Tình hình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 2 và 2 tháng năm 2024
- Xem thêm xuất nhập khẩu Nông sản tại đây;
- Xem thêm xuất nhập khẩu mặt hàng Gạo tại đây;
- Xem thêm xuất nhập khẩu mặt hàng Phân bón tại đây;
- Xem thêm xuất nhập khẩu Sắt thép tại đây;
- Xem thêm xuất nhập khẩu mặt Xăng dầu tại đây;
- Xem thêm thị trường logistics và quản lý chuỗi cung ứng Việt Nam và thế giới tháng 01 năm 2024: diễn biến và dự báo tại đây;
1. Đánh giá chung
Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước trong tháng 2/2024 đạt 47,99 tỷ USD, giảm 26,7%, tương ứng giảm 17,44 tỷ USD so với tháng trước.
Trong đó, trị giá xuất khẩu là 24,69 tỷ USD, giảm 28,5%, tương ứng giảm 9,84 tỷ USD và trị giá nhập khẩu trong tháng là 23,3 tỷ USD, giảm 24,6%, tương ứng giảm 7,59 tỷ USD so với tháng trước.
Lũy kế trong 2 tháng/2024, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam đạt 113,43 tỷ USD, tăng 18,1%, tương ứng tăng 17,37 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, trị giá xuất khẩu đạt 59,21 tỷ USD, tăng 19%, tương ứng tăng 9,45 tỷ USD và trị giá nhập khẩu là 54,21 tỷ USD, tăng 17,1%, tương ứng tăng 7,59 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.
Cán cân thương mại hàng hóa trong tháng 2/2024 thặng dư 1,38 tỷ USD, qua đó nâng mức thặng dư trong 2 tháng/2024 lên 5 tỷ USD.
Tổng trị giá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong tháng 2/2024 đạt 33,57 tỷ USD, giảm 24,6% (tương ứng giảm 10,95 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước, đưa tổng trị giá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong 2 tháng năm 2024 lên đạt 78,08 tỷ USD, tăng 14,5% (tương ứng tăng 9,88 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, xuất khẩu hàng hóa của khối doanh nghiệp FDI trong tháng 2/2024 là 18,18 tỷ USD, giảm 26,9% so với tháng trước, qua đó nâng trị giá xuất khẩu hàng hóa trong 2 tháng năm 2024 của doanh nghiệp FDI lên 43,04 tỷ USD, tăng 15,3% (tương ứng tăng 5,7 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước và chiếm tỷ trọng tới 72,7% tổng trị giá xuất khẩu của cả nước.
Ở chiều ngược lại, trị giá nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI trong tháng 2/2024 là 15,39 tỷ USD, giảm 21,7% so với tháng trước, đưa trị giá nhập khẩu của khối này trong 2 tháng năm 2024 lên 35,03 tỷ USD, tăng 13,5% (tương ứng tăng 4,18 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước và chiếm tỷ trọng 64,6% tổng trị giá nhập khẩu của cả nước.
2. Thị trường xuất nhập khẩu
Thị trường xuất khẩu: trong 2 tháng/2024, trị giá xuất khẩu của 10 thị trường lớn nhất đều tăng, thậm chí một số thị trường tăng rất cao so với cùng kỳ năm trước.
Biểu đồ 1: 10 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam 2 tháng/2023 và 2 tháng/2024
- Hoa Kỳ: trị giá xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ trong 2 tháng/2024 đạt 16,81 tỷ USD, tăng tới 29,2%, tương ứng tăng 3,8 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước. Với kết quả này, xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ đóng góp lớn nhất cho tăng trị giá xuất khẩu của Việt Nam và có mức tăng tuyệt đối cao nhất so với cùng kỳ từ trước tới nay.
- EU(27 nước): là khối thị trường có đóng góp lớn thứ hai vào tăng trị giá xuất khẩu của nước ta, vượt qua cả Trung Quốc và ASEAN. Trong 2 tháng/2024, xuất khẩu sang EU (27 nước) đạt 9,03 tỷ USD, tăng 17,9%, tương ứng tăng 1,37 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.
