VITIC
THỊ TRƯỜNG - NGÀNH HÀNG

Ngành chăn nuôi hoàn toàn đáp ứng nhu cầu thực phẩm những tháng cuối năm và dịp Tết Nguyên đán.

31/10/2019 08:10
NHỮNG THÔNG TIN ĐÁNG LƯU Ý TRONG TUẦN & DỰ BÁO
 
TRONG NƯỚC:
Tổng đàn lợn cả nước hiện có khoảng gần 25 triệu con, như vậy ngành chăn nuôi hoàn toàn có thể chủ động con giống cho tái đàn, đáp ứng nhu cầu thực phẩm những tháng cuối năm và dịp Tết Nguyên đán. Bên cạnh đó, nhờ chuyển đổi, gia tăng sản xuất chăn nuôi gia cầm, gia súc lớn, thủy sản, sản lượng các sản phẩm chăn nuôi khác đều tăng, như thịt trâu đạt 70.500 tấn, tăng 3,1%; thịt bò đạt 264.900 tấn, tăng 4,2%; thịt gia cầm đạt 931.400 tấn, tăng 13,5%; trứng đạt 9,2 tỷ quả, tăng 10%, sữa tăng 9,3%,... đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước về thực phẩm. Đến nay cả nước đã tiêu hủy 5,5 triệu con lợn, sản lượng thịt lợn giảm 8%. Nhưng với sự quan tâm, chỉ đạo rất cụ thể, sát sao và sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ từ Trung ương đến địa phương, việc phòng chống bệnh dịch tả lợn châu Phi đã phát huy hiệu quả, dịch bệnh có xu hướng giảm trong bốn tháng qua, góp phần quan trọng để kiểm soát dịch bệnh, duy trì sản xuất chăn nuôi lợn.

Theo số liệu thống kê, kim ngạch nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu (TACN&NL) về Việt Nam trong tháng 9/2019 đạt 262,3 triệu USD, giảm 29,5% so với tháng trước và giảm 32% với tháng 9/2018. Tính chung 9 tháng năm 2019, kim ngạch nhập khẩu TACN&NL đạt 2,82 tỷ USD, giảm 2,2% so với cùng kỳ năm 2018.

Trong tháng 9/2019, lượng nhập khẩu đậu tương về Việt Nam đạt 199,1 nghìn tấn, trị giá 79,8 triệu USD, tăng 84,8% về lượng và tăng 81,7% về trị giá so với tháng trước, tăng 7,6% về lượng và 5,1% về trị giá so với tháng 9/2018. Tính chung trong 9 tháng năm 2019, lượng nhập khẩu đậu tương đạt trên 1,33 triệu tấn, trị giá 526,3 triệu USD, tăng 0,2% về lượng nhưng giảm 8,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.

8 tháng đầu năm 2019, lượng nhập khẩu DDGS về Việt Nam đạt 862 nghìn tấn, trị giá 197 triệu USD, tăng 16,3% về lượng và tăng 19% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Lượng nhập khẩu DDGS trong những tháng tới dự kiến đạt từ 100-140 nghìn tấn/tháng, với giá nhập khẩu trung bình từ 220- 230 USD/tấn.
8 tháng đầu năm 2019, lượng nhập khẩu cám ngô về Việt Nam đạt 158,8 nghìn tấn, trị giá 25,5 triệu USD, tăng 10,8% về lượng và tăng 10,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Lượng nhập khẩu cám ngô về Việt Nam trong những tháng tới đạt từ 10- 20 nghìn tấn/tháng, với giá nhập khẩu trung bình từ 160- 170 USD/tấn.

8 tháng đầu năm 2019, lượng nhập khẩu bột gluten ngô về Việt Nam đạt 22,2 nghìn tấn, trị giá 11,8 triệu USD, tăng 3,0% về lượng nhưng giảm 10,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Lượng nhập khẩu cám ngô về Việt Nam trong những tháng tới dự kiến đạt từ 2- 3 nghìn tấn/tháng, với giá nhập khẩu từ 500- 550 USD/tấn.

Theo số liệu thống kê, trong tháng 9/2019, nhập khẩu phân bón về Việt Nam đạt 256,7 nghìn tấn với trị giá 66,5 triệu USD, tăng 12,2% về lượng và tăng 9,4% về trị giá so với tháng 8/2019, giảm 15,2% về lượng và giảm 21,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Lượng nhập khẩu phân bón trong 9 tháng đầu năm 2019 đạt 2,783 triệu tấn, trị giá 777,2 triệu USD, giảm 10% về lượng và giảm 11,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.

THẾ GIỚI:
Trung tuần tháng 10/2019, giá xuất khẩu DDGS 35 profat giao tháng 10/2019 của Mỹ sang thị trường châu Á giảm 2-10 USD/tấn so với cùng kỳ tháng trước do nhu cầu thấp. Theo USDA, trong 8 tháng đầu năm 2019, lượng DDGS xuất khẩu của Mỹ đạt 7,3 triệu tấn, giảm 7% so với cùng kỳ năm 2018. Việt Nam là nước nhập khẩu DDGS lớn thứ 4 của Mỹ.

