VITIC
THỊ TRƯỜNG - NGÀNH HÀNG

Báo cáo cơ hội hợp tác, giao thương, chuyển giao công nghệ từ Australia và New Zealand

11/06/2020 11:28


TÓM TẮT

Australia: 
Tháng 4 năm 2020, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ vào Australia đã giảm 10% so với tháng trước xuống mức thấp nhất 4 năm là 28,71 tỷ Đôla Australia (AUD). Nhập khẩu hàng hóa trung gian và hàng hóa khác giảm 5% xuống 9,88 tỷ AUD, cụ thể là nhiên liệu và dầu nhờn (- 3%).


Thặng dư thương mại của Australia đã giảm xuống còn 8,8 tỷ AUD vào tháng 4 năm 2020 từ mức 10,45 tỷ AUD. Xuất khẩu giảm 11% so với một tháng trước đó xuống còn 37,51 tỷ AUD, trong khi nhập khẩu giảm 10% xuống mức thấp nhất 4 năm là 28,71 tỷ AUD. Tính chung bốn tháng đầu năm 2020, thặng dư thương mại tăng lên 28,48 tỷ AUD từ 19,54 tỷ AUD trong cùng kỳ năm 2019.

Đầu tư nhà ở và đầu tư kinh doanh cũng dự kiến ​​sẽ tiếp tục giảm trong tháng 6/2020. Đặc biệt, đầu tư máy móc và thiết bị phi khai thác dự kiến ​​sẽ giảm mạnh, khi các công ty tìm cách bảo toàn dòng tiền để đáp ứng với nhu cầu thực tế và nhu cầu tư nhân giảm.

Các nhà sản xuất Australia đang từng bước phục hồi từ cuộc khủng hoảng, một phần nhờ các chính sách hỗ trợ hiệu quả của Chính phủ. Ví dụ các doanh nghiệp Australia dự kiến sản xuất hơn 200 triệu khẩu trang y tế trong năm 2020 tron gkhi các ước tính trước đây cho thấy họ sẽ rất nỗ lực mới sản xuất được khoảng 37 triệu chiếc.

Bộ Công nghiệp Australia đề xuất trong thời gian tới nên tập trung vào các lĩnh vực có lợi thế so sánh bao gồm công nghệ khai thác và nông nghiệp, chế biến khoáng sản, sản xuất thực phẩm và đồ uống và lĩnh vực ưu tiên của quốc gia, bao gồm dược phẩm, công nghệ y tế, quốc phòng, năng lượng, không gian, chất thải và tái chế.

Xu hướng thị trường đồ nội thất ngoài trời, thiết bị, nhiên liệu phục vụ tiệc ngoài trời tại Australia (xem chi tiết trong báo cáo).

New Zealand:
Nhờ kiểm soát tốt dịch bệnh, New Zealand trở lại tình trạng báo động cấp độ 1 từ 8/6/2020 thay vì tình trạng cấp 3 như trong tháng 5/2020: Tình trạng báo động cấp độ 1 cho phép quay trở lại các hoạt động sản xuất, kinh doanh, làm việc trước đây mà không bị hạn chế như đi làm, đi học, thể thao và du lịch trong nước. Các doanh nghiệp nên giúp khách hàng theo dõi nơi họ đã đến bằng cách hiển thị mã QR COVID Tracer của New Zealand (một hình thức khai báo y tế điện tử).

Mặc dù là một trong những nước khống chế tốt Covid-19, nhưng tác động trên quy mô toàn cầu của dịch bệnh này khiến bất kỳ nền kinh tế đơn lẻ nào cũng bị ảnh hưởng bởi cục diện chung của kinh tế thế giới. Trong trung hạn, nhiều hành vi kinh tế sẽ phải điều chỉnh để thích nghi với môi trường kinh doanh mới, nơi các doanh nghiệp và người dân vừa phải tái khởi động vừa phòng chống dịch. Thực tế tại New Zealand, một số ngành công nghiệp đang phải điều chỉnh theo sự thay đổi bắt buộc trong hành vi của người tiêu dùng

Bên cạnh những tác động tiêu cực, Covid-19 cũng mang lại những cơ hội cho các doanh nghiệp tại thị trường New Zealand (chi tiết trong báo cáo).

Để tham khảo báo cáo chi tiết, vui lòng liên hệ thongtincongthuong@gmail.com

Đơn vị thực hiện:
Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại

Tin cũ hơn
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: duy.doanh@yahoo.com.vn
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 121/GP-TTĐT ngày 16 tháng 7 năm 2019 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 3.175.674