VITIC
THỊ TRƯỜNG - NGÀNH HÀNG

Trung tâm TTCN và TM ra mắt Bản tin chuyên ngành Tổng hợp và Dự báo Số 31/2019

13/08/2019 17:19
NHỮNG THÔNG TIN ĐÁNG LƯU Ý TRONG TUẦN & DỰ BÁO
 
Kinh tế Việt Nam duy trì đà tăng trưởng tích cực
Trong tháng 7/2019, kinh tế Việt Nam tiếp tục chuyển biến tích cực:

Trong đó, Chỉ số Sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 7/2019 ước tính tăng 5,9% so với tháng trước và tăng 9,7% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung, sản xuất công nghiệp 7 tháng năm 2019 đạt mức tăng khá 9,4% so với cùng kỳ năm trước. Tuy vẫn thấp hơn mức tăng 10,7% của cùng kỳ năm trước, song con số này cao hơn mức tăng 7,2% của cùng kỳ năm 2017 và năm 2016. So sánh để thấy, trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay, doanh nghiệp vẫn tìm thấy động lực để thúc đẩy sản xuất - kinh doanh.

7 tháng đầu năm 2019, ngành khai khoáng tăng 1,1%, đóng góp 0,2 điểm phần trăm vào mức tăng chung; ngành chế biến, chế tạo tăng 10,7%, đóng góp 8,2 điểm phần trăm; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 10%, đóng góp 0,9 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 7,6%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm.

Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu 7 tháng năm nay tăng cao so với cùng kỳ năm trước, gồm: Sắt, thép thô tăng 57,1%; xăng, dầu tăng 45,1%; tivi tăng 23,9%; khí hóa lỏng (LPG) tăng 16,4%; thức ăn cho thủy sản tăng 14,8%; sơn hóa học tăng 13,4%; điện thoại di động tăng 12,7% (điện thoại thông minh tăng 15,2%); thép thanh, thép góc tăng 12,3%; than sạch tăng 11,6%; vải dệt từ sợi nhân tạo tăng 11,5%; bia các loại tăng 10,4%; điện sản xuất tăng 10,1%; ôtô tăng 10%.

Trong khi đó, chỉ số PMI (nhà quản trị mua hàng) của Việt Nam tháng 7 tăng so với tháng 6 (từ 52,5 điểm lên 52,6 điểm). So sánh với các nước ASEAN, Việt Nam tiếp tục đứng thứ 2 sau Myanmar (52,9 điểm), xếp trên Philippin (52,1 sssssđiểm), Thái Lan (50,3 điểm). Ước tính dựa vào PMI cho thấy sản lượng ngành sản xuất sẽ có thể tiếp tục đạt mức tăng trưởng hai con số theo năm vào quý III/2019.

Trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều khó khăn, các tổ chức quốc tế vẫn có đánh giá tích cực tình hình, triển vọng kinh tế Việt Nam trong năm 2019 và các năm tới. ADB đánh giá Việt Nam tăng trưởng 6,8%, IMF dự báo tăng 6,5%, WB là 6,6%, HSBC là 6,7%. Chỉ số Phát triển bền vững năm 2019 (SDG Index 2019) của Việt Nam tăng 3 bậc, xếp hạng 54/162 quốc gia và vùng lãnh thổ, đứng thứ 2 ở ASEAN. Chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII Index 2019) mới được Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới công bố, theo đó Việt Nam tiếp tục tăng 3 bậc, xếp hạng 42/129 quốc gia và vùng lãnh thổ, đứng thứ 3 ở ASEAN.

7 tháng đầu năm 2019, cả nước có gần 80 nghìn doanh nghiệp mới được thành lập
Trong tháng 7/2019, cả nước có 12.352 doanh nghiệp (DN) thành lập mới với số vốn đăng ký là 139,2 nghìn tỷ đồng, giảm 4,7% về số DN và giảm 26,9% về số vốn đăng ký so với tháng trước; vốn đăng ký bình quân một DN  đạt 11,3 tỷ đồng, giảm 23,3%; tổng số lao động đăng ký của các DN  thành lập mới là 94,9 nghìn người, giảm 15,1%.

