VITIC
Xuất nhập khẩu

Xuất khẩu máy móc thiết bị của Việt Nam tăng trên 30%

27/10/2022 17:42

9 tháng đầu năm nay, tổng xuất khẩu máy móc thiết bị của cả nước đạt 34,2 tỷ USD, tăng 30,3% so với cùng kỳ năm 2021, chiếm tỷ trọng 13,9% tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa của cả nước.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong tháng 9/2022, kim ngạch xuất khẩu máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng của Việt Nam đạt gần 4,15 tỷ USD, giảm 7,73% so với tháng 8/2022, song tăng 38,79% so với với tháng 9/2021 và chiếm tỷ trọng 12,11% tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Tính chung 9 tháng đầu năm nay, tổng xuất khẩu máy móc thiết bị của cả nước đạt 34,2 tỷ USD, tăng 30,3% so với cùng kỳ năm 2021, chiếm tỷ trọng 13,9%.

Xuất khẩu máy móc thiết bị sang Hoa Kỳ chiếm 44,14%

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu máy móc thiết bị lớn nhất của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2022 với tổng kim ngạch đạt gần 15,1 tỷ USD, tăng 30,13% so với cùng kỳ năm 2021, chiếm tỷ trọng tới 44,14% tổng kim ngạch xuất khẩu máy móc thiết bị của cả nước. Riêng trong tháng 9/2022, xuất khẩu máy móc thiết bị sang thị trường này đạt 1,91 tỷ USD, tăng 8,15% so với tháng 8/2022 và tăng 47,99% so với tháng 9/2021.

Xuất khẩu máy móc thiết bị sang khối thị trường EU-27 đạt hơn 4,17 tỷ USD,chiếm tỷ trọng cao thứ hai trong 9 tháng đầu năm nay (chiếm 12,2%), tăng 40,58% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp đến là các thị trường: Trung Quốc chiếm 7,79%; ASEAN chiếm tỷ trọng 7,12%; Hàn Quốc chiếm 6,17%; Nhật Bản chiếm 6,05%; Anh chiếm 1,87%; Hồng Kông chiếm 1,85%; Ấn Độ chiếm 1,74%; Mexico chiếm 1,45%…

Đáng chú ý, xuất khẩu máy móc thiết bị sang một số thị trường trong 9 tháng đầu năm nay tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2021 như: Angola tăng 1.294%; Brunei tăng 471,66%; Colombia tăng 310,92%; Romania tăng 101,98%; Mozambique tăng 82,82%; Thái Lan tăng 80,29%; Australia tăng 76,8%. Riêng trong tháng 9/2022, xuất khẩu máy móc tăng mạnh sang các thị trường: Phần Lan tăng 310,15%; Bỉ tăng 232,56%; Lào tăng 230,28%; Colombia tăng 217,33%; Myanmar tăng 213,44%; Thái Lan tăng 197,27%; Mozambique tăng 165,01%; Hà Lan tăng 139,87%; Ai Cập tăng 138,23%; Indonesia tăng 106,79%...

Thị trường xuất khẩu máy móc, thiết bị của Việt Nam trong tháng 9 và 9 tháng năm 2022

Thị trường xuất khẩu

T9/2022 (Triệu USD)

So với T8/2022 (%)

So với T9/2021 (%)

9T2022 (Triệu USD)

So với 9T2021 (%)

Tỷ trọng XK 9T2022 (%)

