VITIC
THỊ TRƯỜNG - NGÀNH HÀNG

Trung tâm TTCN và TM ra mắt Bản tin đặc biết Số 1 tháng 6/2019

25/06/2019 16:50


KINH TẾ TRONG NƯỚC

Kết thúc 5 tháng đầu năm 2019, kinh tế trong nước đã đạt được một số kết quả tích cực, đặc biệt là việc số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới đã tăng lên mức cao kỷ lục với gần 54 nghìn doanh nghiệp cho thấy sự cải thiện trong môi trường kinh doanh. Bên cạnh đó, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc bước đầu được hưởng lợi từ xu hướng chuyển dịch đầu tư sang thị trường Việt Nam. Trong 5 tháng đầu năm 2019, vốn FDI vào Việt Nam đạt 16,74 tỷ USD, tăng gần 70% so với cùng kỳ 2018. Trong đó, vốn FDI từ Trung Quốc đạt 2 tỷ USD và  riêng phần đăng ký cấp mới là 1,56 tỷ USD, tăng 450% so với con số 280 triệu USD cùng kỳ 2018. Tính đến hết tháng 5/2019, ghi nhận lần đầu tiên Trung Quốc dẫn đầu về vốn FDI đăng ký mới vào Việt Nam.

Trong lĩnh vực ngoại thương, tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục chậm lại với kim ngạch xuất khẩu đạt 21,9 tỷ USD trong tháng 5/2019, cao hơn so với mức ước tính đạt 21,5 tỷ USD trước đó và tăng 7,2% so với tháng 4/2019. Tính chung trong 5 tháng đầu năm 2019, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 101,12 tỷ USD, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2018, thấp hơn so với mức tăng 17,5% trong 5 tháng đầu năm 2018. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu vẫn ở mức cao hơn so với mặt bằng chung của nhiều nước trong khu vực như Indonesia, Singapore, Thái Lan hay các nước hàng đầu châu lục như Trung Quốc, Nhật Bản. 

Về nhập khẩu, tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá trong 5 tháng đầu năm 2019 đạt 101,56 tỷ USD, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm 2018. Do tốc độ tăng trưởng nhập khẩu cao hơn so với xuất khẩu nên cán cân thương mại hàng hóa của của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2019 đã thâm hụt 434 triệu USD, chênh lệch đáng kể so với mức xuất siêu 2,6 tỷ USD cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, chỉ riêng trong tháng 5/2019, Việt Nam đã nhập siêu tới 1,29 tỷ USD.

Nguyên nhân chính dẫn đến xu hướng giảm tốc trong hoạt động xuất khẩu và làm gia tăng thâm hụt thương mại là do ảnh hưởng bởi xu hướng suy giảm của thương mại toàn cầu; giảm tốc trong tăng trưởng xuất khẩu của khu vực FDI, đặc biệt là tập đoàn Samsung và hàng loạt các mặt hàng trong ngành nông nghiệp gặp khó do cung vượt cầu khiến giá xuất khẩu giảm mạnh, cộng với rào cản thương mại gia tăng tại các thị trường chủ lực và Trung Quốc có nhiều thay đổi trong quy định nhập khẩu.

Trên thị trường tài chính tiền tệ, lãi suất huy động tại các ngân hàng TMCP tiếp tục xu hướng tăng. Trong đó, nhiều ngân hàng đẩy lãi suất huy động lên những mức cao từ 8,5 - 8,7%/năm cho các kì hạn dài trên 12 tháng, 24 tháng và 36 tháng. Trong bối cảnh mặt bằng lãi suất huy động chịu sức ép tăng cao, khó có thể kỳ vọng mặt bằng lãi suất cho vay sẽ được kéo giảm trong thời gian tới. Trong giai đoạn này, định hướng điều hành chính sách tiền tệ thận trọng, đặc biệt là ổn định tỷ giá, góp phần kiềm giữ đà tăng của lãi suất trong thời gian tới của Ngân hàng Nhà nước được coi là hướng đi phù hợp để ổn định mặt bằng lãi suất, hỗ trợ doanh nghiệp và ổn định chính sách vĩ mô.

KINH TẾ THẾ GIỚI
Trong nửa đầu tháng 6/2019, tâm điểm của kinh tế thế giới tiếp tục xoay quanh xung đột thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất là Mỹ và Trung Quốc. Theo đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố trì hoãn việc đi đến việc đạt thỏa thuận thương mại với Trung Quốc và sẽ không đồng ý bất kỳ thỏa thuận nào trừ khi chính quyền Trung Quốc nhất trí với những điều khoản mà hai bên đã đàm phán xong trong những vòng đàm phán trước đó. Ngoài ra, Tổng thống Mỹ cũng đe dọa sẽ áp thuế ngay lập tức lên thêm 300 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc nếu Chủ tịch Tập Cận Bình không tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tổ chức tại Nhật Bản vào cuối tháng 6/2019. Ở phía ngược lại, chính quyền Trung Quốc cũng khẳng định sẽ đáp trả cứng rắn nếu Mỹ tiếp tục làm leo thang căng thẳng thương mại.

