VITIC
THỊ TRƯỜNG - NGÀNH HÀNG

Chỉ số sản xuất ngành dệt may tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2021

19/05/2022 17:29

Chỉ số sản xuất của ngành dệt may Việt Nam tháng 5/2022 tăng nhẹ so với 4/2022 và cùng kỳ năm 2021.

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, trong tháng 5/2022, chỉ số sản xuất của ngành dệt may Việt Năm tăng nhẹ(4,1%) so với tháng 4/2022. So với cùng kỳ năm 2021, chỉ số sản xuất tăng 3.5%. Lũy kế 5 tháng đầu năm 2022, chỉ số sản xuất ngành dệt tăng 4,7% so với cùng kỳ. Trong khi đó, chỉ số sản xuất trang phục của cả nước tháng 5/2022 tăng 4,4% so với tháng 4/2022 và tăng 26,8% so với tháng 5/2021. Tính chung 5 tháng đầu năm 2022, chỉ số sản xuất trang phục tăng 22% so với cùng kỳ năm 2021.

Chỉ số sản xuất ngành dệt, may của Việt Nam tháng 5/2022
(ĐVT:%)

Ngành

Tháng 5/2022

5T/2022 so với 5T/2021 (%)

So với T4/2022

So với T5/2021

Dệt

4,1

3,5

4,7

Sản xuất trang phục

4,4

26,8

22,0

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Chỉ số sản xuất tăng mang đến tín hiệu tích cực cho xuất khẩu các mặt hàng dệt may Việt Nam. Theo số liệu thống kê sơ bộ, trong tháng 5/2022, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc của Việt Nam ước đạt 3,86 tỷ USD, giảm 1,74% so với tháng 4/2022 nhưng tăng 17,16% so với cùng kỳ năm 2021. Lũy kế 5 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của cả nước ước đạt 18,69 tỷ USD, tăng 20,26% so với cùng kỳ năm 2021 và tăng 24,81% so với cùng kỳ năm 2019,hồi phục mạnh so với thời điểm trước dịch Covid-19.

Ước tính xuất khẩu hàng dệt và may mặc của Việt Nam tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2022

 

Tháng 5 năm 2022

5 tháng đầu năm 2022

Trị giá (Triệu USD)

So với T4/2022 (%)

So với T5/2021 (%)

Trị giá (Triệu USD)

So với 5T/2021 (%)

So với 5T/2019 (%)

Tổng                           

3860

-1,73

17,16

18.695

20,26

24,81

Hàng may mặc

3100

-1,65

19,92

14.932

21,69

22,15

Xơ, sợi dệt các loại

450

-7,50

-4,72

2.385

10,60

39,12

Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày

230

8,49

38,02

1.004

22,23

29,00

Vải kỹ thuật

80

3,90

14,29

374

25,93

43,44

Nguồn: Số liệu ước tính, dùng để tham khảo

Ðây là tín hiệu tích cực để các doanh nghiệp mở rộng đầu tư, thúc đẩy sản xuất. Theo dự báo của các chuyên gia, nhu cầu tiêu dùng toàn cầu đang có xu hướng tăng cao, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam nhiều khả năng sẽ đạt khoảng 48 tỷ USD, tăng gần 6 tỷ USD so kế hoạch đề ra.

Thời điểm hiện tại, phần lớn các doanh nghiệp đều có đơn hàng đến tháng 9/2022, thậm chí nhiều doanh nghiệp có đơn hàng đến hết năm. Bên cạnh những mặt hàng thời trang, thích ứng linh hoạt với mùa dịch, một số mặt hàng truyền thống như quần áo vest, áo Jacket... đang có xu hướng tăng mạnh trở lại, giúp doanh nghiệp phục hồi xuất khẩu.

Tuy nhiên, do những diễn biến khó lường của thị trường, đặc biệt là tình hình địa chính trị của các nước trên thế giới phức tạp khiến nguồn hàng những tháng cuối năm được dự báo sẽ không dồi dào như các năm trước.Muốn đạt được mục tiêu đề ra, doanh nghiệp cần phải tiếp tục đầu tư, mở rộng sản xuất, đổi mới thiết bị công nghệ nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa.

Để tận dụng tốt các cơ hội xuất khẩu, cácdoanh nghiệp Việt Nam cần phải tự chủ được nguồn cung nguyên phụ liệu, đáp ứng yêu cầu của các Hiệp định thương mại (FTA)thế hệ mới. Mới đây, Ủy ban châu Âu (EC) vừa đề xuất áp dụng một số quy định sinh thái mới đối với hàng dệt may tiêu thụ tại thị trường này, trong đó, yêu cầu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường châu Âu phải có tuổi thọ cao, có thể tái sử dụng và sửa chữa được. Không chỉ châu Âu, xu hướng tiêu dùng bền vững đang trở thành xu hướng toàn cầu, mỗi nước có chính sách về bảo vệ môi trường, sử dụng sản phẩm dệt may khác nhau nhưng đều hướng tới tính an toàn, tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm nguồn nước, hạn chế hóa chất, ảnh hưởng tới môi trường.


Doanh nghiệp Việt cần cố gắng hơn nữa để gia tăng sản xuất, tận dụng cơ hội xuất khẩu (Ảnh: Internet)

Do vậy, các doanh nghiệp ngành dệt may Việt Nam phải chủ động, linh hoạt trong việc lên kế hoạch và thay đổi kịp thời để đáp ứng quy định sinh thái mới đối với hàng dệt may tiêu thụ tại các thị trường khó tính, bản thân doanh nghiệp phải đầu tư cơ sở hạ tầng đạt chuẩn mực theo yêu cầu của nhãn hàng. Ngoài ra, doanh nghiệp cần tập trung nghiên cứu, tăng năng suất thông qua việc đầu tư về quản trị, thiết bị công nghệ, định hướng xanh hóa sản phẩm, bảo đảm thời gian đối với những đơn hàng giao nhanh... Bên cạnh đó, Nhà nước cần có các cơ chế, chính sách hỗ trợ để doanh nghiệp mở rộng thị trường, nguồn hàng nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa.

Nhu cầu tiêu dùng thế giới tăng cao cùng với lượng đơn hàng dồi dào trong thời gian qua là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu hàng hóa. Muốn phát triển bền vững, các doanh nghiệp phải xây dựng tầm nhìn mới, có khát vọng khẳng định vị thế. Ngành dệt may Việt Nam không hướng đến cạnh tranh lao động giá rẻ mà cạnh tranh về chất lượng, công nghệ, năng suất, thời gian giao hàng, minh bạch, tiết giảm năng lượng, tài nguyên và bảo vệ môi trường. Ðồng thời, Chính phủ sớm phê duyệt "Chiến lược phát triển ngành dệt may và da giày Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035" để ngành có thể tự chủ nguyên phụ liệu, đáp ứng quy tắc xuất xứ của các FTA, ứng dụng công nghệ 4.0, hiện đại hóa sản xuất, chuyển đổi số, xây dựng thương hiệu…

 

Nguồn: Phòng TTCN

Tin cũ hơn
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: duy.doanh@yahoo.com.vn
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 121/GP-TTĐT ngày 16 tháng 7 năm 2019 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 3.151.721