VITIC
THỊ TRƯỜNG - NGÀNH HÀNG

Nhóm 20 nền kinh tế phát triển cam kết chi hơn 7.000 tỷ USD để đối phó với đại dịch Covid-19

05/05/2020 14:12

TIỀN TỆ - TÍN DỤNG – THANH TOÁN TRONG NƯỚC

Diễn biến tình hình tài chính - tiền tệ trong tuần và dự báo
Trong nước: Tuần qua, tỷ giá USD/VND giảm mạnh so với tuần trước. Tại VCB, so với tuần trước, tỷ giá USD/VND giảm 70 đồng/USD (tương đương mức giảm 0,30%), xuống mức 23.360 đồng/USD (mua vào) và 23.540 đồng/USD (bán ra). So với đầu năm 2020, tỷ giá USD/VND tăng 310 đồng/USD (tương đương mức tăng 1,33%).

Trên thị trường tự do, tỷ giá USD/VND giảm 120 đồng/USD ở cả hai chiều mua vào và bán ra, xuống mức 23.530 đồng/USD (mua vào) và 23.630 đồng/USD (bán ra).

Tại Sở Giao dịch NHNN, tỷ giá USD mua vào ổn định ở mức 23.175 đồng/USD, thấp hơn 758 đồng/USD so với mức giá trần. So với tuần trước, tỷ giá USD ở chiều bán ổn định ở mức 23.650 đồng/USD và thấp hơn mức giá trần 283 đồng/USD.

Trong khi đó, tỷ giá trung tâm do NHNN công bố, áp dụng cho ngày 16/4/2020 là 23.235 đồng/USD, tăng 1 đồng/USD (tương đương mức tăng 0,004%) so với mức công bố tuần trước, so với đầu năm 2020 tỷ giá trung tâm đã được điều chỉnh tăng 63 đồng/USD (tương đương mức tăng 0,27%). Với biên độ +/-3% đang được áp dụng, tỷ giá trần mà các ngân hàng được áp dụng vào thời điểm ngày 16/4/2020 là 23.933 đồng/USD và tỷ giá sàn là 22.539 đồng/USD.
Giá bán một số ngoại tệ tại NHTM (Theo giá bán của VCB)

Mã NT

Ngày 16/4/2020

So với tuần trước (%)

So với đầu năm 2020 (%)

So với đầu năm 2019 (%)

So với đầu năm 2018 (%)

So với đầu năm 2017 (%)

AUD

14.989,59

0,44

-6,85

-8,58

-8,73

-15,97

CAD

16.860,58

-1,17

-6,19

-6,40

-1,71

-7,48

CHF

24.637,69

0,07

2,45

2,04

3,40

5,01

EUR

26.149,08

-0,24

-0,88

-1,82

-3,89

-4,57

GBP

29.750,59

0,33

-2,62

-3,60

-0,01

-3,47

HKD

3.072,68

-0,29

2,35

2,44

2,96

4,97

JPY

221,19

0,93

3,79

2,28

3,57

9,17

KRW

20,12

-1,52

-4,33

-5,89

-4,51

-8,50

MYR

5.434,46

-0,99

-5,09

-4,80

-3,83

-3,99

SGD

16.688,10

-0,49

-3,41

-3,71

-2,50

-2,46

THB

730,14

-0,39

-6,62

-7,02

-0,53

2,42

USD

23.540

-0,30

1,33

1,33

1,23

3,50

Tỷ giá TT

23.236

0,00

0,27

0,37

1,80

3,66

Nguồn: Vietcombank và Ngân hàng Nhà nước

Thế giới: Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Nhóm 20 nền kinh tế phát triển và đang nổi hàng đầu thế giới (G20) đã cam kết chi hơn 7.000 tỷ USD để đối phó với đại dịch Covid-19, đồng thời ủng hộ sáng kiến đình nợ cho các quốc gia nghèo nhất. Như vậy, với sự đồng thuận của G20, Nhóm Các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) tuyên bố sẵn sàng tạm hoãn việc thanh toán nợ cho các nước nghèo.

Bộ trưởng Tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương các nước thuộc Nhóm Các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã tái khẳng định sự phối hợp chặt chẽ trong cuộc chiến chống đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 và làm giảm bớt những tác động của dịch bệnh.