Trong khi đó, tại châu Âu, nền kinh tế Anh đang chịu sức ép rất lớn bởi tình trạng bế tắc của Brexit. Thủ tướng Anh Theresa May đã tuyên bố từ chức vào ngày 7/6/2019 và mở đường cho cuộc đua vào ghế Thủ tướng, dự kiến sẽ cho kết quả sớm nhất vào tháng 7/2019 - chỉ khoảng 3 tháng trước hạn cuối 31/10. Diễn biến này làm gia tăng nguy cơ Brexit không thỏa thuận nếu Anh và EU không thể đạt được đồng thuận về một lần gia hạn khác.

Cùng với xu hướng tăng trưởng chậm lại của các nền kinh tế chủ chốt, diễn biến kém khả quan của Brexit, căng thẳng chính trị tại Trung Đông và một số khu vực khác trên thế giới, tình trạng xung đột thương mại kéo dài giữa các nền kinh tế, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc sẽ tiếp tục là rủi ro lớn nhất làm kìm hãm hoạt động đầu tư, sản xuất cũng như đà tăng trưởng của kinh tế toàn cầu trong giai đoạn tiếp theo.

Trong khi đó, những chỉ số kinh tế vĩ mô mới nhất đã cho thấy những dấu hiệu suy yếu tại các nền kinh tế lớn.

Tại Mỹ, theo số liệu từ Viện Quản lý Nguồn cung (ISM), chỉ số quản lý sức mua (PMI) trong lĩnh vực chế tạo tại Mỹ đã giảm từ mức 52,8 điểm trong tháng 4/2019 xuống 52,1 điểm trong tháng 5/2019, đánh dấu mức thấp nhất của chỉ số này kể từ tháng 10/2016 và cũng thấp hơn mức dự báo 53 điểm trước đó. Ngoài ra, chỉ số PMI trong lĩnh vực sản xuất theo tính toán của IHS Markit cũng giảm từ 52,6 điểm xuống 50,5 điểm trong tháng 5/2019, cho thấy hoạt động chế tạo của nước này đang tăng trưởng chậm lại. Trên thị trường lao động, trong tháng 5/2019, khu vực phi nông nghiệp của nước này chỉ có thêm 75 nghìn công việc mới, ít hơn nhiều so với mức dự báo 185 nghìn việc làm. Trong khi đó, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ trong tháng 4/2019 chỉ tăng 0,1% so với tháng trước, đánh dấu mức tăng thấp nhất của chỉ số này kể từ đầu năm 2019 đến nay. Trước diễn biến này, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã phát tín hiệu sớm cắt giảm lãi suất để ứng phó với rủi ro suy giảm tăng trưởng ngày càng lớn do cuộc chiến thương mại.

Tại Trung Quốc, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ số PMI ngành sản xuất của Trung Quốc đã giảm từ 50,1 điểm trong tháng 4/2019 xuống 49,4 điểm trong tháng 5/2019, thấp hơn so với mức dự báo đạt 49,9 điểm và cho thấy hoạt động sản xuất của nước này đang thu hẹp lại do các đơn hàng xuất khẩu sang Mỹ giảm mạnh sau quyết định tăng thuế mới nhất của chính quyền Mỹ. Diễn biến này sẽ làm gia tăng áp lực khiến các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc phải đưa ra nhiều biện pháp kích thích, nhằm bình ổn nền kinh tế vốn đang bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến thương mại với Mỹ.

Tại Eurozone, chỉ số PMI sản xuất của toàn khu vực trong tháng 5/2019 đã giảm từ 47,9 điểm xuống 47,7 điểm, đánh dấu mức thấp thứ 2 của chỉ số này trong 6 năm gần đây và cho thấy hoạt động sản xuất của khu vực vẫn tiếp tục bị thu hẹp. Trong khi đó, lạm phát của toàn khu vực trong tháng 5/2019 tiếp tục giảm mạnh xuống 1,2%, thấp hơn đáng kể so với mức 1,7% trong tháng trước và mức mục tiêu tăng 2%. Ngoài ra, tỷ lệ thất nghiệp khu vực Eurozone cũng giảm xuống mức 7,6% trong tháng 4 so với 7,7% trong tháng 3 năm nay. Đây là tỷ lệ thấp nhất được ghi nhận trong khu vực này kể từ tháng 8/2008.

