Phân tích tình hình cung cầu và dự báo mặt hàng Trái cây có múi, tháng 9 và 9 tháng năm 2024
Cây có múi (cam, bưởi, chanh, quýt) hiện là nhóm cây ăn quả có diện tích lớn nhất trong sản xuất cây ăn quả nước ta nói chung và các tỉnh phía Bắc nói riêng, tổng diện tích cây có múi trên cả nước ước tính đến hết năm 2024 đạt 276 nghìn ha, chiếm 21,4% tổng diện tích cây ăn quả cả nước. Sản lượng ước đạt hơn 3,86 triệu tấn, tăng 5,6% so với năm 2023. Trong đó, cây cam ở các tỉnh như: Hà Giang, Hòa Bình, Tuyên Quang, Nghệ An, Hậu Giang, Vĩnh Long... cây bưởi ở Hà Tĩnh, Ðồng Nai, Bến Tre...
Ảnh minh hoạ, nguồn Internet
Ðến nay, cả nước có 14 sản phẩm quả có múi được chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý gồm: cam sành (Hà Giang), cam sành (Tuyên Quang), cam Cao Phong (Hòa Bình), cam Vinh (Nghệ An), cam Văn Chấn (Yên Bái), quýt Bắc Kạn, bưởi Ðoan Hùng (Phú Thọ), bưởi da xanh Bến Tre...
Về tình hình xuất nhập khẩu, theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tháng 8/2024, nhập khẩu trái cây có múi của Việt Nam đạt 5,8 triệu USD, giảm 27,6% so với tháng 7/2024. Tính chung 8 tháng năm 2024, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này đạt 83,0 triệu USD, tăng 15,2% so với năm 2023, chiếm 9,8% trong tổng kim ngạch nhập khẩu trái cây cả nước. Tháng 8/2024, kim ngạch xuất khẩu cây có múi của Việt Nam đạt 12,1 triệu USD, tăng 21,2% so với tháng trước. Tính chung 8 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đạt 86,5 triệu USD, tăng 20,3% so với cùng kỳ năm 2023, chiếm tỷ trọng 2,4% xuất khẩu trái cây cả nước.
Dự báo xuất khẩu trái cây có múi của Việt Nam trong năm 2024 sẽ tiếp tục tăng trưởng khả quan. Với thị trường Trung Quốc, cơ hội xuất khẩu đang tiếp tục thuận lợi khi các cơ quan chuyên môn đang phối hợp với Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) để gấp rút hoàn thiện hồ sơ mở cửa thị trường đối với mặt hàng trái cây có múi (bưởi, cam, quýt…). Bên cạnh đó, thị trường Hoa Kỳ hiện đã mở cửa cho trái bưởi Việt Nam. Ngoài ra, bưởi, chanh đã chính thức được xuất khẩu sang New Zealand. Đây là thị trường tiêu thụ bưởi và chanh không hạt rất tốt của Việt Nam.
Đáng chú ý, cuối tháng 7/2024, Cục Kiểm dịch động thực vật Hàn Quốc (APQA) đã chính thức công bố trên website của APQA quy định nhập khẩu đối với quả bưởi tươi từ Việt Nam sang Hàn Quốc. Như vậy, bưởi là quả tươi thứ 3 của Việt Nam được phép nhập khẩu vào thị trường Hàn Quốc, cùng với các loại quả thanh long và xoài. Người tiêu dùng Hàn Quốc ngày càng quan tâm đến sức khỏe và ưa chuộng các loại trái cây nhiệt đới, trong đó có bưởi. Điều này tạo ra cơ hội lớn cho trái bưởi của Việt Nam.
- Xem chi tiết tại đây;
Nguồn: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại
-
Diện tích và sản lượng rau củ cả nước tăng đều qua các năm. Ước tính 9 tháng năm 2024, sản lượng rau các loại đạt 13.953 nghìn tấn, tăng 1,5% so với cùng kỳ năm trước. Cả năm 2024, diện tích rau các loại ước đạt 1,03 triệu ha, tăng 3,1% so với năm 2023; sản lượng dự kiến đạt 19,7 triệu tấn, tăng 3,7% so với năm 2023.
-
Trong 8 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu quả nhãn tăng mạnh 169% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng long nhãn khô, chưa qua tẩm ướp hay chế biến sang thị trường Trung Quốc chiếm gần 76% tổng kim ngạch xuất khẩu.
-
Trong 8 tháng năm 2024 kim ngạch xuất khẩu quả dưa hấu tăng mạnh 57,3% so với cùng kỳ năm 2023. Nguyên nhân là do kim ngạch xuất khẩu mặt hàng dưa hấu sang thị trường lớn nhất là Trung Quốc tăng mạnh khi nhu cầu tiêu thụ tăng cao. Ngoài ra, UAE cũng là một thị trường đáng chú ý cho sản phẩm dưa hấu tươi. Trong 8 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này tăng 37,6% so với cùng kì năm 2023.
-
Tình hình sản xuất lúa gạo trong nước vẫn khá thuận lợi, tính đến hết tháng 8/2024, cả nước đã gieo cấy được gần 6,6 triệu ha lúa; thu hoạch ước đạt 4,45 triệu ha; sản lượng thu hoạch ước đạt hơn 28,7 triệu tấn, tăng 1,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, cơn bão số 3 (bão Yagi) đã khiến 190.358 ha lúa bị ngập úng, thiệt hại có thể ảnh hưởng ít nhiều đến sản xuất lúa gạo của nước ta nhưng tổng nguồn cung nhìn chung vẫn đáp ứng đủ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.