VITIC
THỊ TRƯỜNG - NGÀNH HÀNG

Trung Quốc thị trường cung cấp nguyên phụ liệu dệt may, da giày lớn nhất của Việt Nam

06/09/2022 10:01

Trung Quốc đang là thị trường dẫn đầu về cung cấp nguyên phụ liệu dệt may, da giày trong 9 tháng năm 2022 với kim ngạch đạt 2,67 tỷ USD, tăng 12,03% so với 9 tháng năm 2021. Hiện thị trường này chiếm đến 50,94% tổng kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may, da giày của cả nước.
 
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Thống kê, trong tháng 9/2022, nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may, da giàycủa Việt Nam đạt 593,49triệu USD, tăng 3,38% so với tháng 8/2022 và tăng mạnh 35,96% so với tháng 9/2021. Tính chung, 9 tháng đầu năm 2022, nhập khẩu nguyên phụ liệu ngành dệt may, da giày đạt 5,24 tỷ USD, tăng 10,26% so với 9 tháng đầu năm 2021.

Đáng chú ý, trong tháng 9/2022, tiến độ nhập khẩu nguyên phụ liệu ngành dệt may của Việt Nam bứt phá mạnh so với tháng 9/2021 – nhờ vậy tốc độ tăng trưởng nhập khẩu 9 tháng đầu năm đã cải thiện nhanh so với 8 tháng đầu năm, một phần do tiến độ nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may, da giày của Việt Nam từ Trung Quốc cải thiện, cũng như nhu cầu đặt hàng sản xuất trong những tháng cuối năm phục vụ mùa lễ hội đang tăng dần.

Theo đó, Trung Quốc đang là thị trường dẫn đầu về cung cấp nguyên phụ liệu dệt may, da giày trong tháng 9/2022 với kim ngạch đạt 278,14 triệu USD, giảm 4,93% so với tháng trước nhưng tăng 18,63% so với cùng kỳ năm 2021. 9 tháng năm 2022, nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may, da giày từ thị trường này đạt 2,67 tỷ USD, tăng 12,03% so với 9 tháng năm 2021. Hiện thị trường này chiếm đến 50,94% tổng kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may, da giày của cả nước.

Tham khảo thị trường nhập khẩu NPL dệt may trong tháng 9 và 9 tháng năm 2022

Thị trường nhập khẩu

Tháng 9/2022 (Triệu USD)

So với T8/2022 (%)

So với T9/2021 (%)

9T2022 (Triệu USD)

So với 9T2021 (%)

Tỷ trọng NK 9T2022 (%)

Trung Quốc (Đại lục)

278,14

-4,93

18,63

2.667,57

12,03

50,94

Hàn Quốc

40,09

-10,28

11,72

464,09

4,34

8,86

Hoa Kỳ

36,39

-3,33

57,01

331,43

9,33

6,33

Đài Loan (Trung Quốc)

34,12

-11,32

24,83

356,76

15,44

6,81

Thái Lan

26,01

-4,89

103,12

260,18

27,78

4,97

Nhật Bản

20,78

-1,59

-1,83

199,66

0,59

3,81

Italy

14,70

-9,70

-33,10

164,90

-25,44

3,15

Hồng Kông (Trung Quốc)

9,22

-3,17

-30,63

97,28

-12,98

1,86

Brazil

8,36

5,20

-13,20

68,68

-4,96

1,31

Ấn Độ

6,94

-2,12

50,31

63,79

17,09

1,22

Indonesia

5,66

-1,36

26,66

51,79

32,31

0,99

Achentina

5,26

159,07

160,02

27,15

98,42

0,52

Anh

4,11

30,26

138,97

27,68

12,69

0,53

Đức

2,91

7,23

25,80

26,29

39,51

0,50

Australia

2,78

140,98

37,25

15,45

-7,67

0,30

Malaysia

2,46

27,41

-12,56

19,65

11,56

0,38

Pakistan

1,71

-38,11

-36,44

24,35

32,39

0,46

Bangladesh

0,76

10,68

37,51

5,55

-5,30

0,11

Tây Ban Nha

0,42

52,30

-38,49

4,34

-29,41

0,08

Pháp

0,41

-18,52

27,15

5,06

-20,07

0,10

Canada

0,32

113,54

14,70

1,57

-16,09

0,03

Hà Lan

0,29

34,94

160,72

1,80

20,27

0,03

Ba Lan

0,20

-49,59

240,32

2,60

10,58

0,05

Singapore

0,20

-62,15

3,10

3,91

287,62

0,07

Áo

0,17

42,32

-25,09

1,65

-18,06

0,03

New Zealand

0,14

-87,60

-49,81

5,88

59,43

0,11

*TỔNG CHUNG

593,49

3,38

35,96

5.236,57

10,26

100,00

Nguồn: Tính toán từ số liệu thống kê sơ bộ TCHQ

Hàn Quốc xếp vị trí thứ hai về kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may, da giày với kim ngạch đạt 40,09 triệu USD, giảm 10,28% so với tháng trước nhưng tăng 11,72% so với cùng kỳ năm 2021. 9 tháng năm 2022, tổng kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may, da giày từ thị trường này đạt 464,09 triệu USD, tăng 4,34% so với cùng kỳ năm 2021.Tiếp theo là thị trường Hòa Kỳ, Đài Loan (Trung Quốc) và Thái Lan…

Các doanh nghiệp dệt may, da giày cho biết lượng đơn hàng xuất khẩu trong năm 2022 tăng cao và nhiều doanh nghiệp có đơn hàng đến hết năm 2022. Việc đơn hàng sản xuất để xuất khẩu tăng cao cũng gắn liền với nhập khẩu nguyên phụ liệu cho ngành này cũng tăng theo tương ứng.

Kết quả trên cho thấy ngành sản xuất dệt may, da giày trong nước còn phụ thuộc vào nguyên phụ liệu nhập khẩu nước ngoài khá lớn. Đáng chú ý, theo các doanh nghiệp, nhóm hàng nguyên phụ liệu phục vụ cho ngành dệt may và da giày nhập khẩu vào Việt Nam chủ yếu có xuất xứ từ Trung Quốc.


Ngành dệt may, da giày cũng phụ thuộc nhiều nguồn nguyên liệu nhập khẩu

Có thể thấy, sự phụ thuộc vào thị trường nước ngoài về nguồn nguyên liệu vẫn đang duy trì ở mức cao. Để sản xuất được vải cần có ngành dệt nhuộm, nhưng đây là ngành đòi hỏi công nghệ và vốn lớn. Chưa kể, doanh nghiệp dệt nhuộm cũng vấp phải rào cản từ các địa phương do lo ngại nguy cơ ô nhiễm môi trường.

Chính vì chi phí đầu tư lớn, nên đây cũng là một trong những khó khăn trong việc phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may. Vì vậy, cần phát triển ngành dệt may và da giày theo hướng chuyên môn hóa, tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp để hình thành nên các cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị cho ngành.Để đạt được mục tiêu này, các doanh nghiệp trong ngành cần lưu ý đảm bảo nguyên liệu cho sản xuất, vì hiện nay, một lượng nguyên liệu lớn cho ngành vẫn phải nhập khẩu. Bên cạnh đó, một số khâu công việc vẫn phải thuê lao động kỹ thuật cao của nước ngoài…


 

Nguồn: Phòng TTCN

Tin cũ hơn
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: duy.doanh@yahoo.com.vn
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 121/GP-TTĐT ngày 16 tháng 7 năm 2019 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 3.201.668