VITIC
THỊ TRƯỜNG - NGÀNH HÀNG

Covid-19 không phải là lý do duy nhất dẫn tới sự khủng hoảng của các thương hiệu và nhà bán lẻ

02/05/2020 09:22

MỘT SỐ THÔNG TIN ĐÁNG CHÚ Ý NGÀNH DỆT MAY

TRONG NƯỚC
Trong tuần 2 tháng 4/2020, tiến độ xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam  đã tăng nhẹ so với tuần trước (tăng 50 triệu USD), với kim ngạch xuất khẩu đạt trên 470 triệu USD. Trong đó, xuất khẩu sang EU vẫn ở mức thấp, xuất khẩu sang Hàn Quốc có dấu hiệu chậm lại, trong khi vẫn duy trì đà xuất khẩu sang các thị trường tham gia CPTPP.

Trong tháng 3/2020, xuất khẩu hàng may mặc sang các thị trường CPTPP tăng 8% so với cùng kỳ năm 2019, trở thành điểm sáng của ngành dệt may Việt Nam, khi xuất khẩu sang hầu hết các thị trường chủ lực đều giảm.

Thị phần hàng may mặc của Việt Nam tại Mỹ tiếp tục cải thiện trong tháng 2/2020, trong khi thị phần của Trung Quốc tiếp tục giảm mạnh.

Thị trường Mỹ tăng nhập khẩu các Cat 334, 336, 338, 339, 340, 341, 345, 350, 351, 635, 638, 640, 650, 651… từ Việt Nam. Trong khi đó, nhập khẩu các mặt hàng này của Mỹ giảm và nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc đều giảm ở mức 2 chữ số.

Trong 3 tháng đầu năm 2020, nhập khẩu bông của Việt Nam tăng 3,4% về lượng và giảm 9,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, nhập khẩu bông từ thị trường Braxin tăng mạnh.

Trong 3 tháng đầu năm 2020, nhập khẩu NPL dệt may, da giày của Việt Nam đạt 1,28 tỷ USD, giảm 3,8% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, nhập khẩu giảm mạnh từ thị trường Hàn Quốc, Mỹ và tăng nhẹ nhập khẩu từ Trung Quốc.

NGOÀI NƯỚC

Covid-19 không phải là lý do duy nhất dẫn tới sự khủng hoảng của các thương hiệu và nhà bán lẻ, bởi ngay trước đại dịch, hầu hết các thương hiệu và nhà bán lẻ đều phải nỗ lực tìm mọi cách để tồn tại. Các thương hiệu và nhà bán lẻ đã tăng phạm vi hoạt động đến các khu vực địa lý mới bằng cách mở ngày càng nhiều cửa hàng, vì doanh số bị thu hẹp hoặc đình trệ ở các thị trường đã phát triển, dẫn tới khó khăn cho các thương hiệu trong việc đảm bảo lợi nhuận cũng như duy trì hoạt động của mình. Doanh số của H&M tại Trung Quốc giảm 79%.

Thương mại về hàng dệt và may mặc tại EU chiếm tỷ trọng chi phối trong tổng nhập khẩu hàng dệt và may mặc của khối này.

Để có thông tin chi tiết của bản tin Quý độc giả vui lòng liên hệ;
Phòng Thông tin Xuất nhập khẩu
- Địa chỉ:               Phòng 603 Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655 đường Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.
- Điện thoại:          024 3715 2584/ 371525 85/ 3715 2586            Fax: 024 3715 2574
Người liên hệ:      
- Mrs Huyền;         0912 077 382    ( thuhuyenvitic@gmail.com)
- Mrs Nhuận;         0982 198 206    (hongnhuan82@gmail.com)
- Mrs Kiều Anh;     0912 253 188    (kieuanhvitic@gmail.com)

Để có thông tin đầy đủ Quý độc giả vui lòng tải mẫu phiếu đăng ký sử dụng bản tin tại đây; 

Phòng TTXNK

Tin cũ hơn
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: duy.doanh@yahoo.com.vn
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 121/GP-TTĐT ngày 16 tháng 7 năm 2019 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 3.157.317