Bên cạnh đó, Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) bắt đầu phân bổ khoản viện trợ khẩn cấp cho các nước đang gặp khó khăn trong việc phòng chống Covid-19 và kinh tế bị ảnh hưởng vì dịch bệnh. IMF đã thông qua danh sách 25 nước đầu tiên sẽ nhận khoản hỗ trợ ài chính, tổng cộng khoảng 215 triệu USD trong 6 tháng tới. WB cũng thông qua 2,1 tỷ USD ứng phó khẩn cấp cho 32 quốc gia và vùng lãnh thổ để đối phó dịch.

Ngày 15/4/2020, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) giảm lãi suất cho vay trung hạn (MLF) cho các tổ chức tài chính xuống mức thấp kỷ lục kể từ tháng 9/2014. Theo đó, PBOC tuyên bố cắt giảm 20 điểm cơ bản, từ 3,15% xuống 2,95%. Việc hạ lãi suất của PBOC đã giúp khơi thông 100 tỷ Nhân dân tệ (14,19 tỷ USD) vào thị trường tài chính.

PBOC thường tiến hành các hoạt động MLF khi đến hạn đáo hạn nhưng lại không có khoản vay nào hết hạn vào ngày 15/4/2020. Trong khi đó, vào ngày 17/4/2020, một loạt các khoản vay trị giá 200 tỷ nhân dân tệ sẽ đáo hạn. Một khoản vay thông qua cơ sở cho vay trung hạn có trị giá 267,4 tỷ nhân dân tệ khác dự kiến ​​sẽ hết hạn vào ngày 24/4/2020. Nhiều doanh nghiệp kỳ vọng PBOC sẽ cho phép họ gia hạn thanh toán và tiếp tục cắt giảm lãi suất.

Động thái mới nhất này diễn ra sau thông báo bất ngờ của PBOC hồi đầu tháng 4/2020 rằng PBOC sẽ cắt giảm lãi suất mà ngân hàng phải trả cho dự trữ vượt mức của các ngân hàng thương mại và giảm lượng tiền mặt mà các ngân hàng nắm giữ. Sau đó, giai đoạn đầu tiên của giải pháp này sẽ có hiệu lực từ ngày 15/4/2020, giải phóng khoảng 400 tỷ nhân dân tệ thanh khoản vào hệ thống tài chính.

Lãi suất MLF thấp hơn sẽ khuyến khích các ngân hàng thương mại giảm lãi suất cho vay, bởi lãi suất cho vay trung hạn hiện đóng vai trò là cơ sở cho lãi suất cho vay cơ bản. Việc cắt giảm này được đánh giá là phù hợp với phần lớn kỳ vọng của thị trường, vì các nhà kinh tế cho rằng ngân hàng trung ương sẽ giữ đường cong lãi suất ổn định bằng cách hạ lãi suất MLF xuống cùng mức với mức cắt giảm lãi suất repo 7 ngày vào cuối tháng 3/2020. Việc cắt giảm lãi suất cho vay trung hạn này sẽ mở đường cho việc cắt giảm tương tự với lãi suất cho vay cơ bản của quốc gia (LPR) để giảm chi phí vay và giảm bớt căng thẳng tài chính cho các công ty bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, sẽ được công bố vào ngày 20/4/2020.

Cuối tuần qua, chỉ số US Dollar Index (DXY), đo lường biến động đồng USD với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) ở mức 99,89 điểm, giảm 0,32 điểm phần trăm so với tuần trước. Trong đó, đồng USD giảm so với các đồng EUR, GBP, JPY, AUD.

Đồng USD chịu áp lực từ các biện pháp mạnh tay tăng nguồn cung USD của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED). Các hành động chính sách như hỗ trợ thanh khoản, dự phòng tín dụng và nởi lỏng tiền tệ của FED đã được thực hiện trong thời gian gần đây nhằm ngăn chặn thiệt hại kinh tế do đại dịch Covid-19 gây ra. FED đã bắt đầu một chương trình cho vay mới với quy mô khổng lồ, với tất cả biện pháp mà FED đã thực hiện, một lượng USD đã được tung ra thị trường.
So với đồng EUR, đồng USD giảm xuống mức 1 EUR đổi 1,08782 USD. So với đồng GBP, đồng USD được niêm yết ở mức 1,24772 GBP/USD. So với đồng JPY, đồng USD được giao dịch ở mức 1 USD đổi 107,878 JPY - mức thấp nhất trong gần 1 tháng.