- Trung Quốc: trong 2 tháng/2024, trị giá xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 7,96 tỷ USD, tăng 7,8%, tương ứng tăng 0,58 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.
- ASEAN: xuất khẩu sang thị trường ASEAN trong 2 tháng/2024 là 6,14 tỷ USD, tăng 14,7%, tương ứng tăng 0,79 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.
Thị trường nhập khẩu: hàng hóa nhập khẩu từ 10 thị trường chủ lực trong 2 tháng/2024 đều tăng, đặc biệt nhập khẩu hàng có xuất xứ từ Trung Quốc tăng mạnh.
Biểu đồ 2: 10 thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam 2 tháng/2023 và 2 tháng/2024
- Trung Quốc: trong 2 tháng/2024, tổng trị giá nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc là 19,33 tỷ USD, đã tăng mạnh tới gần 40%, tương ứng tăng 5,44 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước. Với kết quả này, nhập khẩu hàng hóa từ thị trường Trung Quốc có đóng góp lớn nhất (chiếm tới gần 70%) vào tăng trị giá nhập khẩu của cả nước.
- Hàn Quốc: tính chung trong 2 tháng/2024, trị giá nhập khẩu từ Hàn Quốc đạt 7,97 tỷ USD, tăng 3,2%, tương ứng tăng 0,25 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước
Bên cạnh đó, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong 2 tháng/2024 từ nhiều thị trường chủ lực khác đã tăng so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, nhập khẩu từ thị trường ASEAN là 6,79 tỷ USD, tăng 6,3%; từ Nhật Bản với 3,58 tỷ USD, tăng 0,9%; từ thị trường Đài Loan với 3,2 tỷ USD, tăng 8,6%; EU (27 nước) với 2,54 tỷ USD, tăng 17,6%.
3. Xuất khẩu hàng hóa
Tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong tháng 02/2024 đạt 24,68 tỷ USD, giảm 28,5% so với tháng trước. Trong đó, có 43/45 nhóm hàng chính giảm và đặc biệt có tới 27 nhóm hàng giảm trên 30%.
Quy mô hàng hóa xuất khẩu của nước ta trong tháng đã giảm tới 9,85 tỷ USD so với tháng trước, trong đó giảm mạnh ở các nhóm hàng như: điện thoại các loại và linh kiện giảm 29,3%, tương ứng giảm 1,64 tỷ USD; hàng dệt may giảm 35,5%, tương ứng giảm 1,11 tỷ USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng giảm 26,6%, tương ứng giảm 1,08 tỷ USD; giày dép các loại giảm 40,3%, tương ứng giảm 793 triệu USD; gỗ và sản phẩm gỗ giảm 47,8%, tương ứng giảm 702 triệu USD…
Bên cạnh đó, xuất khẩu dầu thô và gạo lại tăng so với tháng trước. Cụ thể, xuất khẩu dầu thô tăng 75,1% về lượng và tăng 77,7% về trị giá; xuất khẩu gạo tăng 9,9% về lượng và tăng 3,1% về trị giá.
Trị giá xuất khẩu trong 2 tháng/2024 đạt 59,21 tỷ USD, tăng tới 19% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, quy mô hàng hóa xuất khẩu trong 2 tháng/2024 đã tăng tới 9,45 tỷ USD, đây cũng là mức tăng so với cùng kỳ cao nhất từ trước đến nay.
Biểu đồ 3: Trị giá và mức tăng trị giá xuất khẩu trong 2 tháng giai đoạn 2015-2024
Một số nhóm hàng xuất khẩu chính
Điện thoại các loại và linh kiện: xuất khẩu nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện trong tháng 2/2024 là 3,94 tỷ USD, giảm 23,3%, nâng mức trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong 2 tháng/2024 lên 9,51 tỷ USD, tăng 3,4%, tương ứng tăng tới 309 triệu USD so với cùng kỳ năm trước.
Việt Nam xuất khẩu nhóm hàng này sang các thị trường chủ lực như Hoa Kỳ là 2,31 tỷ USD, tăng 42%; Trung Quốc là 1,46 tỷ USD, giảm 43% và EU (27 nước) là 1,44 tỷ USD, giảm 4% so với cùng kỳ năm trước.
Máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện: trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong tháng 2/2024 đạt 4,66 tỷ USD, giảm 12,9% so với tháng trước. Tính chung trong 2 tháng/2024, xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 9,99 tỷ USD, chiếm tới 17% tổng trị giá xuất khẩu của cả nước và tăng 40,2% so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện chủ yếu sang các thị trường như Hoa Kỳ với 3,24 tỷ USD, tăng 47,4%; Trung Quốc với 1,64 tỷ USD, tăng 53,9%; Hồng Kông với 1,10 tỷ USD, tăng 82,8%; Hàn Quốc với 1,08 tỷ USD, tăng 19,6% so với cùng kỳ năm trước.
Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác: xuất khẩu nhóm hàng này trong tháng đạt 2,95 tỷ USD, giảm 26,6% so với tháng trước. Tính trong 2 tháng/2024 trị giá xuất khẩu nhóm hàng này đạt 6,98 tỷ USD, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước.
Các thị trường xuất khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng trong 2 tháng năm 2024 chủ yếu gồm: Hoa Kỳ với 6,7 tỷ USD, tăng 6,8%; EU(27) với 1 tỷ USD, tăng 2,4%; ASEAN với 476 triệu USD, tăng 6,9%; Hàn Quốc với 476 triệu USD, tăng 13,1%... so với cùng kỳ năm trước.
Hàng dệt may: Trị giá xuất khẩu hàng dệt may trong tháng 2/2024 đạt 2,02 tỷ USD, giảm 35,5% so với tháng trước. Tính trong 2 tháng/2024, trị giá xuất khẩu nhóm hàng này đạt 5,16 tỷ USD, tăng 13,4% (tương ứng tăng 608 triệu USD) so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu nhóm hàng dệt may trong 2 tháng/2024 tăng ở cả 4 thị trường chủ lực là Hoa Kỳ, Nhật Bản; EU (27 nước) và Hàn Quốc. Cụ thể: xuất sang Hoa Kỳ là 2,19 tỷ USD, tăng 12%; xuất sang Nhật Bản là 630 triệu USD, tăng 17,6%; xuất sang EU (27 nước) là 552 triệu USD, tăng 8,2%; xuất sang Hàn Quốc với 515 triệu USD, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm trước.
Giày dép các loại: Trị giá xuất khẩu giày dép các loại trong tháng 2/2024 đạt 1,18 tỷ USD, giảm 40,3%, qua đó nâng tổng trị giá xuất khẩu trong 2 tháng/2024 của nhóm hàng này đạt 3,15 tỷ USD, tăng 13,8% (tương ứng tăng 383 triệu USD) so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ là 1,11 tỷ USD, tăng 25,2%; sang EU (27 nước) là 771 triệu USD, tăng 18,1%; Trung Quốc là 318 triệu USD, tăng 11,4% so với cùng kỳ năm trước.
Gỗ và sản phẩm gỗ: Trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong tháng 2/2024 đạt 766 triệu USD, giảm 47,8%, qua đó nâng tổng trị giá xuất khẩu trong 2 tháng/2024 của nhóm hàng này đạt 2,24 tỷ USD, tăng 33% (tương ứng tăng 554 triệu USD) so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ là 1,19 tỷ USD, tăng 51,7%; sang Trung Quốc là 306 triệu USD, tăng 25,3%; sang Nhật Bản với 270 triệu USD, tăng 0,2% so với cùng kỳ năm trước.
Phương tiện vận tải và phụ tùng: Trị giá xuất khẩu phương tiện vận tải và phụ tùng trong tháng 2/2024 đạt 931 triệu USD, giam...qua đó nâng tổng trị giá xuất khẩu trong 2 tháng/2024 của nhóm hàng này đạt 2,26 tỷ USD, tăng 17,4% (tương ứng tăng 334 triệu USD) so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ là 494 triệu USD, tăng 44,5%; sang Nhật Bản là 491 triệu USD, tăng 19,1%; sang ASEAN là 267 triệu USD, giảm 31,7% so với cùng kỳ năm trước.
