VITIC
THỊ TRƯỜNG - NGÀNH HÀNG

Việt Nam xuất siêu gần 681 triệu USD linh kiện phụ tùng ô tô trong 5 tháng đầu năm 2022

27/06/2022 14:37

Trong 5 tháng đầu năm 2022, nhập khẩu linh kiện phụ tùng ô tô của cả nước đạt kim ngạch gần 2,3 tỷ USD, trong khi xuất khẩu linh kiện phụ tùng đạt gần 2,98 tỷ USD. Theo đó, Việt Nam xuất siêu gần 681 triệu USD linh kiện phụ tùng ô tô.

Trong tháng 5/2022, số lượng ô tô nguyên chiếc được nhập khẩu về Việt Nam tiếp tục tăng về cả lượng và giá trị; cùng với đó, lượng linh kiện lắp ráp tăng mạnh cũng được kỳ vọng sẽ giúp bù đắp nguồn cung thiếu thốn thời gian qua.

Về sản xuất: Theo Tổng cục Thống kê, trong tháng 5 năm 2022, Việt Nam sản xuất, lắp ráp ước đạt 44,52 nghìn chiếc ô tô, tăng 17,6% so với tháng 4/2022 và tăng 10,3% so với tháng 5/2021. Tổng sản lượng ô tô trong 5 tháng đầu năm 2022 đạt hơn 190,45 nghìn chiếc, tăng 13,2% so với cùng kỳ năm 2021 và tăng mạnh (159,1%) so với cùng kỳ năm 2020.

Về tiêu thụ: Báo cáo kết quả kinh doanh của Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) cho thấy, doanh số bán hàng của các đơn vị thành viên trong tháng 5/2022 đạt 43.816 xe các loại, tăng 3,4% so với tháng 4/2022 và tăng 71% so với cùng kỳ năm trước.Trong đó, xe lắp ráp trong nước đạt 25.580 xe, tăng 1% và xe nhập khẩu nguyên chiếc là 18.236 xe, tăng 7% so với tháng 4/2022.

Tính đến hết tháng 5/2022, tổng doanh số bán hàng của toàn thị trường tăng 39% so với 2021. Trong đó, doanh số bán hàng của xe lắp ráp trong nước là 105.022 xe, tăng 47%, trong khi xe nhập khẩu chỉ là 71.659 xe, tăng 29% so với cùng kì năm 2021. Về chủng loại, xe ô tô du lịch tăng 57%; xe thương mại giảm 5% và xe chuyên dụng tăng 21% so với cùng kỳ năm 2021.

Theo số liệu từ VAMA và TC Group (chưa bao gồm Vinfast do chưa công bố) Toyota Vios dẫn đầu các mẫu xe bán chạy nhất tháng 5/2022 với doanh số 3.887 chiếc. Honda City dẫn đầu trong tháng 4/2022 nhưng tháng này về vị trí thứ 9. Công ty Honda Việt Nam (HVN) cho biết doanh số bán lẻ mảng kinh doanh ô tô trong tháng 5/2022 giảm 47,8% so với tháng trước do tình trạng thiếu chip toàn cầu.

Trong suốt thời gian vừa qua, ngành sản xuất ô tô nói riêng đang phải gánh chịu hệ quả nặng nề hậu Covid-19, các xung đột kinh tế- chính trị, dẫn đến thiếu hụt nguồn cung chip bán dẫn toàn cầu cùng với việc giá nguyên liệu đầu vào tăng đã ảnh hưởng đến việc sản xuất lắp ráp xe trong nước khiến nhiều mẫu xe phải sản xuất cầm chừng.

Mặc dù là tháng cuối cùng chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ có hiệu lực (Nghị định 103/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định về mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước) nhưng cũng không tạo được đột biến qua lớn cho thị trường ô tô trong nước như lần giảm lệ phí trước bạ tương tự của năm 2020.

Số lượng xe bán ra lại không được như kỳ vọng, chỉ tăng nhẹ (3,4%) so với tháng trước. Nguyên nhân được cho là các nhà sản xuất xe vẫn đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng linh kiện, thiếu chip… ngày càng trầm trọng, không đủ đáp ứng nguồn cung. Ngoài ra, việc khan hiếm xe cũng là lý do để một số hãng, đại lý điều chỉnh giá bán xe, thậm chí găm hàng một số mẫu xe ăn khách, ép khách hàng muốn nhận xe sớm phải mua các phụ kiện đi kèm mới có thể nhận xe…

Dự báo, doanh số trong những tháng tới thị trường có thể sẽ “hạ nhiệt” bởi các nguyên nhân trên không thể giải quyết một sớm một chiều. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc thị trường ôtô sẽ không có sự tăng trưởng. Ở giai đoạn còn lại của năm 2022, nhiều mẫu xe mới sẽ được ra mắt cũng như Triển lãm Ôtô Việt Nam 2022 sẽ trở lại trong tháng 10, hứa hẹn sẽ tạo ra những cú hích về mặt doanh số.

