VITIC
THỊ TRƯỜNG - NGÀNH HÀNG

Tiến độ sản xuất của ngành dệt may chậm lại

12/04/2022 10:46

Tháng 4/2022, tiến độ sản xuất của ngành dệt may chậm lại so với tháng 3/2022, nhưng vẫn tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2021.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong tháng 4/2022, chỉ số sản xuất của ngành dệt tăng 1% so với tháng 3/2022 và tăng 5,2% so với tháng 4/2021. Lũy kế 4 tháng đầu năm 2022, chỉ số sản xuất ngành dệt tăng 6,0% so với cùng kỳ năm 2021. Trong khi đó, chỉ số sản xuất trang phục của cả nước tháng 4/2022 tăng 8,3% so với tháng 3/2022 và tăng 20,5% so với tháng 4/2021. Tính chung 4 tháng đầu năm 2022, chỉ số sản xuất trang phục tăng 20,1% so với cùng kỳ năm 2021.

Bảng 1: Chỉ số sản xuất ngành dệt, may của Việt Nam tháng 4 năm 2022
(ĐVT:%)

Ngành

Tháng 4/2022

4 tháng đầu năm

So với T3/2022

So với T4/2021

4T/2022 so với 4T/2021 (%)

4T/2021 so với 4T/2020

Dệt

1,0

5,2

6,0

7,7

Sản xuất trang phục

8,3

20,5

20,1

9,51

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Về xuất khẩu:Theo số liệu thống kê sơ bộ, trong tháng 4/2022, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc của Việt Nam ước đạt 3,83 tỷ USD, giảm 5,4% so với tháng 3/2022 nhưng tăng 21,3% so với tháng 4/2021. Lũy kế từ đầu năm đến hết tháng 4 năm 2022, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của cả nước ước đạt 14,74 tỷ USD, tăng 20,21% so với cùng kỳ năm 2021 và tăng 26,74% so với cùng kỳ năm 2019- hồi phục mạnh so với thời điểm trước dịch Covid-19. Đây là mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây, tính từ năm 2012 đến nay. Với tốc độ tăng trưởng cao, cộng với tín hiệu tích cực từ thị trường thế giới, đặc biệt là nhu cầu tăng mạnh từ các thị trường nhập khẩu lớn, dù kinh tế toàn cầu vẫn phải đối mặt với những diễn biến khó lường, triển vọng xuất khẩu của dệt may Việt Nam vẫn khả quan trong năm 2022.

Được biết, nhiều doanh nghiệp đã kín đơn hàng đến quý III/2022, thậm chí có doanh nghiệp đã ký đơn hàng quý IV/2022. Đây là tín hiệu tốt cho thấy triển vọng tăng trưởng của nhóm ngành này trong năm 2022.

Đáng chú ý, tăng trưởng xuất khẩu hàng dệt và may mặc của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2022 có sự đóng góp của nhóm hàng nguyên phụ liệu. Số liệu thống kê sơ bộ cho thấy, nhóm hàng may mặc xuất khẩu chỉ đóng góp 73% trong phần kim ngạch xuất khẩu gia tăng, trong khi tỷ trọng của nhóm hàng này chiếm 80%. Kết quả này cho thấy, lĩnh vực hỗ trợ ngành dệt may dần đóng góp nhiều hơn vào xuất khẩu, dù lĩnh vực may mặc vẫn chiếm tỷ trọng cao.

Bảng 2: Xuất khẩu hàng dệt và may mặc của Việt Nam tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2022

Tên hàng

Ước tháng 4 năm 2022

Ước 4 tháng năm 2022

Tỷ trọng XK (%)

Tỷ trọng gia tăng XK (%)

Trị giá (Triệu USD)

So với T3/2022 (%)

So với T4/2021 (%)

Trị giá (Triệu USD)

So với 4T/2021 (%)

So với 4T/2019 (%)

Tổng

3.838

-5,4

21,3

14.746

20,21

26,74

100,00

100,00

Hàng may mặc

3.100

-3,1

25,4

11.778

21,60

24,18

79,87

73,72

Xơ, sợi dệt các loại

458

-19,1

-1,8

1.906

12,20

41,89

12,92

18,08

NPL dệt may, da giày

210

-2,3

15,3

772

17,80

28,91

5,24

5,57

Vải kỹ thuật

70

-6,7

12,9

290

27,75

39,33

1,97

2,63

Nguồn: Số liệu ước tính, dùng để tham khảo

Về nhập khẩu: Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Thống kê, trong tháng 4/2022, nhập khẩu nguyên phụ liệu ngành dệt may ước đạt 2,47 tỷ USD, tăng 2,53% so với tháng 3/2022 và giảm 4,91% so với tháng 4/2021. Tính chung, 4 tháng đầu năm 2022, nhập khẩu nguyên phụ liệu ngành dệt may ước đạt 9,29 tỷ USD, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm 2021, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, nhập khẩu tất cả các nhóm hàng nguyên liệu đều tăng trưởng rất cao.

Bảng 3: Nhập khẩu NPL dệt may của Việt Nam trong tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2022

Tên hàng

Ướctháng 4 năm 2022

Ước 4 tháng đầu năm 2022

Trị giá (Triệu USD)

So với T3/2022 (%)

So với T4/2021 (%)

Trị giá (Triệu USD)

So với 4T/2022 (%)

So với 4T/2019 (%)

Tổng

2.478

2,53

-4,91

9.290

10,6

21,00

Vải

1.250

-0,94

-11,5

4.848

10,3

18,98

Nguyên PL dệt, may, giày dép

700

21,08

10,7

2.284

7,1

23,02

Bông

280

-15,09

-12,2

1.230

23,4

26,57

Sợi dệt

248

0,42

2,4

928

6,1

19,80

Nguồn: Số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục thống kê

Nguồn: Phòng TTCN

Tin cũ hơn
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: duy.doanh@yahoo.com.vn
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 121/GP-TTĐT ngày 16 tháng 7 năm 2019 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 3.344.215