Máy ảnh máy quay phim và linh kiện: Trị giá xuất khẩu máy ảnh máy quay phim và linh kiện trong tháng 2/2024 đạt 613 triệu USD, qua đó nâng tổng trị giá xuất khẩu trong 2 tháng/2024 của nhóm hàng này đạt 1,44 tỷ USD, tăng 66,6% (tương ứng tăng 574 triệu USD) so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc là 932 triệu USD, tăng 103%; sang Hoa Kỳ là 137 triệu USD, tăng 42,7% so với cùng kỳ năm trước.
Sắt thép các loại: Lượng xuất khẩu trong tháng 2 đạt 996 triệu tấn, giảm 14,2% qua đó nânglượng sắt thép xuất khẩu trong 2 tháng/2024 là 2,15 triệu tấn, tăng cao tới 50,9% và trị giá đạt 1,567 tỷ USD, tăng 51,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong 2 tháng/2024, xuất khẩu nhóm hàng này tăng mạnh sang Italia với 387 nghìn tấn, tăng 104% so với cùng kỳ năm trước; sang Hoa Kỳ với 298 nghìn tấn, tăng 226% và sang Malaixia với 176 nghìn tấn, tăng 69%. Ngoài ra, sắt thép các loại còn được xuất sang Campuchia với 188 nghìn tấn, giảm 8% so với cùng kỳ năm trước. (xuat sang tt nao lon nhat?)
Hàng thủy sản: Tháng 2/2024, trị giá xuất khẩu thủy sản là 460 triệu USD, giảm 38,7% so với tháng trước. Tính chung 2 tháng/2024, xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam đạt 1,21 tỷ USD, tăng 13,7% (tương ứng tăng 146 triệu USD) so với cùng kỳ năm trước.
Trong 2 tháng/2023, xuất khẩu hàng thủy sản sang Nhật Bản là 197 triệu USD, tăng 5,8%; xuất sang Hoa Kỳ là 189 triệu USD, tăng 22,2%; xuất sang Trung Quốc là 182 triệu USD, tăng 44,7% so với cùng kỳ năm trước.
4. Nhập khẩu hàng hóa
Nhập khẩu hàng hóa trong tháng 2/2024 là 23,30 tỷ USD, giảm 24,6% về số tương đối và giảm gần 7,6 tỷ USD về số tuyệt đối so với tháng trước.
Trong tháng 2/2024, có tới 48/52 nhóm hàng nhập khẩu chủ lực giảm so với tháng trước. Trong đó, giảm mạnh ở các một số nhóm hàng như: máy vi tính sản phẩm điện tử & linh kiện giảm 1,48 tỷ USD (tương ứng giảm 17,2%); máy móc thiết bị dụng cụ & phụ tùng giảm 1,4 tỷ USD (tương ứng giảm 35,1%).
Nhập khẩu hàng hóa trong 2 tháng đầu năm 2024 chỉ thấp hơn cùng kỳ năm 2022 .
Tổng trị giá nhập khẩu hàng hóa của cả nước trong 2 tháng/2024 đạt 54,21 tỷ USD, tăng 17,1% so với cùng kỳ năm trước, chỉ thấp hơn mức cao kỷ lục của cùng kỳ năm 2022. Trong đó, có tới 41/52 nhóm hàng nhập khẩu chính tăng và có 19 nhóm hàng đạt tốc độ tăng trưởng trên 20%.
Với kết quả này, quy mô hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam trong 2 tháng/2024 đã tăng 7,92 tỷ USD so với 2 tháng/2023.
