Trước tác động tiêu cực của dịch Covid-19, sản xuất công nghiệp trong tháng 4/2020 ước tính giảm 13,3%
14/05/2020 10:59
Trong khi đó, kinh tế trong nước cũng chứng kiến những ảnh hưởng rõ nét lên hầu hết các lĩnh vực cơ bản. Trước tác động tiêu cực của dịch Covid-19, sản xuất công nghiệp trong tháng 4/2020 ước tính giảm mạnh 13,3% so với tháng trước và giảm 10,5% so với cùng kỳ năm trước, đánh dấu mức giảm duy nhất của tháng 4 trong giai đoạn 5 năm (2016 - 2020) trong bối cảnh tình trạng thiếu nguyên liệu nhập khẩu đầu vào phục vụ sản xuất gây ảnh hưởng nặng nề đến ngành công nghiệp. Trong đó, ngành khai khoáng giảm 10,7%; ngành chế biến, chế tạo giảm 11,3%; sản xuất và phân phối điện giảm 6,9%; cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải chỉ tăng 2% so với tháng 4/2019. Tính chung 4 tháng đầu năm 2020, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp chỉ tăng 1,8% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng thấp nhất trong nhiều năm qua. Sản xuất công nghiệp sụt giảm do tác động của dịch Covid-19 khiến phần lớn các doanh nghiệp phải cắt giảm lao động. Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 1/4/2020 giảm 1,1% so với cùng thời điểm tháng trước và giảm 1,6% so với cùng kỳ năm trước (cùng thời điểm năm 2019 tăng 2,3%).
Hoạt động sản xuất giảm do cầu trong nước và nước ngoài đều sụt giảm. Tháng 4/2020, ước tính tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giảm 26% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2019 tăng 10,3%). Còn nếu tính chung 4 tháng đầu năm 2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giảm 4,3%. Thậm chí, nếu trừ đi yếu tố giá cả, chỉ số này còn giảm tới 9,6% so với cùng kỳ năm trước, trong khi cùng kỳ năm 2019 tăng 8,8%.
Trong lĩnh vực ngoại thương, trong tháng 4/2020, ước tính kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam giảm 18,4% so với tháng 3/2020 và giảm 3,5% so với cùng kỳ năm 2019, đạt 19,7 tỷ USD. Tương tự, kim ngạch nhập khẩu trong tháng 4/2020 đạt 20,4 tỷ USD, giảm 7,9% so với tháng 3/2020 và giảm 2,3% so với cùng kỳ năm 2019. Lũy kế từ đầu năm 2020 đến hết tháng 4/2020, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ước đạt 82,93 tỷ USD, tăng 4,7% so với cùng kỳ năm 2019. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu .tăng 2,1%, ước đạt 79,89 tỷ USD.
Quý độc giả xem bản tin tại đây;
Hoạt động sản xuất giảm do cầu trong nước và nước ngoài đều sụt giảm. Tháng 4/2020, ước tính tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giảm 26% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2019 tăng 10,3%). Còn nếu tính chung 4 tháng đầu năm 2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giảm 4,3%. Thậm chí, nếu trừ đi yếu tố giá cả, chỉ số này còn giảm tới 9,6% so với cùng kỳ năm trước, trong khi cùng kỳ năm 2019 tăng 8,8%.
Trong lĩnh vực ngoại thương, trong tháng 4/2020, ước tính kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam giảm 18,4% so với tháng 3/2020 và giảm 3,5% so với cùng kỳ năm 2019, đạt 19,7 tỷ USD. Tương tự, kim ngạch nhập khẩu trong tháng 4/2020 đạt 20,4 tỷ USD, giảm 7,9% so với tháng 3/2020 và giảm 2,3% so với cùng kỳ năm 2019. Lũy kế từ đầu năm 2020 đến hết tháng 4/2020, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ước đạt 82,93 tỷ USD, tăng 4,7% so với cùng kỳ năm 2019. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu .tăng 2,1%, ước đạt 79,89 tỷ USD.
Quý độc giả xem bản tin tại đây;
Phòng TTXNK
Tin cũ hơn
-
Tuần qua Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam với trị giá chiếm 18,2% tổng trị giá xuất khẩu, đạt 33,8 triệu USD, tăng 8,1 triệu USD so với tuần trước với sự tham gia của 134 doanh nghiệp, tăng 14 doanh nghiệp so với tuần trước đó. Dự báo, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc
-
Trong tháng 4/2020, giá xuất khẩu khô đậu tương thế giới giảm mạnh so với tháng trước do nguồn cung dồi dào, trong khi giao thương hàng hóa bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 lan rộng toàn cầu. Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo sản lượng khô đậu tương toàn cầu niên vụ 2019/20 dự kiến đạt 238,1 triệu tấn, giảm 0,4 triệu tấn so với dự báo trước nhưng tăng 4,5 triệu tấn so với niên vụ 2018/19
-
Tuần qua, tỷ giá USD/VND giảm trên thị trường chính thức và tự do. Tại VCB, so với tuần trước, tỷ giá USD/VND giảm 70 đồng/USD (tương đương mức giảm 0,30%) ở cả hai chiều mua vào và bán ra, xuống còn 23.300 - 23.510 đồng/USD.
-
Tình hình dịch Covid-19 đang dần được kiểm soát tại các thị trường trọng điểm của ngành công nghiệp đồ nội thất bằng gỗ như Mỹ và EU, mặc dù các doanh nghiệp có thể xoay sở để cầm chừng trong ngắn hạn, nhưng với tình trạng dịch bệnh kéo dài và chưa kiểm soát được tại các thị trường này thì ngành công nghiệp đồ nội thất bằng gỗ sễ đối mặt với rất nhiều khó khăn.