Tổng

4.145,01

-7,73

38,79

34.204,85

30,3

100

Hoa Kỳ

1.912,51

8,15

47,99

15.096,95

30,13

44,14

EU-27

563,47

-6,19

93,61

4.172,85

40,58

12,2

Hà Lan

220,63

6,84

139,87

1.432,67

53,84

4,19

Đức

158,32

-0,08

93,42

1.175,36

30,94

3,44

Italy

46,17

-15,75

94,63

337,52

51,02

0,99

Séc

35,21

24,91

83,24

210,92

54,72

0,62

Ba Lan

18,62

-37,93

90,89

185,22

26,16

0,54

Áo

18,72

-36,26

29,16

163,34

0,31

0,48

Bỉ

12,45

-36,22

232,56

146,27

61,9

0,43

Tây Ban Nha

12,11

-36,64

-2,99

144,27

13,88

0,42

Pháp

19,28

-13,27

95,75

136,64

60,95

0,4

Romania

6,36

-30,05

-35,1

104,63

101,98

0,31

Thụy Điển

7,21

-27,89

-2,25

57,25

17,6

0,17

Hungary

6,12

-29,56

17,26

49,40

27,33

0,14

Đan Mạch

1,91

-56,68

30,5

26,07

51,52

0,08

Phần Lan

0,37

14,47

310,15

3,32

-71,14

0,01

Trung Quốc

376,68

-11,09

56,87

2.662,91

39,74

7,79

ASEAN

282,34

-7,16

51,3

2.436,02

46,12

7,12

Thái Lan

96,39

14,1

197,27

696,07

80,29

2,03

Singapore

63,39

-9,46

6,17

571,21

24,91

1,67

Malaysia

44,59

1,6

0,45

410,59

58,55

1,2

Philippines

31,16

-37,37

18,57

343,33

34,8

1

Indonesia

32,47

-3,98

106,79

249,96

40,81

0,73

Campuchia

6,91

-48,08

18,07

92,64

22,59

0,27

Lào

5,71

-5,01

230,28

45,53

14,92

0,13

Myanmar

1,63

-41,23

213,44

24,63

44,03

0,07

Brunây

0,09

27,71

2,05

471,66

0,01

Hàn Quốc

196,57

-37,42

-29,06

2.109,25

14,38

6,17

Nhật Bản

223,99

-8,79

22,65

2.070,04

10,09

6,05

Anh

91,48

-1,39

85,47

638,93

34,48

1,87

Hồng Kông

60,12

-27,13

-9,72

633,22

13,76

1,85

Ấn Độ

83,05

-17,76

49,85

596,73

25,88

1,74

Mexico

54,17

-19,09

51,75

495,60

50,35

1,45

Australia

34,07

-49,34

-6,94

430,15

76,8

1,26

Đài Loan

37,68

-18,98

40,61

354,26

37,68

1,04

Canada

24,83

-36,06

-13

316,34

43,49

0,92

Chile

31,68

-54,45

-16,21

295,55

15,07

0,86

UAE

30,50

24,51

7,85

244,43

17,68

0,71

Brazil

12,21

-23,45

-20,69

154,96

6,95

0,45

Nga

3,79

-52,63

-84,78

96,91

-39,06

0,28

Thổ Nhĩ Kỳ

8,56

-7,04

40,11

83,38

52,3

0,24

Colombia

11,05

-25,76

217,33

82,39

310,92

0,24

Nam Phi

5,16

-5,84

43,6

47,02

43,99

0,14

Ả Rập Xê Út

2,89

-27,52

50,57

40,57

55,7

0,12

New Zealand

4,89

-12,93

-7,07

37,74

-5,84

0,11

Achentina

2,36

-62,59

42,97

32,94

61,78

0,1

Ai Cập

6,37

123,19

138,23

28,09

16,51

0,08

Bangladesh

0,73

-54,58

15,68

11,18

-2,65

0,03

Thụy Sỹ

1,09

10,94

73,02

10,43

-19,06

0,03

Pakistan

1,01

35,52

-42,64

9,42

-26,67

0,03

Cộng hòa Tanzania

0,55

-27,43

81,51

5,98

25,76

0,02

Mozambique

1,44

439,8

165,01

4,45

82,82

0,01

Ukraine

0,13

-54,93

-92,26

3,84

-66,34

0,01

Na Uy

0,49

-15,94

-7,33

2,88

-44,93

0,01

Angola

0,54

891,48

2,63

1294

0,01

Nguồn: Tính toán từ số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan

Thiết bị điện dùng cho điện thoại hữu tuyến được xuất khẩu nhiều nhất

Chủng loại máy móc, thiết bị được Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất trong 9 tháng đầu năm 2022 là thiết bị điện dùng cho điện thoại hữu tuyến với tổng kim ngạch đạt gần 15,36 tỷ USD, tăng 56,57% so với cùng kỳ năm 2021; chiếm 44,9% tổng trị giá xuất khẩu máy móc thiết bị của cả nước (tăng mạnh so với mức tỷ trọng 37,37% của 9 tháng đầu năm 2021). Riêng trong tháng 9/2022, xuất khẩu chủng loại này đạt 2,31 tỷ USD, tăng nhẹ (0,49%) so với tháng 8/2022 và tăng mạnh (72,42%) so với tháng 9/2021.

Tiếp đến là các chủng loại: Biến thế điện, máy biến đổi điện tĩnh đạt hơn 3,13 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 9,16%; ắc quy điện đạt 1,6 tỷ USD, chiếm 4,69%; động cơ điện và máy phát điện đạt 1,35 tỷ USD, chiếm 3,95%...

Đáng chú ý, xuất khẩu nhiều chủng loại máy móc thiết bị trong 9 tháng năm 2022 tăng cao so cùng kỳ năm 2021 là: Rađa, các thiết bị dẫn đường bằng sóng vô tuyến tăng 1.066%; thiết bị tinh thể lỏng; thiết bị tạo tia laser; các thiết bị và dụng cụ quang học khác tăng 854,9%; máy hút bụi tăng 823,7%; thiết bị và dụng cụ dùng để hàn tăng 599,99%; động cơ đốt trong tăng 341,69%; các loại máy cán tăng 323,13%; thiết bị ghi thời gian tăng 282,81%; đèn điện xách tay tăng 185,79%; rơ-moóc và bán rơ-moóc tăng 185,79%; máy chế biến bột giấy từ vật liệu sợi xenlulo tăng 180,36%; máy dùng để sơ chế thuộc da tăng 174,29%; máy chế biến công nghiệp sản xuất thực phẩm, đồ uống tăng 172,72%; cần cẩu các loại tăng 149,79%…

Ngành cơ khí chủ động bắt kịp công nghệ mới

Theo dự báo, tổng nhu cầu thị trường cơ khí của Việt Nam từ nay đến năm 2030 có thể đạt hơn 300 tỷ USD. Hiện có hoảng 25.000 doanh nghiệp cơ khí đang hoạt động, chiếm gần 30% tổng số doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo tại Việt Nam. Tuy nhiên, ngành cơ khí Việt Nam mới chỉ đáp ứng khoảng gần 1/3 nhu cầu sản phẩm cơ khí trong nước.