Biểu đồ 4: Trị giá và mức tăng hoặc giảm trị giá nhập khẩu trong 2 tháng/2014 đến 2 tháng/2024
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Một số nhóm hàng nhập khẩu chính
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: trị giá nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng 2/2024 đạt 7,08 tỷ USD, giảm 17,2% so với tháng trước. Tính chung 2 tháng/2024 đạt tới 15,64 tỷ USD, tăng 25% tương ứng tăng 3,13 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, tăng mạnh nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc với 4,74 tỷ USD, tăng 55,4% (tương ứng tăng 1,69 tỷ USD); từ Hàn Quốc với 4,4 tỷ USD, tăng 11% (tương ứng tăng 435 triệu USD); từ Đài Loan với 1,91 tỷ USD, tăng 14,9% (tương ứng tăng 248 triệu USD); từ Nhật Bản với 1,41 tỷ USD, tăng 6,4% (tương ứng tăng 84 triệu USD)…
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác: trị giá nhập khẩu trong tháng 2 đạt 2,58 tỷ USD, giảm 35,1% so với tháng trước. Trong 02 tháng/2024 đạt 6,56 tỷ USD, tăng 17,2% so với cùng kỳ năm 2023, tương ứng tăng 964 triệu USD.
Trong 2 tháng đầu năm 2024, nhập khẩu nhóm hàng này của Việt Nam có xuất xứ từ Trung Quốc là: 3,85 tỷ USD, tăng 43,2%; từ Hàn Quốc: 810 triệu USD, giảm 8,9%; Nhật Bản: 585 triệu USD, giảm 10%... so với cùng kỳ năm 2023.
Nhóm hàng nhiên liệu (bao gồm than đá, dầu thô, xăng dầu các loại và khí đốt hóa lỏng): Lượng nhập khẩu của nhóm này trong tháng 2 đạt 6,03 triệu tấn với trị giá là 1,92 tỷ USD, giảm 17,9% về lượng và giảm 15,7% về trị giá so với tháng trước. Trong 2 tháng/2024, lượng nhập khẩu của cả nước đạt 13,52 tỷ USD với trị giá đạt 4,2 tỷ USD, tăng 51,3% về lượng và tăng 6% về trị giá.
Trong đó, nhập khẩu nhóm hàng này trong 2 tháng qua chủ yếu từ các thị trường: In đô nê xia đạt 3,24 triệu tấn, tăng 142,4%; Úc đạt 3,19 triệu tấn, tăng 7,3% so với cùng kỳ năm trước.
Hàng dệt may: Trị giá nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng 2/2024 đạt 1,49 tỷ USD, giảm 33,8% so với tháng trước và đạt mức thấp nhất kể từ trước đến nay.
Biểu đồ 5: Trị giá nhập khẩu nguyên phụ liệu phục vụ ngành dệt may da giày về Việt Nam theo tháng năm 2023 và 02 tháng/2024
Tuy nhiên, lũy kế 2 tháng/2024 nhập khẩu nhóm hàng này đã đạt gần 3,74 tỷ USD, tăng 18,2% tương đương tăng 576 triệu USD so với cùng kỳ năm trước.
Nhóm hàng nguyên phụ liệu phục vụ cho ngành dệt may da giày nhập khẩu vào Việt Nam trong 2 tháng/2024 chủ yếu có xuất xứ từ Trung Quốc, chiếm tỷ trọng tới 53%, với hơn 2 tỷ USD, tăng 28,9% so với cùng kỳ năm trước, tương ứng tăng 450 triệu USD.
Sắt thép các loại và sản phẩm: Trong tháng 02/2024, cả nước đã nhập khẩu 1,16 tỷ USD sắt thép các loại và sản phẩm, giảm 27,8% tương ứng giảm 447 triệu USD so với tháng trước. Trong 2 tháng/2024, cả nước đã nhập khẩu 2,76 tỷ USD sắt thép các loại và sản phẩm, tăng 43,8% tương ứng tăng 842 triệu USD so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, riêng lượng sắt thép các loại nhập khẩu đạt 2,65 triệu tấn với trị giá là 1,88 tỷ USD, tăng 85,4% về lượng và tăng 57% về trị giá so với 2 tháng/2023.
Việt Nam chủ yếu nhập khẩu sắt thép các loại và sản phẩm từ thị trường Trung Quốc với trị giá đạt 1,72 tỷ USD, tăng 91,2% tương ứng tăng 818 triệu USD so cùng kỳ và chiếm 62% trị giá nhập khẩu sắt thép các loại và sản phẩm của cả nước.