Bảng 1: Đánh giá chung về tình hình sản xuất và kinh doanh mặt hàng ô tô và linh kiện phụ tùng tháng 5 năm 2022

Chủng loại

Tháng 5/2022

T5/2022 so với T5/2021

5 tháng 2022

5T/2022 so với 5T/2021

Lượng (chiếc)

Trị giá (Triệu usd)

Lượng (%)

Trị giá (%)

Lượng (chiếc)

Trị giá (Triệu usd)

Lượng (%)

Trị giá (%)

1.

Nhập khẩu ô tô các loại và linh kiện phụ tùng

 

 

 

 

1.1

Ô tô nguyên chiếc các loại

13.847

365

-11,2

-2,2

50.836

1.281

-22,7

-14,7

Ô tô 9 chỗ ngồi trở xuống

9.248

192

-9,9

-2,7

39.369

807

-9,8

3,3

Ô tô trên 9 chỗ ngồi

17

0,1

-65,3

-91,3

32

1

-64,4

-75,2

Ô tô vận tải

3.055

103

-9,0

16,7

6.785

258

-55,8

-33,5

Ô tô khác

1.525

71

-21,0

-18,6

4.650

215

-30,2

-34,9

1.2

Linh kiện phụ tùng

 

539,93

 

 

 

2.298,35

 

37,3

2.

Xuất khẩu linh kiện phụ tùng

 

582,71

 

 

 

2.979,30

 

6,4

3.

Sản xuất và tiêu thụ ô tô

 

 

 

 

 

 

 

 

3.1

Sản xuất

44.520

 

10,3

 

190.453

 

13,2

 

3.2

Tiêu thụ

43.816

 

71,3

 

192.408

 

52,0

 

Xe lắp ráp trong nước

25.580

 

85,0

 

105.022

 

47,0

 

Xe nhập khẩu

18.236

55,1

71.659

 

29,9

 

Nguồn: Tính toántừ số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan và VAMA

Về xuất nhập khẩu linh kiện, phụ tùng ô tô:Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong 5 tháng đầu năm 2022, kim ngạch nhập khẩu linh kiện và phụ tùng ô tô các loại của cả nước đạt gần 2,3 tỷ USD, tăng 37,3% so với cùng kỳ năm 2021 và tăng mạnh (72,7%) so với cùng kỳ năm 2021. Trong khi đó, xuất khẩu linh kiện phụ tùng ô tô đạt gần 2,98 tỷ USD, tăng 6,4% so với cùng kỳ 2021 và tăng 49,6% so cùng kỳ năm 2020. Như vậy, Việt Nam xuất siêu được gần 681 triệu USD linh kiện phụ tùng ô tô trong 5 tháng đầu năm nay.

Riêng đối với nhập khẩu của khối DN vốn đầu tư nước ngoài, nhập khẩu linh kiện phụ tùng ô tô của khối này trong tháng 5/2022 đạt 200,15 triệu USD, tăng nhẹ (0,34%) so với tháng 4/2022 nhưng giảm 4,22% so với 5/2021. Tổng trị giá linh kiện ô tô nhập khẩu của khối DN này trong 5 tháng đầu năm 2022 đạt 925,19 triệu USD, giảm nhẹ (0,98%) so với cùng kỳ năm 2021; chiếm tỷ trọng 40,25% tổng nhập khẩu linh kiện ô tô của cả nước.

Biểu đồ 1: Kim ngạch nhập khẩu linh kiện, phụ tùng ô tô các tháng giai đoạn 2020-2022

Nguồn: Tính toántừ số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan

Về thị trường nhập khẩu,trong 5 tháng đầu năm nay, Việt Nam nhập khẩu linh kiện phụ tùng ô tô chủ yếu từ các thị Hàn Quốc với trị giá đạt 647,61 triệu USD, tăng 13,55% so với cùng kỳ năm 2021; chiếm tỷ trọng 28,18% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước.

Trung Quốc là thị trường cung cấp lớn thứ hai với kim ngạch 5 tháng đạt 502,07 triệu USD, tăng 25,65% so với cùng kỳ năm 2021; chiếm tỷ trọng 21,84% tổng kim ngạch nhập khẩu linh kiện phụ tùng ô tô của cả nước.

Thị trường lớn thứ ba cung cấp linh kiện phụ tùng ô tô cho Việt Nam là ASEAN đạt 475,5 triệu USD, giảm 4,96% so với cùng kỳ năm trước, chiếm tỷ trọng 20,69%. Trong đó, Thái Lan là thị trường cung cấp lớn nhất trong khối ASEAN đạt 378,45 triệu USD, giảm 0,6% so cùng kỳ.

Tiếp đến là các thị trường: Nhật Bản chiếm tỷ trọng 15,53%; Ấn Độ chiếm 5,99%; EU-27 chiếm 2,11%; Hoa Kỳ chiếm 0,72%; Nga chiếm 0,22%...Đáng chú ý, nhập khẩu linh kiện phụ tùng ô tô từ thị trường Nga tăng mạnh nhất so với cùng kỳ năm trước (tháng 5 tăng 141,77% và 5 tháng tăng 292,57%).

