VITIC
THỊ TRƯỜNG - NGÀNH HÀNG

Trung tâm TTCN và TM phát hành Bản tin chuyên ngành Thức ăn Chăn nuôi và Vật tư Nông nghiệp Số 33/2019

24/08/2019 11:13

nguyên liệu sản xuất  thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu

TỔNG QUAN CHUYÊN NGÀNH

TRONG NƯỚC:
Theo số liệu thống kê, lượng nhập khẩu ngô về Việt Nam trong tháng 7/2019 đạt 763,5 nghìn tấn, trị giá 153,4 triệu USD, tăng 61,9% về lượng và tăng 60,6% về trị giá so với tháng trước, giảm 2,3% về lượng nhưng tăng 4,8% về trị giá so với tháng 7/2018. Tính chung 7 tháng năm 2019, lượng ngô nhập khẩu đạt 5,34 triệu tấn, trị giá 1,11 tỷ USD, giảm 1,8% về lượng nhưng tăng 0,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Lượng nhập khẩu ngô về Việt Nam trong năm 2019 dự kiến tương đương với năm 2018 do nhu cầu nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi lợn giảm nhưng nuôi trồng thủy sản trong nước vẫn tăng, cụ thể đạt 5 triệu tấn, trị giá trên 1 tỷ USD.

Lượng nhập khẩu DDGS của Việt Nam trong tháng 6 năm 2019 đạt 110,6 nghìn tấn, trị giá 26,2 triệu USD, giảm 10% về lượng và giảm 11,1% về trị giá so với tháng trước, tăng 13,7% về lượng và tăng 14,3% về trị giá so với tháng 6/2018. Tính chung 6 tháng đầu 2019, lượng nhập khẩu DDGS về Việt Nam đạt 597,8 nghìn tấn, trị giá 136,7 triệu USD, tăng 5,6% về lượng và tăng 11,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Lượng nhập khẩu DDGS trong những tháng tới dự kiến đạt từ 100- 120 nghìn tấn/tháng, với giá nhập khẩu trung bình từ 235- 245 USD/tấn.

Lượng nhập khẩu cám ngô của Việt Nam trong tháng 6/2019 đạt 22,8 nghìn tấn, trị giá 3,5 triệu USD, tăng 21,6% về lượng và tăng 11,3% về trị giá so với tháng trước, tăng 117% về lượng và tăng 95,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Tính chung 6 tháng đầu năm 2019, lượng nhập khẩu cám ngô về Việt Nam đạt 118,4 nghìn tấn, trị giá 18,9 triệu USD, tăng 5,2% về lượng và tăng 4,5% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Lượng nhập khẩu cám ngô về Việt Nam trong những quý tới tăng, dự kiến đạt từ 15- 25 nghìn tấn/tháng, với giá nhập khẩu trung bình từ 150- 160 USD/tấn.

Lượng nhập khẩu bột gluten ngô của Việt Nam trong tháng 6/2019 đạt 3,4 nghìn tấn, trị giá 1,8 triệu USD, tăng 44,2% về lượng và tăng 43,6% về trị giá so với tháng trước, giảm 10,7% về lượng và giảm 25,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Tính chung 6 tháng đầu năm 2019, lượng nhập khẩu bột gluten ngô về Việt Nam đạt 17,4 nghìn tấn, trị giá 9,4 triệu USD, tăng 6,9% về lượng nhưng giảm 5,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Lượng nhập khẩu bột gluten ngô về Việt Nam trong những tháng tới dự kiến giảm so với cùng kỳ năm 2018 do nhu cầu trong nước đang chững lại, đạt từ 2- 4 nghìn tấn/tháng, với giá nhập khẩu trung bình từ 500- 550 USD/tấn.

Trong tháng 7/2019, nhập khẩu phân bón về Việt Nam đạt 302,2 nghìn tấn, trị giá 85,8 triệu USD, tăng 10,6% về lượng và tăng 12,8% về trị giá so với tháng 6/2019, tăng 9,5% về lượng và tăng 10,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Tính chung 7 tháng đầu năm 2019, nhập khẩu phân bón của Việt Nam đạt 2298 triệu tấn, trị giá  649,9 triệu USD, giảm 7,7% về lượng và giảm 7,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.

THẾ GIỚI:
Trung tuần tháng 8/2019, giá xuất khẩu DDGS 35 profat giao tháng 8/2019 của Mỹ sang thị trường châu Á giảm từ 5- 15 USD/tấn (trừ thị trường Trung Quốc do bị áp thuế cao) so với cùng kỳ tháng trước. Theo USDA, trong 6 tháng đầu năm 2019, lượng DDGS xuất khẩu của Mỹ đạt 5,24 triệu tấn, giảm 14,7% so với cùng kỳ năm 2018.

