VITIC
THỊ TRƯỜNG - NGÀNH HÀNG

Hạn chế xuất khẩu dăm gỗ, đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng có giá trị gia tăng cao

04/05/2020 14:58

THÔNG TIN ĐÁNG CHÚ Ý NGÀNH SẢN PHẨM GỖ VÀ TCMN
 
TRONG NƯỚC:
 Hạn chế xuất khẩu dăm gỗ và đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng có giá trị gia tăng cao như đồ nội thất bằng gỗ là mục tiêu chính của ngành gỗ. Hiện tại thị trường cung cấp đồ nội thất bằng gỗ lớn nhất cho Trung Quốc là EU đang trở thành tâm dịch của thế giới. Việc đẩy mạnh hoạt động kiểm soát dịch bệnh tại EU làm ảnh hưởng đến tốc độ luân chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu từ khâu vận chuyển, thông quan, lưu kho, bốc dỡ đến tiêu thụ..., dẫn tới hoạt động giao thương giữa EU và các đối tác chậm lại. EU là thị trường cung cấp đồ nội thất bằng gỗ cho Trung Quốc với tỷ trọng chiếm tới 80,9% tổng trị giá nhập khẩu, trong khi đó Việt Nam chỉ chiếm 5,7%, còn nhiều dư địa để ngành công nghiệp đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Việc tận dụng cơ hội từ thị trường Trung Quốc khi các thị trường khác chưa ổn định là phương án tốt cho các doanh nghiệp ngành gỗ của Việt Nam, trong bối cảnh xuất khẩu sang các thị trường truyền thống giảm.
 
Đại dịch Covid-19 lan rộng và bùng phát mạnh tại nhiều thị trường trên thế giới, đặc biệt là các thị trường xuất khẩu chính mặt hàng đồ nội thất văn phòng của Việt Nam như: Mỹ, Nhật Bản, EU... do phải sử dụng nhiều các biện pháp kiểm soát nhằm hạn chế dịch bệnh lây lan, nên nhu cầu nhập khẩu hàng hóa tại các thị trường này giảm. Đồ nội thất văn phòng là một trong những mặt hàng chịu tác động rất lớn, khi các thị trường này không còn nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm hàng hóa không thiết yếu. Dự báo, nếu dịch Covid-19 vẫn chưa được kiểm soát, xuất khẩu đồ nội thất văn phòng sẽ giảm mạnh trong quý 2/2020.

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trƣờng Trung Quốc trong tháng 3/2020 đạt 154 triệu USD, tăng 50,4% so với cùng kỳ năm 2019. Lũy kế từ đầu năm đến hết tháng 3/2020, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trƣờng Trung Quốc đạt 331,5 triệu USD, tăng 30,9% so với cùng kỳ năm 2019.

Theo số liệu thống kê sơ bộ, tháng 3/2020 kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất văn phòng của Việt Nam đạt 31 triệu USD, giảm 9,3% so với tháng 3/2019. Lũy kế từ đầu năm đến hết tháng 3/2020, xuất khẩu đồ nội thất văn phòng đạt 82,3 triệu USD, giảm 3,9% so với cùng kỳ năm 2019.

Theo số liệu thống kê sơ bộ, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong tuần qua đạt 161,3 triệu USD, giảm 12,2% so với tuần trƣớc đó. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ đạt 88,4 triệu USD, giảm 3,9% so với tuần trƣớc. Đây là tuần thứ tƣ liên tiếp xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ giảm.

Theo số liệu thống kê sơ bộ, nhập khẩu gỗ tần bì của Việt Nam trong tháng

3/2020 đạt 7,65 triệu USD, nâng trị giá nhập khẩu 3 tháng đầu năm 2020 đạt 22,6 triệu USD, giảm 10,5% so với cùng kỳ năm 2019.

