Tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường CPTPP trong 9 tháng đầu năm 2024
Tính đến hết tháng 9/2024, tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê sang CPTPP đạt mức tăng trưởng tích cực so với cùng kỳ năm trước, với cà phê Robusta tiếp tục là chủng loại chiếm tỷ trọng cao nhất, đồng thời cà phê chế biến cũng ghi nhận dấu hiệu phát triển mạnh mẽ, tạo sự chuyển biến rõ nét trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu. Dù có sự giảm sút nhất định trong tháng 9 so với các tháng trước đó, xuất khẩu cà phê Việt Nam sang CPTPP vẫn duy trì ổn định nhờ vào nhu cầu tiêu thụ cà phê ổn định tại các thị trường như Nhật Bản, Úc….
Một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy sự tăng trưởng của xuất khẩu cà phê Việt Nam là các ưu đãi thuế quan trong khuôn khổ Hiệp định CPTPP, giúp cà phê Việt Nam dễ dàng thâm nhập vào các thị trường có mức tiêu thụ cao mà không bị rào cản thuế quan quá lớn. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến quy trình chế biến, sản phẩm cà phê Việt Nam đã đáp ứng tốt hơn các tiêu chuẩn khắt khe của các thị trường này, đặc biệt là đối với cà phê chế biến đã góp phần nâng cao giá trị gia tăng cho cà phê Việt Nam và gia tăng sự hiện diện của cà phê chế biến trong cơ cấu xuất khẩu.
Tuy nhiên, ngành cà phê Việt Nam cũng phải đối mặt với một số yếu tố tiêu cực tác động đến kết quả xuất khẩu. Biến động giá cà phê thế giới, đặc biệt là sự giảm giá cà phê Robusta trong nửa đầu năm, đã ảnh hưởng trực tiếp đến kim ngạch xuất khẩu. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các quốc gia sản xuất cà phê lớn khác như Brazil, Colombia, hay Indonesia cũng tạo ra áp lực không nhỏ cho ngành cà phê Việt Nam trong việc duy trì và mở rộng thị phần tại các thị trường CPTPP. Sự thay đổi trong nhu cầu tiêu thụ tại các quốc gia trong CPTPP, nhất là vào những thời điểm mùa vụ hoặc các yếu tố tác động từ kinh tế toàn cầu, cũng khiến xuất khẩu cà phê của Việt Nam không hoàn toàn ổn định, đặc biệt là trong các tháng thấp điểm.
Nhìn chung, xuất khẩu cà phê Việt Nam sang CPTPP trong 9 tháng đầu năm 2024 cho thấy những thành công rõ rệt trong việc phát triển thị trường, nâng cao giá trị sản phẩm, đồng thời mở rộng khả năng tiêu thụ cà phê chế biến. Bottom of Form
- Chi tiết xem tại đây;
Thuỳ Ngân (VITIC) tổng hợp
-
Trong bối cảnh các thị trường chủ lực gia tăng nhu cầu nhập khẩu thủy sản, hoạt động xuất khẩu thủy sản Việt Nam tiếp tục khởi sắc. Thống kê từ số liệu hải quan, kim ngạch xuất khẩu thủy sản tháng 9/2024 tăng 13,64% so với tháng 9/2023, đạt 921,92 triệu USD, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng 9 tháng năm nay lên gần 7,23 tỷ USD, tăng 9,54% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Năm 2024, nền kinh tế Vương quốc Anh không có nhiều biến động đặc biệt; từ tháng 9/2024, nền kinh tế này có dấu hiệu tăng trưởng trở lại sau hai tháng trì trệ liên tiếp trước đó.
-
Xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường các nước CPTPP trong tháng 10/2024 ghi nhận những tín hiệu tích cực, với kim ngạch đạt 44,63 triệu USD, tăng 8,44% so với tháng trước và tăng 18,71% so với cùng kỳ năm 2023
-
Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ tháng 10 năm nay đạt hơn 80 triệu USD, tăng 17%. Lũy kế 10 tháng, XK tôm sang thị trường này thu về 646 triệu USD, tăng 10% so với cùng kỳ.