VITIC
Xuất nhập khẩu

Đẩy mạnh khai thác tiềm năng từ thị trường EU trong bối cảnh có nhiều quy định mới

18/03/2024 09:18

Theo Văn phòng Thông báo và Ðiểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật Việt Nam (SPS Việt Nam), trong năm 2023, thị trường EU có hơn 100 thông báo, dự thảo lấy ý kiến về các biện pháp an toàn thực phẩm và kiểm dịch động, thực vật phục vụ cho việc kiểm soát nông sản, thực phẩm khi nhập khẩu vào thị trường này.


Ảnh minh họa - Nguồn: Internet

Năm 2024, EU thực hiện nhiều quy định liên quan kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững như: Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM); Quy định chống phá rừng (EUDR) … trong đó, CBAM là công cụ mang tính bước ngoặt của EU nhằm chống rò rỉ carbon. Ngoài ra, EU cũng ban hành quy định mới về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật áp dụng đối với một số nông sản; đặc biệt, chương trình "Từ nông trại đến bàn ăn" dự kiến đưa ra quy định về chống rác thải thực vật. Những điều này cho thấy, EU đang ngày càng đặt ra nhiều quy định hơn về kinh tế xanh, sạch, đòi hỏi các doanh nghiệp xuất khẩu phải cập nhật thông tin, nhưng đồng thời cũng mở ra cơ hội để các doanh nghiệp, nhà sản xuất, đặc biệt là lĩnh vực nông sản khai thác tiềm năng và cơ hội xuất khẩu sang thị trường khó tính này.

Nhằm nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp xuất khẩu, vào cuối tháng 02/2024, Văn phòng SPS Việt Nam và Trung tâm đổi mới Tentamus (Tập đoàn Tentamus, Ðức) đã ký biên bản hợp tác triển khai hệ thống phần mềm thông báo các nội dung và quy định liên quan vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật (SPS) từ các thành viên WTO. Theo đó, Tentamus cung cấp hệ thống phần mềm giúp chuyển thông tin đến doanh nghiệp Việt Nam một cách hiệu quả và có hệ thống. Có bảy nhóm sản phẩm chủ lực của Việt Nam xuất khẩu đi EU sẽ được Văn phòng SPS Việt Nam và Tentamus ưu tiên hỗ trợ, gồm Gạo, tiêu, điều, chanh dây, mật ong, rau quả và thủy sản. Ðây là cách để nâng cao giá trị cho nông sản Việt Nam, giúp tăng thêm uy tín, góp phần xây dựng thương hiệu tại châu Âu, nhất là với các hệ thống bán lẻ.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong nước cũng đang tập trung mọi nguồn lực nâng cao năng lực chuỗi sản xuất - chế biến và xuất khẩu. Trong bối cảnh xuất khẩu sang EU gặp nhiều khó khăn do sức mua tại một số thị trường truyền thống giảm, các doanh nghiệp Việt Nam cần mở rộng phạm vi xuất khẩu, theo hướng quan tâm hơn đến các thị trường mới, ít khai thác mà nhiều tiềm năng như khu vực thị trường Bắc Âu; đồng thời tận dụng tối đa hiệu quả từ Hiệp định EVFTA, đặc biệt là tại thời điểm EVFTA đã bước vào năm thứ tư thực thi, việc cắt giảm thuế đã tạo ra cơ hội khác biệt lớn tại thị trường EU giữa Việt Nam và đối thủ cạnh tranh ở nhiều nước châu Á.

Khánh Huyền (VITIC) tổng hợp

 
Tin cũ hơn
  • Những tín hiệu khả quan từ xuất khẩu thủy sản trong tháng 1/2024
    Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, ước tính trong tháng 1/2024, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 730 triệu USD, tăng 60,8% so với cùng kỳ năm 2023. Từ cuối năm 2023, hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã ghi nhận những dấu hiệu phục hồi và được kỳ vọng sẽ tăng mạnh trở lại trong năm 2024, đặc biệt là với hai mặt hàng chủ lực là tôm và cá tra, cá basa.
  • Tích cực khai thác tiềm năng xuất khẩu gỗ dăm, viên nén
    Từ cuối năm 2023 đến nay, xuất khẩu sản phẩm dăm gỗ, viên nén ghi nhận những tín hiệu phục hồi tích cực do nhu cầu tiêu thụ tại các thị trường lớn trên thế giới có xu hướng tăng. Nhiều doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ đã ký được những đơn hàng lớn, dài hạn, đến từ các thị trường chính như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc…
  • Nhiều tín hiệu tích cực từ xuất khẩu nhuyễn thể hai mảnh vỏ
    ​Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), năm 2023, nhu cầu nhuyễn thể hai mảnh vỏ phục hồi, đặc biệt là trong những tháng mùa hè, lượng khách du lịch ở các thị trường, nhất là châu Âu tăng lên, theo đó tiêu thụ nhuyễn thể hai mảnh vỏ ở các nhà hàng tăng theo.
  • Ngành dệt may Việt Nam đẩy mạnh kết nối giao thương với các doanh nghiệp quốc tế
    Trong năm 2023, ngành dệt may Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức, theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may trong cả năm đạt 33,3 tỷ USD, giảm 11,4% so với năm 2022.
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: duy.doanh@yahoo.com.vn
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 153/GP-TTĐT ngày 5 tháng 7 năm 2024 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 4.043.640