Việt Nam trúng thầu cung cấp 30 nghìn tấn gạo trắng cho Philippines
15/06/2020 11:08
Ngày 08 tháng 6 năm 2020, Tổng công ty Thương mại quốc tế Philippines (PITC) đã tổ chức đấu thầu nhập khẩu 300 nghìn tấn gạo vào Philippines theo hình thức G - G. Tham dự buổi đấu thầu, có đại diện đến từ các quốc gia: Việt Nam, Thái Lan, Myanmar và Ấn Độ; về phía Việt Nam, Tổng công ty Lương thực miền Bắc - Vinafood 1 là đơn vị đại diện tham dự đấu thầu.
Ảnh: minh hoạ
Theo kết quả xếp hạng dự thầu được đăng tải trên trang thông tin điện tử của PITC vào ngày 11 tháng 6 năm 2020:
1. Việt Nam: xếp hạng 1 lô giao hàng tới cảng Davao, với số lượng 30 nghìn tấn, với giá CIF-DAP là 497,30 USD/tấn.
Hiện nay, Vinafood 1 đang làm kháng nghị thư gửi đến PITC về việc đấu thấu đối với lô hàng giao tới cảng Manila.
Hiện nay, Vinafood 1 đang làm kháng nghị thư gửi đến PITC về việc đấu thấu đối với lô hàng giao tới cảng Manila.
2. Myanmar: xếp hạng 1 đối với các lô giao hàng: i) 33 nghìn tấn, với giá CIF-DAP là 489,25 USD/tấn, giao hàng tới cảng Manila; ii) 42 nghìn tấn, với giá CIF-DAP là 494,25 USD/tấn, giao hàng tới cảng Cebu.
3. Thái Lan trượt lô đăng ký giao hàng tới cảng Manila, không đăng ký lô giao hàng tới 4 cảng: Cebu, Tacloban, Zamboanga, Davao.
4. Ấn Độ trượt lô đăng ký giao hàng tới 4 cảng: Cebu, Tacloban, Zamboanga, Davao; không đăng ký lô giao hàng tới Manila.
Tuy nhiên, PITC thông báo đây chỉ là xếp hạng nhà thầu, còn công bố kết quả thầu đang chờ việc giải ngân ngân sách. Hợp đồng nhập khẩu sẽ phụ thuộc vào ngân sách từ Chính phủ Philippines. Việc dự thầu này chưa cấu thành cam kết nhập khẩu của PITC cũng như chưa xác nhận hợp đồng cho các bên dự thầu./.
Tuy nhiên, PITC thông báo đây chỉ là xếp hạng nhà thầu, còn công bố kết quả thầu đang chờ việc giải ngân ngân sách. Hợp đồng nhập khẩu sẽ phụ thuộc vào ngân sách từ Chính phủ Philippines. Việc dự thầu này chưa cấu thành cam kết nhập khẩu của PITC cũng như chưa xác nhận hợp đồng cho các bên dự thầu./.
Nguồn: Thông tin được cung cấp bởi
Văn phòng Bộ Công Thương
Tin cũ hơn
-
Tháng 4 năm 2020, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ vào Australia đã giảm 10% so với tháng trước xuống mức thấp nhất 4 năm là 28,71 tỷ Đôla Australia (AUD). Nhập khẩu hàng hóa trung gian và hàng hóa khác giảm 5% xuống 9,88 tỷ AUD, cụ thể là nhiên liệu và dầu nhờn (- 3%).
-
Tháng 5/2020, dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp hơn ở châu Mỹ La tinh, tạo ra những thách thức lớn cho các nền kinh tế tại khu vực này, trong đó có Peru và Chile
-
Trong bối cảnh kinh tế thế giới vốn đã và đang tiếp tục có những biến đổi phức tạp, đặc biệt là từ đầu năm 2020 lại phải tiếp tục hứng chịu thêm những khó khăn mới, diễn biến rất nhanh và chưa từng có tiền lệ do Đại dịch Covid-19 toàn cầu mang lại, kinh tế Việt Nam nói chung và đầu tư nước ngoài nói riêng đang tiếp tục phải đối mặt với nhiều thách thức phức tạp
-
Thị trường phân phối Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển do quy mô dân số lớn (khoảng 96 triệu người), cơ cấu dân số trẻ (60% dân số ở độ tuổi 18-50); dự báo chi tiêu hộ gia đình tăng trung bình 10,5%/năm và sẽ lên mức 714 USD/ tháng vào năm 2020