Chất dẻo nguyên liệu và sản phẩm: Tháng 2/2024, trị giá nhập khẩu nhóm hàng chất dẻo nguyên liệu và sản phẩm đạt 1,11 tỷ USD, giảm 32,7% tương ứng giảm 541 triệu USD so với tháng trước, qua đó nâng tổng trị giá nhập khẩu của nhóm hàng này trong 2 tháng đầu năm lên 2,77 tỷ USD, tăng 18,2%, tương ứng tăng 576 triệu USD so với cùng kỳ năm 2023.
Trong đó, nhập khẩu nhóm hàng này chủ yếu từ các thị trường: Trung Quốc đạt 1,06 tỷ USD, tăng 34,7% tương ứng tăng 272 triệu USD; Hàn Quốc đạt 600 triệu USD, tăng 22,9% tương ứng tăng 112 triệu USD; Đài Loan đạt 204 triệu USD, tăng 8,9% tương ứng tăng 17 triệu USD so với cùng kỳ năm 2023.
Ô tô nguyên chiếc các loại: So với tháng trước, lượng ô tô nguyên chiếc đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu trong tháng 2/2024 đạt 9.650 chiếc, tăng 38,7%, với trị giá đạt 203 triệu USD, tăng 40,1% (tương ứng tăng 58 triệu USD). Trong đó, ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống đạt 8.046 chiếc, tăng 99,7% và chiếm tới 88% lượng ô tô nguyên chiếc các loại nhập khẩu vào Việt Nam.
Tính đến hết tháng 2/2024, lượng ô tô nguyên chiếc được đăng ký nhập khẩu vào Việt Nam là 13.690 chiếc, giảm 25,2% so với cùng kỳ năm trước.
Trong 2 tháng/2024, ô tô nguyên chiếc các loại chủ yếu có xuất xứ từ Inđônêxia, Thái Lan và Trung Quốc. Cụ thể, nhập từ Inđônêxia là 7.088 chiếc, giảm 35,4%; Thái Lan là 5.646 chiếc, giảm 55,7%; và từ Trung Quốc là 2.912 chiếc, tăng 2,8 lần so với cùng kỳ năm trước.
Dự kiến Bài Phân tích Tình hình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong tháng 3 và 3 tháng năm 2024 sẽ được phổ biến từ ngày 21/4/2024.
TỔNG QUAN SỐ LIỆU THỐNG KÊ HẢI QUAN
VỀ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ THÁNG 2 VÀ 2 THÁNG 2024
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Link nguồn
-
Tháng 2/2024, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam không giữ được đà tăng trưởng như trong tháng đầu năm, giảm 11% so với cùng kỳ, đạt gần 52 triệu USD. Tuy nhiên, sụt sự giảm này là do tháng 2 năm nay có kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Tính lũy kế 2 tháng đầu năm, XK cá ngừ đạt hơn hơn 131 triệu USD, tăng 21%.
-
Năm 1975, Việt Nam và New Zealand chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao; năm 2009, hai nước thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện; năm 2020, hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược. Đến nay, quan hệ hợp tác Việt Nam và New Zealand đã không ngừng phát triển sâu rộng cả trên bình diện song phương cũng như trong các khuôn khổ khu vực và đa phương, mức độ tin cậy giữa hai quốc gia ngày càng trở nên sâu sắc và hai bên mong muốn đưa quan hệ vươn lên một tầm cao mới trong tương lai.
-
Trong nhiều năm qua, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Singapore đã phát triển mạnh mẽ, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của cả hai quốc gia và cả khu vực Đông Nam Á. Với một lịch sử hợp tác lâu dài và cơ sở hợp tác chặt chẽ, quan hệ bền vững giữa hai nước không chỉ giúp tăng cường giao lưu thương mại mà còn mở ra nhiều cơ hội hợp tác đa phương.
-
Vào ngày 19/3 vừa qua, tại Gia Lai, 2 container với khối lượng khoảng 40 tấn cà phê nhân hữu cơ đã chính thức lên đường xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Nhật Bản. Sau hai năm đàm phán, lô hàng cà phê hữu cơ đầu tiên của nước ta đã chính thức tiếp cận được với thị trường được xem là khó tính nhất nhì thế giới.