VITIC
Xuất nhập khẩu

Xuất khẩu tôm sang Mỹ và những diễn biến liên quan

25/11/2024 09:03

- Xem thêm hị trường xuất nhập khẩu thủy sản 10 tháng đầu năm 2024 và dự báo tại đây;
- Xem thêm Báo cáo tình hình thị trường logistics Nhật Bản, Hàn Quốc và những lưu ý đối với Việt Nam, số tháng 10/2024 tại đây;




Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ tháng 10 năm nay đạt hơn 80 triệu USD, tăng 17%. Lũy kế 10 tháng, XK tôm sang thị trường này thu về 646 triệu USD, tăng 10% so với cùng kỳ.


Ảnh minh hoạ, nguồn Internet

NK tôm vào Mỹ từ top 3 nguồn cung chính đều giảm, điều này làm tăng lo ngại về tình trạng thiếu hụt nguồn cung. Tâm lí thị trường và tình hình kinh tế lạc quan hơn, tồn kho giảm, tình trạng cung vượt cầu đã được cân bằng trở lại. Nên nhu cầu NK từ Mỹ dự kiến sẽ cao hơn và giá tôm trên thị trường này cũng được cải thiện và có chiều hướng tăng.

Giá trung bình XK tôm chân trắng Việt Nam sang Mỹ trong năm nay, ghi nhận tăng liên tục từ tháng 2 đến tháng 7, sau đó giảm liên tục trong quý 3 xuống 9,9 USD/kg trong tháng 9 và tăng trở lại 10,3 USD/kg trong tháng 10.

Giá trung bình XK tôm sú Việt Nam sang Mỹ trong năm nay không ổn định, đạt cao nhất 18,9 USD/kg trong tháng 3, sau đó giảm liên tục trong 3 tháng tiếp sau đó. Giá tôm sú trồi sụt liên tục từ tháng 6 đến tháng 10 với giá đạt 15,2 USD/kg trong tháng 10.

Trên thị trường bán lẻ của Mỹ trong tháng 10 năm nay, trong số các sản phẩm thủy sản đông lạnh, tôm đông lạnh tiếp tục là mặt hàng có doanh số cao nhất cả về khối lượng và giá trị bán ra, với giá trị bán ra tăng 6% trong tháng 10. Tôm tươi cũng ghi nhận doanh số bán ra tăng trong tháng 10. Nhu cầu cả 2 mặt hàng này tăng, một phần do giá trung bình giảm, kích thích nhu cầu của người tiêu dùng Mỹ.

Đề xuất tăng thuế NK hàng hóa vào Mỹ của ông Trump sau khi tái đắc cử, khiến DN Mỹ có xu hướng đẩy nhanh tốc độ nhập hàng, để tích trữ hàng trước thuế. Nên trong các tháng cuối năm, nhu cầu NK hàng hóa của Mỹ trong đó có tôm sẽ tiếp tục tăng. Nhưng cũng đòi hỏi các DN có sự chuẩn bị kỹ lưỡng để đối phó với những rủi ro như tăng cước vận tải.

Nhập khẩu tôm của Mỹ từ Ecuador giảm

Tháng 9/2024, lượng nhập khẩu từ Ecuador giảm 17% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, lượng nhập khẩu từ tất cả các nhà cung cấp lớn của Châu Á đều tăng. Lượng nhập khẩu từ Ấn Độ tăng 2%, lượng nhập khẩu từ Indonesia tăng 14% và lượng nhập khẩu từ Việt Nam tăng 21%.

Trong quý 3 năm 2024, lượng nhập khẩu từ Ecuador giảm 21% so với năm 2023, lượng nhập khẩu từ Ấn Độ giảm 8% và lượng nhập khẩu từ Indonesia giảm 4%. Ngược lại, lượng nhập khẩu từ Việt Nam tăng 7%.

Về khối lượng nhập khẩu trong 9 tháng đầu năm nay, Ecuador giảm 8% vào năm 2023, Ấn Độ giảm 1% và Indonesia giảm 12%. Ngược lại, Việt Nam tăng 9%.

Về các sản phẩm tôm NK chính vào Mỹ, tháng 9/2024, NK tôm thịt (chủ yếu là tôm PD và PDTO) tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Quý 3/2024, NK sản phẩm này tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái và 9 tháng đầu năm, tăng 1% so với cùng kỳ. NK trong 9 tháng đầu năm, từ Ấn Độ, Ecuador và Việt Nam tăng lần lượt 3%, 2% và 27%. NK sản phẩm này trong 9 tháng đầu năm từ Indonesia giảm 19%. Năm 2024, sản phẩm này của Ấn Độ dẫn đầu nguồn cung với thị phần 57%.

