VITIC
THỊ TRƯỜNG - NGÀNH HÀNG

Trung tâm TTCN và TM phát hành Bản tin chuyên ngành chuyên ngành Thức ăn chăn nuôi &VTNN Số 22/2019

07/06/2019 16:43

TRONG NƯỚC:

Trong tháng 4 năm 2019, nhập khẩu khô đậu tương đạt 303,5 nghìn tấn, trị giá 116,8 triệu USD, giảm 30% về lượng và giảm 29,7% về trị giá so với tháng trước, giảm 40,4% về lượng và 42,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Tính chung 4 tháng đầu năm 2019, lượng nhập khẩu khô đậu tương đạt 1,53 triệu tấn, trị giá 577,3 triệu USD, giảm 13% về lượng và giảm 14,3% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 47,1% về lượng và 48,4% về trị giá trong tổng lượng và kim ngạch nhập khẩu TACN&NL về Việt Nam. Nhập khẩu khô đậu tương về Việt Nam trong những tháng tới dự kiến khó tăng do ngành chăn nuôi trong nước đang bị dịch tả lợn châu Phi ở trên 40 tỉnh thành, việc đầu tư tái đàn trong năm 2019 khó có điều kiện tăng trưởng. Tuy vậy, nhu cầu tiêu thụ khô đậu tương trong nuôi trồng thủy sản vẫn tăng trong thời gian tới.

Trong tháng 4 năm 2019, lượng nhập khẩu chất tổng hợp và bổ trợ (CTH&BT) về Việt Nam đạt 56,3 nghìn tấn, trị giá 33 triệu USD, tăng 94% về lượng nhưng giảm 23,5% về trị giá so với tháng trước, tăng 123,8% về lượng nhưng giảm 19,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Tính chung 4 tháng đầu năm 2019, lượng  nhập khẩu CTH&BT đạt 135,2 nghìn tấn, trị giá 146 triệu USD, tăng 25,2% về lượng và giảm 7,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Lượng và trị giá nhập khẩu CTH&BT về Việt Nam trong những tháng tới sẽ tăng do nhu cầu tiêu thụ cho ngành nuôi trồng thủy sản  tăng khá.

Nhập khẩu phân bón của Việt Nam trong kỳ từ ngày 07/05/2019 đến ngày 22/05/2019 đạt 171,5 nghìn tấn, với trị giá 48,5 triệu USD, giảm 22% về lượng và giảm 20% về trị giá so với kỳ từ ngày 23/04/2019 đến ngày 08/05/2019 (kỳ trước). Nhập khẩu phân bón lớn nhất từ thị trường Trung Quốc tăng cả về lượng và trị giá trong kỳ, chiếm 37,8 % về lượng và chiếm 37,9% về trị giá, đạt 64,9 nghìn tấn với trị giá đạt 18,4 triệu USD, tăng 41% về lượng và tăng 28,1% về trị giá so với kỳ trước. Nhập khẩu phân bón DAP, SA và NPK nhiều nhất từ thị trường Trung Quốc trong kỳ từ ngày 07/05/2019 đến ngày 22/05/2019.

Thế giới;
Đúng như dự báo, trong tuần cuối tháng 5/2019, giá xuất khẩu khô đậu tương từ các thị trường Mỹ giảm mạnh so với tháng trước và so với cùng kỳ năm ngoái do nguồn cung dồi dào và ảnh hưởng của việc Trung Quốc áp thuế trở lại (25%) với đậu tương Mỹ, sau khi hai bên chưa đạt được thỏa thuận thương mại. Theo USDA dự báo về sản lượng khô đậu tương toàn cầu vụ 2018/19 dự kiến đạt 241,7 triệu tấn, tăng 5,4 triệu tấn so với dự báo trước nhưng tăng 9,3 triệu tấn so với niên vụ trước. Lượng xuất khẩu khô đậu tương toàn cầu đạt 66,8 triệu tấn, tăng 4,9 triệu tấn so với niên vụ 2017/18. Tồn kho khô đậu tương toàn cầu niên vụ 2018/19 dự kiến đạt 12,1 triệu tấn, giảm 0,3 triệu tấn so với niên vụ 2017/18. Nhu cầu tiêu thụ khô đậu tương toàn cầu trong niên vụ 2018/19 dự kiến đạt 238,4 triệu tấn, tăng 5,7 triệu tấn so với dự báo trước và tăng 9,1 triệu tấn so với niên vụ 2017/18.

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc công bố hôm 25/5, trong tháng 4/2019, Trung Quốc đã nhập khẩu 1,75 triệu tấn đậu tương từ Mỹ, tăng 15,9% so với mức 1,51 triệu tấn của tháng 3/2019. Trong khi đó, Trung Quốc đã mua 5,79 triệu tấn đậu tương từ Brazil trong tháng 4/2019, tăng hơn hai lần so với mức 2,79 triệu tấn của tháng 3/2019.