Theo  thống  kê  của  Tổng  cục  Hải  quan,  nhập  khẩu  gỗ  nguyên  liệu  từ

Cameroon trong tháng 2/2020 đạt 34,74 nghìn m3, với trị giá 13,76 triệu USD, giảm 37,7% về lƣợng và 32,9% về trị giá so với tháng 01/2020; giảm 40,9% về lƣợng và 42,0% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019. Đây là lƣợng gỗ nguyên liệu nhập khẩu từ thị trƣờng này thấp nhất kể từ tháng 4/2019.
 
Trong 2 tháng đầu năm 2020, nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ Cameroon đạt 90,49 nghìn m3, với trị giá 34,26 triệu USD, giảm 40,6% về lƣợng và 42,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.

Trong tuần từ ngày 07/4/2020 đến 15/4/2020, Việt Nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu đạt trị giá 57,2 triệu USD, giảm 26,9% so với tuần trƣớc đó.

Theo số liệu thống kê sơ bộ, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng mây, tre, cói, thảm trong kỳ từ 31/3/2020 đến 14/3/2020 đạt 14,71 triệu USD, giảm 20,4% so với kỳ trƣớc.

QUỐC TẾ:
Trung Quốc: Theo nguồn Wood365.cn, khi tình hình dịch Covid-19 dần đƣợc cải thiện, ngành gỗ ở Thƣợng Hải, Trung Quốc đã nối lại sản xuất và tỷ lệ nối lại của ngành hiện đã vƣợt 90%. Nhiều công ty đang nỗ lực tìm kiếm giải pháp để khắc phục tác động của dịch bệnh.

Malaysia: Theo Tập đoàn Phát triển Công nghiệp Gỗ Sarawak (STIDC) của

Malaysia, trong 3 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu gỗ của Sarawak đạt 1,1 tỷ RM (tƣơng đƣơng 252,8 triệu USD), giảm 11% so với cùng kỳ năm 2019. Xuất khẩu gỗ của Sarawak giảm là do ảnh hƣởng từ đại dịch Covid-19 khiến nhu cầu tiêu thụ trên toàn cầu giảm và xu hƣớng thị trƣờng đang chuyển sang các dòng sản phẩm có giá trị gia tăng cao.

Tanzania: Theo báo cáo của Guardian ngày 13/4/2020, Cục Lâm nghiệp Tanzania (TFS) cho biết do tác động của đại dịch Covid-19 tới nhiều quốc gia, đặc biệt là Mỹ và các nƣớc châu Âu, đã dẫn tới việc đóng cửa biên giới tại các thị trƣờng này, làm xuất khẩu sản phẩm gỗ của Tanzania giảm mạnh. Theo Cục Lâm nghiệp phía Bắc, xuất khẩu gỗ và gỗ đã giảm xuống còn 10-20 container mỗi tháng. Việc xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Tanzani có thể trở lại mức bình thƣờng hay không sẽ phụ thuộc lớn vào sự kiểm soát dịch bệnh của các thị trƣờng trong thời gian tới.

Để có thông tin chi tiết của bản tin Quý độc giả vui lòng liên hệ;
Phòng Thông tin Xuất nhập khẩu
- Địa chỉ:               Phòng 603 Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655 đường Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.
- Điện thoại:          024 3715 2584/ 371525 85/ 3715 2586            Fax: 024 3715 2574
Người liên hệ:      
- Mrs Huyền;         0912 077 382    ( thuhuyenvitic@gmail.com)
- Mrs Nhuận;         0982 198 206    (hongnhuan82@gmail.com)
- Mrs Kiều Anh;     0912 253 188    (kieuanhvitic@gmail.com)

Để có thông tin đầy đủ Quý độc giả vui lòng tải mẫu phiếu đăng ký sử dụng bản tin tại đây; 

Phòng TTXNK

Tin cũ hơn
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: duy.doanh@yahoo.com.vn
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 121/GP-TTĐT ngày 16 tháng 7 năm 2019 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 3.157.482