng Trần Quốc Khánh làm trưởng đoàn đã làm việc với Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn về tình hình thương mại biên giới, xuất khẩu nông thủy sản, thực phẩm của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong những tháng đầu năm, qua đó triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao năng lực thông quan, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, vận chuyển hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới, thúc đẩy giao thương, xuất khẩu hàng hóa, nhất là các mặt hàng nông, thủy sản chủ lực, trái cây tươi của Việt Nam trong thời gian tới.
  • Triển khai Chương trình “Gian hàng Việt trực tuyến” trên các Sàn thương mại điện tử.
    Thực hiện chủ trương của Chính phủ tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam ứng dụng công nghệ thông tin, thương mại điện tử trong sản xuất kinh doanh và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, đặc biệt trong bối cảnh tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, từ ngày 16 – 19/03 vừa qua, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương đã tổ chức đoàn công tác khảo sát, làm việc với Sở Công Thương 06 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam bao gồm Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Cần Thơ, tỉnh Đồng Tháp, Đồng Nai, Tiền Giang và Bến Tre cùng trao đổi và xây dựng kế hoạch triển khai Chương trình cấp quốc gia “Gian hàng Việt trực tuyến” trên các sàn thương mại điện tử. Đây cũng là chương trình hưởng ứng Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam và kế hoạch hành động của Bộ Công Thương.
  • Linh hoạt giải pháp thúc đẩy giao thương hàng hóa trên biên giới Cao Bằng
    Bộ Công Thương sẽ chỉ đạo các cơ quan, đơn vị của Bộ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các Sở, ban, ngành, lực lượng chức năng của tỉnh để tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, thông quan hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: duy.doanh@yahoo.com.vn
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 121/GP-TTĐT ngày 16 tháng 7 năm 2019 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 3.198.826