Bảng 2: Thị trường cung cấp linh kiện phụ tùng ô tô tháng 5 năm 2022

Thị trường
cung cấp

Tháng 5/2022
(Nghìn USD)

So với
T4/2022 (%)

So với
T5/2021 (%)

5 tháng 2022
(Nghìn USD)

So với 5T/2021 (%)

Tỷ trọng T5/2022 (%)

Tỷ trọng5T/2022 (%)

Tổng

539.929,53

11,35

12,59

2.298.345,62

6,65

100,00

100,00

FTA RCEP

471.908,99

15,52

14,46

1.982.074,91

8,58

87,40

86,24

FTA CPTTP

69.502,73

-21,58

-6,66

380.021,74

1,36

12,87

16,53

FTA EAEU

120,87

151,06

215,55

5.192,49

249,83

0,02

0,23

Hàn Quốc

179.008,97

51,62

43,45

647.610,60

13,55

33,15

28,18

Trung Quốc

134.403,00

32,29

37,37

502.073,57

25,65

24,89

21,84

ASEAN

94.157,60

-8,45

-21,05

475.504,71

-4,96

17,44

20,69

Nhật Bản

64.339,42

-25,20

-8,61

356.886,03

0,48

11,92

15,53

Ấn Độ

24.857,85

-36,92

62,53

137.700,55

15,79

4,60

5,99

EU-27

12.137,73

5,57

-35,73

48.432,69

-34,85

2,25

2,11

Hoa Kỳ

4.865,97

82,56

35,77

16.480,85

41,50

0,90

0,72

Nga

92,61

92,36

141,77

5.149,82

292,57

0,02

0,22

Thổ Nhĩ Kỳ

741,38

262,06

31,68

2.480,54

33,63

0,14

0,11

Brazil

43,74

-97,10

0,002

Belarus

28,26

42,67

-75,27

0,01

0,002

Nguồn: Tính toán từ số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan

Về chủng loại linh kiện, phụ tùng ô tô nhập trong 5 tháng đầu năm 2022: Đứng đầu về kim ngạch là Bộ phận và phụ tùng của xe có động cơ thuộc các nhóm từ 87.01 đến 87.05 (mã HS 8708) đạt gần 1,17 tỷ USD, tăng 6,32% so với cùng kỳ năm 2021; chiếm tỷ trọng tới 50,75% tổng kim ngạch nhập khẩu linh kiện của cả nước.

Lốp mới, loại dùng hơi bơm, bằng cao su (mã HS 4011) đạt kim ngạch nhập khẩu lớn thứ hai,đạt 167,56 triệu USD, chiếm tỷ trọng 7,29%, tăng 8,24% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp đến là: Động cơ đốt trong kiểu piston chuyển động tịnh tiến hoặc kiểu piston chuyển động quay tròn, đốt cháy bằng tia lửa điện (mã HS 8407) đạt hơn 165,58 triệu USD,chiếm tỷ trọng 7,2%, giảm 6,5%; Động cơ đốt trong kiểu piston đốt cháy bằng sức nén (mã HS 8408) đạt hơn 159,85 triệu USD,chiếm tỷ trọng 6,96%, tăng 21,7%...

Đáng chú ý, hai chủng loại có kim ngạch nhập khẩu 5 tháng tăng mạnh so với cùng kỳ là: Thân xe (kể cả ca-bin), dùng cho xe có động cơ thuộc các nhóm từ 87.01 đến 87.05 (mã HS 8707) tăng 98,16%; và ống dễ uốn bằng kim loại cơ bản, có hoặc không có phụ tùng lắp ghép (mã HS 8307) tăng 89,68%.


 

Nguồn: Phòng Thông tin Công nghiệp

Tin cũ hơn
  • Các cửa khẩu tại Cao Bằng thông quan trở lại
    Sau thời gian dài ngừng hoạt động do các chính sách kiểm dịch nghiêm ngặt từ phía Trung Quốc, từ tháng 6 này, các cửa khẩu tại Cao Bằng đã thông quan trở lại.
  • Mời đăng ký tham gia phiên chợ hàng Việt về miền núi tỉnh Cao Bằng
    Thực hiện Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại năm 2020 được Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt tại Quyết định số: 3837/QĐ-BCT ngày 25 tháng 12 năm 2019, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh Cao Bằng sẽ tổ chức phiên chợ hàng Việt về miền núi huyện Hà Quảng, huyện Thạch An và huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng. Cụ thể như sau:
  • Cơ hội lớn cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang thị trường châu Mỹ
    Khu vực châu Mỹ bao gồm 35 quốc gia với dân số hơn 1 tỷ người và GDP vượt 27.300 tỷ USD (năm 2020), là một trong những thị trường quan trọng và tiềm năng cho các doanh nghiệp Việt Nam thúc đẩy các hoạt động thương mại và đầu tư.
  • Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Việt Nam - Hàn Quốc
    Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân với dự thảo Nghị định ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-Hàn Quốc giai đoạn 2022-2027 (Hiệp định VKFTA).
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: duy.doanh@yahoo.com.vn
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 121/GP-TTĐT ngày 16 tháng 7 năm 2019 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 3.194.886