Trong bối cảnh thế giới đối mặt với tranh chấp thương mại giữa các nền kinh tế lớn, đầu tư và tín nhiệm toàn cầu sụt giảm cùng với những diễn biến kém tích cực của các nền kinh tế chủ chốt, hàng loạt các định chế tài chính lớn như IMF, OECD đã đồng loạt hạ dự báo triển vọng kinh tế toàn cầu xuống thấp hơn so với những dự báo được đưa ra trước đó. Tuần qua, Ngân hàng Thế giới (WB) trong báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2019 từ mức 2,9% xuống 2,6%, thấp hơn so với mức tăng trưởng 3% của năm 2018. Đồng thời, WB cũng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2020 ở mức 2,7%, thậm chí có thể giảm xuống 1,7% nếu căng thẳng thương mại tiếp tục leo thang.

Ngày 5/6, Quỹ Tiền tệ Thế giới (IMF) cũng thông báo hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong năm 2019 và 2020 vì những "bất ổn" do cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ gây ra. Theo đó, IMF dự báo nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này chỉ tăng trưởng 6,2% trong năm nay và 6% năm 2020, giảm so với dự báo đưa ra trước đây, lần lượt là 6,3% và 6,1%.


Mọi thông tin Quý độc giả vui lòng liên hệ;
Phòng Thông tin Xuất nhập khẩu
Địa chỉ: Phòng 603 Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655 đường Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.
Điện thoại:           024 3715 2584/ 371525 85/ 3715 2586            Fax: 024 3715 2574
Người liên hệ:      
- Mrs Huyền         0912 077 382    ( thuhuyenvitic@gmail.com)
- Mrs Nhuận         0982 198 206    (hongnhuan82@gmail.com)
- Mrs Kiều Anh     0912 253 188    (kieuanhvitic@gmail.com)
 

Để có thông tin đầy đủ Quý độc giả vui lòng tải mẫu phiếu đăng ký sử dụng bản tin tại đây;

 

Phòng TTXNK









 

Tin cũ hơn
  • Trung tâm TTCN và TM phát hành Bản tin Chuyên ngành Tổng hợp và Dự báo  Số 24/2019
    Một số thông tin đáng lưu ý trong bản tin: Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ tăng 29% trong 5 tháng đầu năm 2019 - Tình hình thị trường tài chính tiền tệ - Giá cà phê thế giới vẫn giảm do áp lực mùa vụ của Braxin - Đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang thị trường EU - Nhiều yếu tố gây áp lực lên giá dầu toàn cầu - Trung Quốc chiếm hơn 65% tổng khối lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam - Giá nhập khẩu phân bón tăng trong 5 tháng đầu năm 2019 - Tháng 5/2019, kim ngạch xuất, nhập khẩu mặt hàng rau quả giảm ...
  • Trung tâm TTCN và TM giới thiệu Bản tin chuyên ngành Thức ăn chăn nuôi và vật tư nông nghiệp  Số 24/2019
    Nội dung chính của bản tin: Giá một số nguyên liệu sản xuất TACN tại một số sàn giao dịch thế giới - Tình hình nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu kỳ từ ngày 4/6 đến ngày 12/6/2019 - Lượng nhập khẩu đậu tương từ Braxin tăng mạnh - Lượng nhập khẩu DDGS từ Mỹ và cám ngô từ Trung Quốc giảm - Thị trường phân bón - Ấn Độ: Xuất khẩu khô hạt có dầu tháng 4/2019 xuống thấp kỷ lục - FAO: Giá lương thực thế giới tăng liên tục trong 5 tháng qua do giá ngô tăng ...
  • Trung tâm TTCN và TM ra mắt Bản tin chuyên ngành sản phẩm Gỗ và hàng Thủ công Mỹ nghệ  Số 24/2019
    Bản tin có một số tin đáng lưu ý: Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang Mỹ tăng mạnh - Tình hình xuất khẩu sản phẩm gỗ trong tuần - Nhập khẩu gỗ tròn từ EU tăng mạnh - Xuất khẩu hàng mây, tre, cói, thảm trong kỳ - Chính phủ Myanmar dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gỗ tếch - Qui định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp - Thống kê kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường Mỹ trong tháng 5/2019 đạt 423,7 triệu USD, tăng 9,7% so với tháng trước ...
  • Trung tâm TTCN và TM phát hành Bản tin chuyên ngành Nhựa, Hóa chất  Số 24/2019
    Trong số này có những tin chính như sau: Kim ngạch nhập khẩu hóa chất từ các thị trường chính tăng mạnh - Tình hình nhập khẩu nguyên liệu nhựa từ ngày 06/6 đến ngày 13/6/2019 - Nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu từ các thị trường Thái Lan, Đài Loan tăng mạnh - Xuất khẩu sản phẩm nhựa đến Campuchia tăng mạnh trong 4 tháng đầu năm 2019 - Giá PE tại thị trường Trung Quốc tiếp tục giảm do nhu cầu thấp - Tham khảo giá hóa chất và chất dẻo nguyên liệu tại thị trường Trung Quốc ...
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: duy.doanh@yahoo.com.vn
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 121/GP-TTĐT ngày 16 tháng 7 năm 2019 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 3.184.629