Trong suốt 15 năm qua, ngành cơ khí Việt Nam chậm phát triển hơn so với rất nhiều nước trong khu vực.Thế hệ máy công cụ dùng để gia công sản xuất ở các xí nghiệp cơ khí nội địa Việt Nam còn thua kém so với các nước trong khu vực. Đáng chú ý, tương tự nhiều ngành hàng khác, cơ khí cũng là ngành đang phụ thuộc rất lớn vào việc nhập khẩu vật tư, trang thiết bị.

Hiện nay, ngành công nghiệp cơ khí có 2 khối doanh nghiệp. Thứ nhất là khối doanh nghiệp cơ khí nội địa. Thứ hai là khối doanh nghiệp FDI 100% vốn nước ngoài hoặc theo hình thức liên doanh (chiếm tới hơn 90% giá trị xuất khẩu và chiếm 70% giá trị nhập khẩu máy móc của cả nước).Đầu tư cho lĩnh vực cơ khí cần lượng vốn lớn, thời gian quay vòng vốn chậm… Doanh nghiệp phải có đủ tiền, công nghệ cũng như chính sách hỗ trợ đi kèm.

Muốn thúc đẩy phát triển ngành cơ khí, Nhà nước phải có quy hoạch lộ trình rõ ràng để phát triển ngành công nghiệp cơ khí. Việc hình thành các trung tâm sản xuất công nghiệp nói chung, cơ khí nói riêng rất cần thiết.Ngành cơ khí Việt Nam cũng cần thay đổi nhiều về tư duy sản phẩm. Việt Nam nên lựa chọn các sản phẩm cơ chí có thể có dư địa thị trường cũng như sức cạnh tranh; tập trung quan tâm phát triển các sản phẩm cơ khí nhất định.

Chính sách phát triển cơ khí nói riêng nằm trong tổng hòa chính sách phát triển công nghiệp và nền kinh tế nói chung. Bên cạnh đó, cần có những chính sách ưu đãi cụ thể rõ ràng như chính sách thuế, chính sách đất đai, chính sách đào tạo nguồn nhân lực cho cơ khí… Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 kéo theo những tiến bộ của khoa học và công nghệ đang diễn ra rất nhanh. Nếu không chủ động bắt kịp công nghệ mới tiên tiến của các nước, ngành cơ khí Việt Nam sẽ rất khó phát triển, thậm chí phải tiếp nhận những công nghệ thải loại từ các nước khác. Những sự kiện như triển lãm máy móc MTA Hanoi 2022 vừa qua là rất cần thiết để các doanh nghiệp Việt Nam có thể chủ động tiếp cận công nghệ, trang thiết bị mới cho sản xuất cơ khí, cũng như có thêm cơ hội để mở rộng phát triển với những đơn hàng mới.


 

Nguồn: Phòng TTCN

Tin cũ hơn
  • Tình hình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 9 và 9 tháng/2022
    Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước trong tháng 9/2022 đạt 58,21 tỷ USD, giảm 7,77 tỷ USD so với tháng 8, tương ứng giảm 11,8%. Trong đó, xuất khẩu là 29,82 tỷ USD, giảm 5,1 tỷ USD, tương ứng giảm 14,6%; nhập khẩu là 28,39 tỷ USD, giảm 2,67 tỷ USD, tương ứng giảm 8,6%.
  • Nhập khẩu máy tính và linh kiện điện tử tăng 18,58%
    9 tháng năm 2022, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng máy tính và linh kiện điện tử đạt trên 63,96 tỷ USD, tăng 18,58% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 23,21% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của cả nước.
  • Tháng 9/2022: xuất khẩu linh kiện phụ tùng ô tô giảm mạnh
    Mặc dù trong tháng 9/2022, xuất khẩu linh kiện và phụ tùng ô tô của Việt Nam đạt 259,03 triệu USD, giảm mạnh (62,71%) so với tháng trước và giảm 40,14% so với cùng kỳ năm trước. Nhưng 9 tháng năm 2022, tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng trên đạt 5,16 tỷ USD, tăng 15,03% so với cùng kỳ năm 2021
  • Xuất khẩu điện thoại và linh kiệnđạt trên 45 tỷ USD
    9 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu điện thoại và linh kiện của nước ta đạt 45,09 tỷ USD, tăng 9,93% so với cùng kỳ năm 2021 và chiếm trên 15,97% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: duy.doanh@yahoo.com.vn
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 153/GP-TTĐT ngày 5 tháng 7 năm 2024 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 4.003.318