VITIC
Thị trường thế giới

Xác định một số lĩnh vực hợp tác mới trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Bulgaria

29/02/2024 07:04

Bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) lần thứ 13, diễn ra từ 26-29/02 tại Abu Dhabi (Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất –UAE), Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diễn đã có buổi tiếp ông Bogdan Bogdanov, Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Công nghiệp Bulgaria.

Tại buổi tiếp, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho rằng để đẩy mạnh hơn nữa hợp tác thương mại và đầu tư song phương, hai bên cần duy trì triển khai hiệu quả cơ chế Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác kinh tế, khoa học và kỹ thuật giữa Việt Nam và Bulgaria. Thời gian tới, Bộ trưởng đề nghị hai bên thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực, như: nông nghiệp, hóa chất, dược phẩm; xem xét khả năng mở rộng hợp tác phát triển các ngành công nghiệp có tính chất nền tảng, như: công nghiệp vật liệu, công nghiệp hỗ trợ, chế biến, chế tạo, năng lượng tái tạo... Cùng đó, hai bên hợp tác phát triển một số ngành mang tính đột phá, phù hợp với xu thế quốc tế mới về công nghệ xanh, năng lượng mới.  

Doanh nghiệp Việt Nam – Bulgaria có nhiều cơ hội hợp tác sản xuất, xuất khẩu - Nguồn: Báo Công thương

Về phía Bulgaria, Bộ trưởng Bogdan Bogdanov khẳng định luôn coi trọng và mong muốn thúc đẩy hợp tác với Việt Nam trong nhiều lĩnh vực, nhất là trong kinh tế, thương mại và đầu tư, với mục tiêu nâng cao kim ngạch thương mại song phương và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hai nước đầu tư vào thị trường của nhau trong các lĩnh vực nông nghiệp, dược phẩm, khai khoáng, năng lượng... Với vị trí địa lý của mình, Bulgaria sẵn sàng làm cửa ngõ để hàng hóa Việt Nam thâm nhập vào thị trường châu Âu.

Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Công nghiệp Bulgaria cho biết sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương Việt Nam và các cơ quan hữu quan trong nước để thúc đẩy trao đổi trong các nội dung hợp tác mà hai bên cùng quan tâm và tổ chức thành công Khóa họp lần thứ 24 của Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác kinh tế, khoa học và kỹ thuật tại Thủ đô Sofia, Bulgaria trong năm 2024
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong tháng 1/2024, Việt Nam đã xuất khẩu sang Bulgaria tổng 18,91 triệu USD, tăng 162,81% so với tháng trước và tăng 230,87% so với cùng tháng năm trước. Ở chiều ngược lại, Việt Nam nhập khẩu từ Bulgaria tổng 3,3 triệu USD, giảm 71,21% so với tháng trước nhưng tăng 77,9% so với cùng tháng năm trước. Tổng kim ngạch thương mại song phương đạt 22,21 triệu USD, thặng dư thương mại của Việt Nam với thị trường Bulgaria đạt 15,61 triệu USD.

Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Bulgaria gồm sợi bông, càphê hạt, cao su thiên nhiên, gạo, hạt điều, quần áo, túi xách, giày da, giày thể thao, máy tính, điện thoại di động, linh kiện điện tử, bàn ghế văn phòng, sản phẩm nhựa dân dụng, thuốc lá nguyên liệu…Trong khi đó, các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu vẫn là sắt phế liệu, cao lanh, hóa chất, chế phẩm kích thích tăng trưởng cây trồng, lúa mỳ, hoa quả khô, thiết bị báo động, hạt hướng dương, dầu thực vật, rượu mạnh, rượu vang, tân dược, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, vải nguyên liệu và phụ liệu.

Hai nước có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển quan hệ kinh tế; trong đó, dựa trên nền tảng quan hệ truyền thống tốt đẹp, doanh nghiệp Việt Nam và Bulgaria có thể thúc đẩy trao đổi thương mại và đầu tư song phương. Đặc biệt, doanh nghiệp có thể tận dụng lợi thế của Hiệp định EVFTA mang lại và dành ưu đãi cho nhau về mở cửa thị trường, qua đó sẽ giúp mở rộng hơn nữa thị phần cho hàng hóa xuất khẩu, nhất là những sản phẩm thế mạnh của hai nước.




Thùy Ngân (VITIC) tổng hợp

 
Tin cũ hơn
  • Bộ Tài chính đề xuất mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt trong thực hiện FTA Việt Nam – Israel
    Theo Bộ Tài chính, việc chuyển đổi biểu thuế được thực hiện để đảm bảo tuân thủ cam kết tại Hiệp định VIFTA, Danh mục AHTN 2022 và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Thuế suất ban hành trong Nghị định được xây dựng trên nguyên tắc tuân thủ cam kết theo Lộ trình cắt giảm thuế quan của Việt Nam trong Hiệp định VIFTA.
  • Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới biến động rất mạnh
    Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, kết thúc tuần giao dịch vừa qua (19 - 23/2), thị trường hàng hóa biến động rất mạnh. Điều này thể hiện qua sự phân hóa, giằng co rõ rệt giữa các mặt hàng,
  • Nỗ lực xử lý dứt điểm các tồn tại về IUU trước đợt thanh tra lần thứ 5 của EC
    ​Đầu tháng 2/2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) đã chủ trì cuộc họp lần thứ 9 của Ban Chỉ đạo quốc gia về chống khai thác IUU. Cũng tại cuộc họp, Phó Thủ tướng đã yêu cầu các Bộ, Ban ngành và 28 tỉnh, thành ven biển tập trung chỉ đạo giải quyết dứt điểm các tồn tại, hạn chế mà Đoàn Thanh tra lần thứ 4 của Ủy ban châu Âu (EC) đã chỉ ra trong đợt kiểm tra vào tháng 10/2023.
  • Năng lượng dẫn dắt xu hướng thị trường hàng hóa
    Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, kết thúc ngày giao dịch hôm qua (20/2), lực bán mạnh chiếm ưu thế đã kéo chỉ số MXV-Index suy yếu 0,36% xuống 2.112 điểm. Dòng tiền đã trở lại thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới một cách mạnh mẽ
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: duy.doanh@yahoo.com.vn
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 121/GP-TTĐT ngày 16 tháng 7 năm 2019 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 3.179.258