Tính chung 7 tháng năm nay, cả nước có 79,3 nghìn DN đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 999,4 nghìn tỷ đồng, tăng 4,6% về số DN  và tăng 29,6% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2018; vốn đăng ký bình quân một DN thành lập mới đạt 12,6 tỷ đồng, tăng 23,9%. Đây là mức cao nhất trong những năm trở lại đây, điều này dự báo sức khỏe tốt hơn của các doanh nghiệp gia nhập thị trường. Nếu tính cả 1.476,9 nghìn tỷ đồng vốn đăng ký tăng thêm của các DN thay đổi tăng vốn thì tổng số vốn đăng ký bổ sung thêm vào nền kinh tế trong 7 tháng năm 2019 là 2.476,3 nghìn tỷ đồng.

Bên cạnh đó, còn có 24,3 nghìn DN quay trở lại hoạt động, tăng 29,9% so với cùng kỳ năm trước, nâng tổng số DN đăng ký thành lập mới và DN quay trở lại hoạt động trong 7 tháng lên 103,6 nghìn DN.

Theo khu vực kinh tế, trong 7 tháng năm nay có 1,1 nghìn DN thành lập mới thuộc khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, chiếm 1,4% tổng số DN thành lập mới; có 21,6 nghìn DN  thuộc khu vực công nghiệp và xây dựng, chiếm 27,2%; có 56,6 nghìn DN thuộc khu vực dịch vụ, chiếm 71,4%.

Bên cạnh đó, trong 7 tháng năm nay còn có 24,8 nghìn DN ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể. Số DN hoàn tất thủ tục giải thể là 9,3 nghìn DN, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước...

Xuất siêu 1,8 tỷ USD sau 7 tháng
Trong bức tranh kinh tế 7 tháng đầu năm 2019, còn có thông tin khác rất tích cực là nền kinh tế đã xuất siêu 1,8 tỷ USD, cán cân thương mại đã đổi chiều từ tháng 6, không còn nhập siêu như những tháng trước đó. Đặc biệt, tháng 6 đã xuất siêu tới 1,9 tỷ USD. Còn tháng 7, con số ước tính là 200 triệu USD.

Cùng với xuất siêu, tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam cũng dần được cải thiện, với kim ngạch xuất khẩu trong 7 tháng qua đạt 145,13 tỷ USD, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu 7 tháng của khu vực kinh tế trong nước đã lên tới 12,2%, cao hơn cả tốc độ tăng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (5,6%). Tỷ trọng xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước cũng đã có xu hướng tăng lên, chiếm 30,3% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong khi cùng kỳ năm ngoái là 29%.

Doanh thu dịch vụ tiêu dùng 7 tháng năm 2019 tăng cao so cùng kỳ năm 2018
Thị trường ngoài nước tích cực, thị trường trong nước cũng tăng khá, khi tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 7 tháng, sau khi trừ yếu tố giá cả, tăng 8,74% so với cùng kỳ, cao hơn cả mức tăng 8,72% của cùng kỳ năm ngoái. Khi mà cầu hàng hóa cả trong và ngoài nước tăng nhanh sẽ tạo động lực để thúc đẩy sản xuất - kinh doanh, qua đó tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế.

Xét theo ngành hoạt động, doanh thu bán lẻ hàng hóa 7 tháng đầu năm 2019 đạt 2.134,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 76,1% tổng mức và tăng 12,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành hàng vật phẩm văn hoá, giáo dục tăng 14,2%; lương thực, thực phẩm tăng 12,8%; phương tiện đi lại tăng 12,2%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 11,4%; may mặc tăng 10,7%.

CPI tháng 7/2019 tăng 0,18%
Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng tháng 7/2019 tăng 0,18% so tháng trước, bình quân 7 tháng năm 2019 tăng 2,61% so cùng kỳ năm 2018, đây là mức tăng bình quân 7 tháng thấp nhất trong ba năm gần đây.

Trong tháng 7/2019 có 9/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng, trong đó nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,33% (lương thực tăng 0,05%; thực phẩm tăng 0,4%); nhóm giáo dục tăng 0,22% do một số địa phương thực hiện tăng học phí năm học mới 2019 - 2020 theo lộ trình; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,15%; nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,12%; nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,1%; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,08%; nhóm bưu chính viễn thông tăng 0,01%; nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,02% do chỉ số giá nhóm bảo hiểm y tế tăng 6,67%; nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,94%.

Riêng nhóm giao thông và nhóm nhà ở, vật liệu xây dựng cùng giảm 0,03%.

CPI bình quân 7 tháng đầu năm 2019 tăng 2,61% so với bình quân cùng kỳ năm 2018; CPI tháng 7/2019 tăng 1,59% so với tháng 12/2018 và tăng 2,44% so với cùng kỳ năm trước.

