VITIC
THỊ TRƯỜNG - NGÀNH HÀNG

Sản xuất mặt hàng dệt may hồi phục mạnh mẽ trong năm 2022

18/03/2022 15:08

Sự hồi phục của ngành dệt may mang đến dự báo tích cực cho xuất khẩu mặt hàng dệt và may mặc Việt Nam trong năm 2022.

Theo thống kê từ Tổng cục Hải quan, chỉ số sản xuất của ngành dệt tăng 12.6% so với tháng 2/2022 và tăng 6.8% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế ba tháng đầu năm 2022, chỉ số sản xuất ngành dệt tăng 5.8% so với cùng kỳ, cải thiện nhẹ so với mức tăng trưởng 5.14% trong batháng đầu năm 2021.


Chỉ số sản xuất trang phục của cả nước tháng 3/2022 đã bứt phá mạnh khi tăng 25.8% so với tháng 2/2022 và tăng 21.5% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung batháng đầu năm, chỉ số sản xuất trang phục tăng 24.1% so với cùng kỳ và bứt phá mạnh so với mức tăng 1.38% trong ba tháng đầu năm 2021

Chỉ số sản xuất ngành dệt, may của Việt Nam tháng 3 năm 2022 (ĐVT:%)

Ngành

Tháng 3/2022

2 tháng đầu năm

So với T2/2022

So với T3/2021

3T/2022 so với 3T/2021 (%)

3T/2021 so với 3T/2020

Dệt

12,6

6,8

5,8

5,14

Sản xuất trang phục

25,8

21,5

24,1

1,38

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Sự hồi phục của ngành dệt may mang đến những tín hiệu khả quan cho xuất khẩu mặt hàng dệt và may mặc Việt Nam. Theo số liệu thống kê sơ bộ, trong tháng 3/2022, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc của Việt Nam ước đạt 4.05 tỷ USD, tăng 16.45% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế ba tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của cả nước ước đạt 10.87 tỷ USD, tăng 19.94% so với cùng kỳ năm ngoái, tăng mạnh 26.14% so với thời điểm ba tháng đầu năm 2020 và tăng 24.84% so với thời điểm batháng đầu năm 2019. Như vậy, có thể nhận định xuất khẩu hàng dệt và may mặc của Việt Nam đã và đang lấy lại đà tăng trưởng của giai đoạn trước dịch.

Mặc dù, kinh tế thế giới vẫn còn tiềm ẩn rất nhiều yếu tố khó lường như giá dầu mỏ tăng kéo theo sự biến động của giá cả hàng hoá thế giới, dịch Covid-19, bất ổn chính trị tại Ucraina, Fed nâng lãi suất… nhưng những diễn biến tích cực về hoạt động xuất khẩu trong ba tháng đầu năm cơ sở để đưa ra nhận định xuất khẩu hàng dệt và may mặc sẽ bứt phá mạnh trong năm 2022.

 

Xuất khẩu hàng dệt và may mặc của Việt Nam tháng 3và 3 tháng đầu năm 2022

Tên hàng

Ước tính tháng 3

Ước tính 3 tháng đầu năm 2022

Trị giá (Triệu USD)

So với T3/2021 (%)

Trị giá (Triệu USD)

So với 3T/2021 (%)

So với 3T/2020 (%)

So với 3T/2019 (%)

Xơ, sợi dệt các loại

566

10,7

1484

21,9

59,13

49,71

Dệt, may

3200

17,3

8837

22,5

24,33

23,89

Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày

215

17,1

558

17,8

26,26

28,02

Vải kỹ thuật

75

25,0

221

33,9

55,43

43,53

Tổng

4.056

16,45

10.878

19,94

26,14

24,84

Nguồn: Số liệu ước tính, dùng để tham khảo

Với kết quả xuất khẩu hàng dệt và may mặc của Việt Nam trong ba tháng đầu năm 2022, cùng với những tín hiệu tích cực từ thị trường thế giới, mở ra triển vọng khả quan cho xuất khẩu mặt hàng này của nước ta trong năm 2022. Dự báo, xuất khẩu hàng dệt và may mặc của Việt Nam năm 2022 hồi phục mạnh, kim ngạch xuất khẩu ước đạt trên 44 tỷ USD. Cơ sở của dự báo dựa trên số liệu về tăng trưởng xuất khẩu; môi trường sản xuât, kinh doanh trong nước thuận lợi do kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh và kinh tế toàn cầu đang dần trở lại trạng thái bình thường. Thêm vào đó, Việt Nam cũng là một quốc gia được các nhà đầu tư đánh giá khá cao về múc độ hấp dẫn khi đặt hàng. Ngoài ra, tiến độ nhập khẩu các nguyên phụ liệu đang tăng nhanh là tín hiệu cho thấy hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam khả quan trong thời gian tới.


Dệt may Việt Nam đứng trước cơ hội phục hồi mạnh mẽ trong năm 2022

Bên cạnh đó, việc các thị trường lớn gia tăng nhu cầu nhập khẩu cũng là cơ hội cho các nhà cung cấp hàng may mặc tăng xuất khẩu vào thị trường này, trong đó có Việt Nam. Để tận dụng cơ hội này, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng được tiêu chuẩn khắt khe từ các thị trường lớn mà muốn như thế, các doanh nghiệp cần đầu tư nhà xưởng, công nghệ sản xuất, chất lượng đầu vào… Chính vì vậy, Chính phủ, các Bộ, ngành… đãthực hiện đồng bộ nhiều giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong thời gian tới.
 

Nguồn: Phòng TTCN

Tin cũ hơn
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: duy.doanh@yahoo.com.vn
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 121/GP-TTĐT ngày 16 tháng 7 năm 2019 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 3.195.177