Trong một báo cáo mới nhất của Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), nền kinh tế toàn cầu đang đứng trước triển vọng bấp bênh của đại dịch Covid-19. Kinh tế thế giới có thể sẽ phải trải qua một năm 2020 tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại suy thoái những năm 1930.

Theo dự báo của IMF, nền kinh tế thế giới sẽ giảm 3% trong năm 2020, so với mức giảm trong cuộc suy thoái sau khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009 là 0,1%.

IMF dự báo, Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) sẽ giảm tới 7,5% trong năm nay và châu Âu là khu vực được dự đoán có hoạt động kinh tế giảm sút lớn nhất so với các khu vực khác trên thế giới. Với nền kinh tế Anh, mức giảm trong năm nay được dự báo là 6,5%.

Trong khi đó, nền kinh tế Mỹ (hiện là tâm điểm của đại dịch) sẽ chứng kiến nền kinh tế quốc gia giảm 5,9% trong năm 2020, mức giảm tồi tệ nhất kể từ năm 1946. Nền kinh tế Nhật Bản cũng dự kiến sẽ giảm 5,2% kể từ năm 2009.

Hầu hết các nền kinh tế đều đang gặp nhiều khó khăn. Kinh tế Anh được dự báo có thể giảm 30-35% trong quý II/2020, dựa trên giả định rằng lệnh phong tỏa toàn quốc sẽ kéo dài trong ba tháng, tiếp sau đó là ba tháng nữa với các hạn chế được dỡ bỏ một phần.

Tại Italia, nhu cầu tiêu dùng của người dân đã giảm 31,7% trong tháng 3/2020 và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này được dự báo sẽ giảm 13% trong tháng 4/2020.

Tỷ giá một số đồng tiền giao dịch chủ yếu trên thế giới

Cặp tỷ giá

Ngày 16/4/2020

So với tuần trước (%)

So với đầu năm 2020 (%)

So với đầu năm 2019 (%)

So với đầu năm 2018 (%)

So với đầu năm 2017 (%)

Eur/USD

1,08782

0,11

-0,30

-4,29

-9,73

0,74

GBP/USD

1,24772

0,64

-0,56

-0,60

-8,25

-14,74

USD/INR

76,5878

0,74

0,73

8,81

20,55

14,66

USD/AUD

1,59151

-0,80

1,14

10,44

24,47

12,21

USD/CAD

1,41149

0,67

0,88

3,52

12,78

0,19

USD/ZAR

18,7033

2,87

3,38

28,39

49,91

17,26

USD/NZD

1,67974

1,06

1,29

11,38

19,07

11,37

USD/JPY

107,878

-0,98

-0,09

0,97

-3,96

-8,62

USD/SGD

1,42803

0,22

0,60

4,57

7,35

-0,69

USD/CNY

7,08063

0,18

0,17

2,95

8,91

7,47

Nguồn: xe.com

Để có thông tin chi tiết của bản tin Quý độc giả vui lòng liên hệ;
Phòng Thông tin Xuất nhập khẩu
- Địa chỉ:               Phòng 603 Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655 đường Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.
- Điện thoại:          024 3715 2584/ 371525 85/ 3715 2586            Fax: 024 3715 2574
Người liên hệ:      
- Mrs Huyền;         0912 077 382    ( thuhuyenvitic@gmail.com)
- Mrs Nhuận;         0982 198 206    (hongnhuan82@gmail.com)
- Mrs Kiều Anh;     0912 253 188    (kieuanhvitic@gmail.com)

Để có thông tin đầy đủ Quý độc giả vui lòng tải mẫu phiếu đăng ký sử dụng bản tin tại đây; 

Phòng TTXNK

Tin cũ hơn
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: duy.doanh@yahoo.com.vn
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 153/GP-TTĐT ngày 5 tháng 7 năm 2024 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 4.060.618