Những yếu tố chủ yếu làm CPI tháng 7/2019 tăng do một số nguyên liệu đầu vào có xu hướng tăng trở lại; mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang tăng từ ngày 1/7/2019; diễn biến phức tạp của dịch tả lợn châu Phi...

Cũng theo Tổng cục Thống kê, lạm phát cơ bản tháng 7/2019 tăng 0,23% so với tháng trước và tăng 2,04% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân 7 tháng năm 2019 tăng 1,89% so với bình quân cùng kỳ năm 2018.

Không nằm trong rổ tính CPI, chỉ số giá vàng tháng 7 tăng 4,78% so với tháng trước do biến động tăng của giá vàng thế giới. Trong khi đó, chỉ số giá đô la Mỹ tháng 7 giảm 0,56% so với tháng trước.

 
Mọi thông tin Quý độc giả vui lòng liên hệ;
Phòng Thông tin Xuất nhập khẩu
- Địa chỉ:               Phòng 603 Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655 đường Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.
- Điện thoại:          024 3715 2584/ 371525 85/ 3715 2586            Fax: 024 3715 2574
Người liên hệ:      
- Mrs Huyền;         0912 077 382    ( thuhuyenvitic@gmail.com)
- Mrs Nhuận;         0982 198 206    (hongnhuan82@gmail.com)
- Mrs Kiều Anh;     0912 253 188    (kieuanhvitic@gmail.com)

Để có thông tin đầy đủ Quý độc giả vui lòng tải mẫu phiếu đăng ký sử dụng bản tin tại đây;
 

Phòng TTXNK


 
Tin cũ hơn
  • Trung tâm TTCN và TM phát hành Bản tin chuyên ngành Thức ăn Chăn nuôi và Vật tư Nông nghiệp Số 31/2019
    Những thông tin đáng lưu ý trong bản tin: Tổng quan kinh tế; Lượng nhập khẩu khô đậu tương giảm khá; Nhập khẩu chất tổng hợp và bổ trợ từ Thái Lan tăng mạnh; IGC cắt giảm dự báo cho vụ lúa mì, ngô thế giới niên vụ 2019/2020; Sản lượng ngô năm 2019 của Nam Phi đã tăng so với ước tính trước đó; Cung cầu dầu thực vật và dầu nhiên liệu sinh học thế giới năm 2019 ...
  • Trung tâm TTCN và TM giới thiệu Bản tin chuyên ngành Sản phẩm Gỗ và hàng Thủ công Mỹ nghệ Số 31/2019
    Bản tin có những nội dung chính như sau: EVFTA có hiệu lực sẽ tạo sự bứt phá cho xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường EU; Nhập khẩu gỗ dương từ Trung Quốc tăng đột biến; Tình hình nhập khẩu gỗ nguyên liệu trong tuần; Xuất khẩu mặt hàng mây, tre, cói, thảm trong kỳ; Sản xuất gỗ dán của của Malaysia đang đối mặt với nhiều khó khăn; Dự thảo Thông tư quy định về sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam và sản phẩm, hàng hóa sản xuất tại Việt Nam ...
  • Trung tâm TTCN và TM ra mắt Bản tin chuyên ngành Nhựa - Hóa chất Số 31/2019
    Một số thông tin đáng lưu ý trong bản tin: Tổng quan kinh tế; Nhiều mặt hàng hóa chất nhập khẩu từ thị trường Hàn Quốc tăng mạnh; Tình hình nhập khẩu nguyên liệu nhựa; Giá nhập khẩu nhiều loại chất dẻo nguyên liệu từ thị trường Hàn Quốc giảm; Xuất khẩu sản phẩm nhựa sang Nhật Bản tăng 15% trong 6 tháng đầu năm 2019; Giá ethylene ở châu Âu đạt mức thấp nhất 5 tháng; Tham khảo giá hóa chất và chất dẻo nguyên liệu tại thị trường Trung Quốc ...
  • Trung tâm TTCN và TM ra mắt Bản tin Thị trường Giá cả Vật tư Số 187, Thứ Ba ngày 13/8/2019
    Nội dung chính của bản tin: Năm 2018, nợ nước ngoài chiếm 46% GDP; Linh kiện ô tô điện, ô tô hybrid lắp ráp trong nước được đề xuất miễn thuế; Tham khảo giá NK thép tấm, thép lá, thép cuộn thị trường Trung Quốc; giá cả hàng hóa tại các thị trường ...
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: duy.doanh@yahoo.com.vn
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 121/GP-TTĐT ngày 16 tháng 7 năm 2019 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 3.168.470