NK tôm còn vỏ (chủ yếu là HLSO và HLSO EZP) của Mỹ trong 9 tháng đầu năm giảm 12% so với cùng kỳ năm ngoái. Lượng nhập khẩu từ Ecuador, Indonesia, Ấn Độ và Việt Nam giảm lần lượt 14%, 7%, 17% và 5%. Năm 2024, Ecuador thống lĩnh nguồn cung với 52% thị phần.

NK tôm hấp và tẩm gia vị (chủ yếu là PD và PDTO) giảm 9% trong 9 tháng đầu năm. Lượng nhập khẩu từ Ấn Độ, Indonesia và Việt Nam giảm lần lượt 12%, 15% và 11%. Lượng nhập khẩu từ Ecuador tăng 21%. Năm 2024, Ấn Độ thống lĩnh nguồn cung với 39% thị phần.

NK tôm tẩm bột tăng 2% tính đến tháng 9 năm nay. Nhập khẩu từ Indonesia, Việt Nam, Ecuador và Ấn Độ tăng lần lượt 1%, 28% và 204%. Nhập khẩu từ Ecuador giảm 17%. Năm 2024, Indonesia thống trị nguồn cung với thị phần 40%.

Ngày 19/11/2024, Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ (USITC) đã xác định ngành công nghiệp tôm nội địa Mỹ bị thiệt hại do tôm nhập khẩu được bán với giá thấp hơn giá trị hợp lý hoặc được hưởng lợi từ các khoản trợ cấp.

USITC đã khẳng định kết luận của Bộ Thương mại Mỹ (DOC) về việc tôm nước ấm đông lạnh từ Indonesia được bán tại Mỹ với giá thấp hơn giá trị hợp lý là có cơ sở. Đồng thời, USITC cũng đồng tình với các kết luận của DOC về việc tôm nhập khẩu từ Ecuador, Ấn Độ và Việt Nam được hưởng trợ cấp từ chính phủ trong nước. Quyết định này “mở đường” cho Bộ Thương mại Mỹ ban hành lệnh áp thuế đối kháng đối với tôm nhập khẩu từ Ecuador, Ấn Độ và Việt Nam, cũng như lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với tôm từ Indonesia.

Nếu lệnh áp thuế được ban hành, XK tôm Việt Nam sang Mỹ lại đối mặt với thêm thách thức. Các DN tôm Việt lại phải xoay sở và tìm cách giữ thị trường như tập trung vào các sản phẩm không bị áp thuế.

 

Nguồn: Vasep.vn
Link nguồn

Tin cũ hơn
  • Nỗ lực đưa kim ngạch thương mại song phương Việt Nam – Indonesia đạt 18 tỷ USD
    Việt Nam là đối tác chiến lược duy nhất trong khối ASEAN của Indonesia; hai bên mong muốn sớm đưa kim ngạch thương mại song phương lên một tầm cao mới nhằm tạo nền tảng hợp tác trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là về thương mại và đầu tư. Theo số liệu thống kê từ Cơ quan Thương mại Quốc tế (ITC), hiện Việt Nam xếp vị trí thứ 9 trên toàn cầu trong tốp 10 nguồn cung hàng hóa lớn nhất của Indonesia, đồng thời xếp vị trí thứ 04 trong khối ASEAN (sau Singapore, Malaysia và Thái Lan).
  • Quy định mới của EU ảnh hưởng tới xuất khẩu của Việt Nam
    Tại hội thảo “Tiềm năng xuất khẩu các sản phẩm chính ngạch sang thị trường châu Âu” ngày 18/11, ông Đinh Sỹ Minh Lăng, Vụ Thị trường Châu Âu – Châu Mỹ - Bộ Công Thương, cho rằng sau 4 năm Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) có hiệu lực (từ 8/2020), EU hiện là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam.
  • Việt Nam có nhiều tiềm năng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn
    Cây sắn là một trong số các cây trồng được đưa vào danh mục sản phẩm cây trồng chủ lực quốc gia, đóng góp vai trò vô cùng quan trọng vào việc phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn và góp phần nâng cao đời sống cho người nông dân.
  • Sản phẩm OCOP hướng đến xuất khẩu
    Các tỉnh miền Trung Tây Nguyên có hàng trăm sản phẩm OCOP, nhiều sản phẩm đủ khả năng vươn ra thế giới, nhất là thị trường Việt Nam đã ký kết Hiệp định thương mại tự do.
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: duy.doanh@yahoo.com.vn
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 153/GP-TTĐT ngày 5 tháng 7 năm 2024 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 4.043.453