Trung tuần tháng 8/2019, giá ngô thế giới giảm so với cùng kỳ tháng trước tại hầu hết các thị trường như Mỹ, Nam Mỹ, Pháp... Theo dự báo mới nhất của Bộ Nông nghiệp Mỹ trong niên vụ 2019/2020, sản lượng ngô toàn cầu dự kiến đạt 1,11 tỷ tấn, tăng nhẹ so với dự báo trước nhưng giảm so với 1,12 tỷ tấn của niên vụ 2018/19. Nhu cầu tiêu thụ ngô toàn cầu niên vụ 2019/2020 dự kiến tăng lên mức 1,13 tỷ tấn, tương đương với dự báo trước và tăng nhẹ so với niên vụ trước do tiêu thụ của các nước Nam Mỹ, Trung Quốc, Đông Nam Á… tăng. Tồn kho ngô cuối kỳ toàn cầu niên vụ 2019/2020 dự kiến tăng 8,8 triệu tấn so với dự báo trước, đạt 307,7 triệu tấn, giảm 5,5 triệu tấn so với dự báo trước và giảm 20,9 triệu tấn so với niên vụ trước.

Trong tháng 7, lượng nhập khẩu đậu tương đã lên mức cao nhất trong gần một năm vì các nhà máy nghiền Trung Quốc tăng khối lượng nhập khẩu từ Nam Mỹ và trước khi tạm ngừng mua đậu tương Mỹ. Nhập khẩu đậu tương đã tăng từ 6,51 triệu tấn hồi tháng 6/2019 lên 8,64 triệu tấn trong tháng 7/2019, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2018.
Bộ Nông nghiệp Ucraina cho biết, nước này dự kiến vụ ngũ cốc năm 2019 sẽ đạt khoảng 70 triệu tấn, đã thu hoạch được 36,8 triệu tấn ngũ cốc đến ngày 9/8/2019. Bộ cho biết trong một thông báo, nông dân đã gặt 9,5 triệu ha ngũ cốc, tương đương 95% diện tích ngũ cốc gieo sớm.

Bộ Nông nghiệp Trung Quốc cho biết đã dự báo tiêu thụ ngô trong năm mùa vụ 2019 - 2020 trong bối cảnh dịch tả heo châu Phi (ASF) đang bùng phát trên khắp đất nước. Theo đó, tiêu thụ ngô dự kiến giảm 2 triệu tấn so với dự báo của tháng trước xuống 280 triệu tấn do đàn heo nước này giảm mạnh làm giảm nhu cầu đối với thức ăn chăn nuôi. 

 

Mọi thông tin Quý độc giả vui lòng liên hệ;
Phòng Thông tin Xuất nhập khẩu
- Địa chỉ:               Phòng 603 Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655 đường Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.
- Điện thoại:          024 3715 2584/ 371525 85/ 3715 2586            Fax: 024 3715 2574
Người liên hệ:      
- Mrs Huyền;         0912 077 382    ( thuhuyenvitic@gmail.com)
- Mrs Nhuận;         0982 198 206    (hongnhuan82@gmail.com)
- Mrs Kiều Anh;     0912 253 188    (kieuanhvitic@gmail.com)

Để có thông tin đầy đủ Quý độc giả vui lòng tải mẫu phiếu đăng ký sử dụng bản tin tại đây;
 

Phòng TTXNK

Tin cũ hơn
  • Trung tâm TTCN và TM phát hành Bản tin chuyên ngành Sản phẩm Gỗ và hàng Thủ công Mỹ nghệ Số 33/2019
    Bản tin có một số tin đáng lưu ý: Xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ sang Nhật Bản tăng khá; Kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất nhà bếp mạnh; Nhập khẩu gỗ thông từ thị trường EU tăng mạnh; Xuất khẩu hàng mây, tre, cói và thảm trong kỳ; Hướng dẫn mới về chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo Hiệp định CPTPP ...
  • Trung tâm TTCN và TM giới thiệu Bản tin chuyên ngành Thủy sản Số 33/2019
    Nội dung chính của bản tin: Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam; Xuất khẩu cá đóng hộp tăng trưởng mạnh; Nửa đầu năm 2019 Mỹ nhập khẩu 330 nghìn tấn tôm; Sản lượng khai thác cá ngừ vằn tại WCPO tăng trong năm 2018; Giá thủy sản nguyên liệu trong nước; Tham khảo giá một số lô hàng thủy sản xuất khẩu ...
  • Trung tâm TTCN và TM ra mắt Bản tin chuyên ngành Dệt may Số 33/2019
    Bản tin có những nội dung chính như sau: Năm 2019, xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Nhật Bản vẫn khả quan; Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc đạt 800 triệu USD/tuần; Bộ Tài chính tiếp tục giảm một số lệ phí cho doanh nghiệp; Chiến tranh thương mại có thể thúc đẩy vị thế của Ấn Độ trong ngành may mặc ...
  • Trung tâm TTCN và TM phát hành Bản tin chuyên ngành Công nghiệp và Xây dựng Số 33/2019
    Một số thông tin đáng lưu ý trong bản tin: Đầu tư ngành Công nghiệp và Xây dựng; Xuất khẩu dây điện và dây cáp điện 7 tháng đầu năm tăng trên 6%; Tình hình thị trường trong nước; Tiêu thụ thép nội địa tiếp tục ảm đạm; Chính sách - Quy định mới; Tình hình xuất - nhập khẩu sắt thép 7 tháng đầu năm 2019 ...
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: duy.doanh@yahoo.com.vn
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 121/GP-TTĐT ngày 16 tháng 7 năm 2019 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 3.197.120