Theo Tổ chức Bột cá và Dầu cá Quốc tế (IFFO), hạn ngạch của hai vụ đầu đánh bắt cá cơm ở Pêru năm 2019 là 2,1 tấn, giảm 36% so với hạn ngạch vụ đầu của năm ngoái đạt mức 3,3 triệu tấn, và giảm 17% so với mức trung bình năm năm. Dự trữ bột cá của Trung Quốc còn nhiều sẽ bù đắp cho sản lượng đánh bắt thấp ở Pêru.

Theo nauchkor.ru, các nhà khoa học của Đại học liên bang Viễn Đông, Nga, cùng với các đồng nghiệp đã phát triển một công nghệ tổng hợp protein từ hạt rau dền (amaranth) và thể sợi nấm (mycelium) để làm giàu thức ăn chăn nuôi. Sử dụng các phương pháp công nghệ sinh học và kỹ thuật di truyền, họ đã đưa vào chủng nấm một yếu tố ADN của cây dền chứa protein dự trữ và tạo ra một công nghệ hiệu quả hơn để sản xuất protein. Công nghệ này đã được cấp bằng sáng chế.

 
Chi tiết Bản tin Quý độc giả vui lòng liên hệ;
Phòng Thông tin Xuất nhập khẩu
Địa chỉ: Phòng 603 Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655 đường Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.
Điện thoại:          024 3715 2584/ 371525 85/ 3715 2586            Fax: 024 3715 2574
Người liên hệ:      
- Mrs Huyền        0912 077 382    ( thuhuyenvitic@gmail.com)
- Mrs Nhuận        0982 198 206    (hongnhuan82@gmail.com)
- Mrs Kiều Anh    0912 253 188    (kieuanhvitic@gmail.com)
 

Để có thông tin đầy đủ Quý độc giả vui lòng tải mẫu phiếu đăng ký sử dụng bản tin tại đây;

 
Phòng TTXNK

 
Tin cũ hơn
  • Trung tâm TTCN và TM giới thiệu Bản tin chuyên ngành  chuyên ngành Sản phẩm gỗ và Hàng thủ công mỹ nghệ Số 22/2019
    Bản tin có những nội dung chính như sau: Hiệp định VPA/FLEGT chính thức có hiệu lực mở rộng cửa xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ vào EU - Tình hình nhập khẩu gỗ nguyên liệu trong kỳ Tháng 5/2019, xuất khẩu gốm sứ giảm nhẹ - Các nhà sản xuất đồ nội thất tại thị trường Trung Quốc chuyển hướng tập trung vào thị trường nội địa ...
  • Trung tâm TTCN và TM ra mắt Bản tin chuyên ngành  Dệt may Số 22/2019
    Trong số này có những tin chính như sau: Hoạt động xuất nhập khẩu - Tận dụng hiệu quả cơ hội để dệt may Việt Nam tăng trưởng và phát triển bền vững - Sản xuất công nghiệp 5 tháng tăng 9,4% - Căng thẳng thương mại, bất ổn chính trị làm thay đổi chuỗi cung ứng hàng may mặc của Mỹ - Căng thẳng thương mại ảnh hưởng đến nhu cầu len Úc tại Trung Quốc
  • Trung tâm TTCN và TM giới thiệu Bản tin chuyên ngành Thủy sản Số 22/2019
    Bản tin có những nội dung chính như sau: Tổng quan kinh tế tuần qua - Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam - Tham khảo giá một số lô hàng thủy sản xuất khẩu - Nhu cầu tiêu thụ thủy sản của Hồng Kông giảm - Quý I/2019, lượng tôm nhập khẩu vào Mỹ giảm - Giá thủy sản nguyên liệu trong nước ...
  • Trung tâm TTCN và TM phát hành Bản tin chuyên ngành Nhựa, Hóa chất Số 22/2019
    Một số thông tin đáng chú ý trong bản tin: Nhập khẩu một số loại hóa chất giảm mạnh - Tham khảo một số lô hàng hoá chất nhập khẩu - Nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu PP, PE giảm mạnh - Xuất khẩu sản phẩm nhựa đến Mỹ có nhiều cơ hội trong năm 2019 - Tham khảo doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm nhựa tới thị trường Mỹ - Giá PET thiết lập mức thấp tại Châu Á, Châu Âu và Địa Trung Hải ...
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: duy.doanh@yahoo.com.vn
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 121/GP-TTĐT ngày 16 tháng 7 năm 2019 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 3.196.128