VITIC
THỊ TRƯỜNG - NGÀNH HÀNG

Trung tâm TTCN và TM giới thiệu Bản tin chuyên ngành Dệt may Số 28/2019

22/07/2019 16:53

MỘT SỐ THÔNG TIN ĐÁNG CHÚ Ý NGÀNH DỆT MAY
 
 
1. TRONG NƯỚC

Việc Việt Nam tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có một số FTA thế hệ mới, đã giúp doanh nghiệp nội có lợi thế rất cao về ưu đãi thuế quan, tiếp cận thị trường sớm. Nhưng điều này cũng đồng nghĩa với việc nguy cơ hàng hoá bên ngoài truyền tải vào Việt Nam, lợi dụng xuất xứ hàng Việt để hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất đi các thị trường mà nước ta có ký FTA.

Đồ gỗ, dệt may, thuỷ sản, thép... sẽ được đưa vào diện giám sát đặc biệt, để tránh nguy cơ bị các nước nhập khẩu đưa vào diện áp thuế cao, trừng phạt thương mại.

 
  • Trong tháng 6 năm 2019, xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang thị trường Mỹ đạt 1,33 tỷ USD tăng 3,4% so với tháng 5/2019 và tăng 6,2% so với cùng kỳ năm 2018. Tính chung 6 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu đạt 7,03 tỷ USD, tăng 10,01% so với cùng kỳ năm 2018.
  • Trong 5 tháng đầu năm 2019, nhập khẩu hàng may mặc của Mỹ từ hầu hết các nhà cung cấp chính đều tăng, do nhu cầu tăng nhập khẩu của thị trường Mỹ. Trong đó, nhập khẩu từ Bangladesh và Campuchia là tăng cao nhất.
  • 5 tháng đầu năm 2019, thị phần hàng may mặc của Việt Nam tại Mỹ chiếm 16,2% về trị giá và chiếm 15,13% về khối lượng, mở rộng so với 15,15% và 14,35% của cùng kỳ năm 2018.
  • Từ năm 2011 đến năm 2018, nhập khẩu hàng may mặc của Mỹ tăng 16,67% đạt 27,8 tỷ m2. Trong đó, nhập khẩu từ Trung Quốc tăng 19,84%; nhập khẩu từ Bangladesh tăng 25,73%, nhập khẩu từ Ấn Độ tăng 20,8% thì nhập khẩu từ Việt Nam tăng 86,25%.
  • Xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang thị trường Châu Phi tăng 56% trong 6 tháng đầu năm 2019, tăng cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng chung và các thị trường tiêu thụ chính.
  • Tiến độ xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam tiếp tục ở mức cao trong tuần từ 2/7 đến 10/7/2019, với kim ngạch xuất khẩu ước đạt 863 triệu USD. Trong đó, xuất khẩu sang Hàn Quốc, Mỹ được tăng mạnh về kim ngạch.
  • Nhập khẩu cúc 6 tháng đầu năm 2019 đạt 85,48 triệu USD, giảm 0,11% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, nhập khẩu từ các thị trường Hàn Quốc, Hồng Kông và Nhật Bản giảm trong khi tăng nhập khẩu từ Trung Quốc.
  • Thủ tướng Chính phủ ban hành Đề án “Tăng cường quản lý nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ”.
  • Bộ Công thương ban hành đề án thúc đẩy xúc tiến thương mại.
2. NGOÀI NƯỚC
  • Các công ty quần áo Nhật Bản giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc.
  • Các doanh nghiệp ngành may mặc Mỹ gặp khó khăn trong việc sản xuất và tạo việc làm.
  • Nga tiến tới áp dụng hệ thống dán nhãn tự động đối với hàng hóa.
Mọi thông tin Quý độc giả vui lòng liên hệ;
Phòng Thông tin Xuất nhập khẩu
- Địa chỉ:               Phòng 603 Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655 đường Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.
- Điện thoại:          024 3715 2584/ 371525 85/ 3715 2586            Fax: 024 3715 2574
Người liên hệ:      
- Mrs Huyền;         0912 077 382    ( thuhuyenvitic@gmail.com)
- Mrs Nhuận;         0982 198 206    (hongnhuan82@gmail.com)
- Mrs Kiều Anh;     0912 253 188    (kieuanhvitic@gmail.com)
 

Để có thông tin đầy đủ Quý độc giả vui lòng tải mẫu phiếu đăng ký sử dụng bản tin tại đây;
 

Phòng TTXNK

Tin cũ hơn
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: duy.doanh@yahoo.com.vn
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 121/GP-TTĐT ngày 16 tháng 7 năm 2019 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 3.197.318