Giá đậu tương trong nửa đầu tháng 10/2019 tăng tại Mỹ và Nam Mỹ do Trung Quốc tăng nhập khẩu đậu tương Mỹ. Trong tháng 10/2019, USDA đã đưa ra dự báo mới nhất về cung cầu đậu tương toàn cầu trong niên vụ 2019/2020. Theo đó, sản lượng đậu tương niên vụ 2019/2020 dự kiến đạt 339 triệu tấn, giảm so với 341,4 triệu tấn của dự báo trước và giảm so với 358,8 triệu tấn của niên vụ 2018/2019. Lượng đậu tương tồn kho cuối kỳ toàn cầu niên vụ 2019/2020 dự kiến đạt 95,2 triệu tấn, giảm 4 triệu tấn so với dự báo trước và giảm 14,7 triệu tấn so với niên vụ 2018/2019.

Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), sản lượng lúa mỳ toàn cầu niên vụ 2019/2020 dự kiến đạt 765,2 triệu tấn, giảm 0,3 triệu tấn so với dự báo trước. Trong đó, sản lượng lúa mỳ của Trung Quốc dự kiến đạt 132 triệu tấn, tăng 0,6 triệu tấn so với niên vụ trước. Sản lượng ngũ cốc hạt toàn cầu niên vụ 2019/2020 dự kiến đạt 1,4 tỷ USD, tương đương với dự báo trước và niên vụ 2018/2019. Trong đó, sản lượng ngũ cốc hạt của Mỹ đạt 363,7 triệu tấn, giảm 0,6 triệu tấn so với dự báo trước và tăng 16,3 triệu tấn so với vụ 2018/2019. Sản lượng hạt có dầu toàn cầu niên vụ 2019/2020 dự kiến đạt 574,85 triệu USD, giảm 4,6 triệu tấn so với dự báo trước và giảm 22,5 triệu tấn so với niên vụ 2018/2019 do Mỹ giảm diện tích trồng đậu tương.

Theo số liệu của Hiệp hội ép dầu Ấn Độ, lượng bã hạt có dầu xuất khẩu của nước này trong tháng 9/2019 đạt 105,3 nghìn tấn, giảm 53,9% so với tháng trước và giảm 39% so với cùng kỳ năm 2018. Niên vụ 2019/2020 (từ tháng 4- 9/2019), lượng xuất khẩu khô hạt có dầu của Ấn Độ đạt trên 1,25 triệu tấn, giảm 17% so với niên vụ trước.

Ngày 14/10/2019, Trung Quốc đã công bố sách trắng về an ninh lương thực, trình bày chi tiết những nỗ lực của này trong việc củng cố an ninh lương thực và mở rộng hợp tác quốc tế trong khu vực. Tuân thủ nguyên tắc tự cung cấp lương thực cơ bản dựa trên sản lượng ngũ cốc trong nước, Trung Quốc triển khai hệ thống bảo vệ đất nông nghiệp nghiêm ngặt nhất và chiến lược sử dụng đất nông nghiệp bền vững, đồng thời ứng dụng công nghệ nông nghiệp đổi mới để tăng năng suất đất nông nghiệp.

 

Mọi thông tin Quý độc giả vui lòng liên hệ;
Phòng Thông tin Xuất nhập khẩu
- Địa chỉ:               Phòng 603 Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655 đường Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.
- Điện thoại:          024 3715 2584/ 371525 85/ 3715 2586            Fax: 024 3715 2574
Người liên hệ:      
- Mrs Huyền;         0912 077 382    ( thuhuyenvitic@gmail.com)
- Mrs Nhuận;         0982 198 206    (hongnhuan82@gmail.com)
- Mrs Kiều Anh;     0912 253 188    (kieuanhvitic@gmail.com)

Để có thông tin đầy đủ Quý độc giả vui lòng tải mẫu phiếu đăng ký sử dụng bản tin tại đây; 

Phòng TTXNK
Tin cũ hơn
  • Dự báo thị trường gỗ viên nén sẽ vượt 19 tỷ USD vào năm 2025
    Theo báo cáo phân tích từ Global Market Insights, Inc, tăng tiêu thụ năng lượng ở các thị trường là lý do chính thúc đẩy sự tăng trưởng thị trường gỗ viên nén trong thời gian tới. Dự báo thị trường gỗ viên nén sẽ vượt 19 tỷ USD vào năm 2025.
  • Nhập khẩu hóa chất tháng 9/2019 từ các thị trường chính giảm mạnh.
    Kim ngạch nhập khẩu hóa chất tháng 9/2019 đạt 407 triệu USD, giảm 7,4% so với tháng 8/2019. Tổng 9 tháng đầu năm 2019, nhập khẩu hóa chất đạt 3,84 tỷ USD, tăng 2,2% so với cùng kỳ năm 2018. Kim ngạch nhập khẩu hóa chất tháng 9/2019 từ các thị trường chính giảm. Trong đó, từ thị trường Đài Loan, Singapore giảm mạnh so với tháng 8/2019.
  • Tăng trưởng tín dụng phù hợp, góp phần cải thiện tăng trưởng GDP
    NHNN sẽ tiếp tục điều hành lãi suất, tỷ giá phù hợp với cân đối vĩ mô, diễn biến thị trường và mục tiêu chính sách tiền tệ; kết hợp đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, can thiệp thị trường linh hoạt nhằm ổn định thị trường ngoại tệ, góp phần ổn định vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý và củng cố dự trữ ngoại hối Nhà nước khi có điều kiện thuận lợi.
  • Năm 2020: Bội chi ngân sách nhà nước dự kiến 234,8 nghìn tỷ đồng
    Bộ Tài Chính đang lấy ý kiến về dự toán ngân sách nhà nước năm 2020 trình Quốc hội, theo đó tỷ lệ bội chị ngân sách nhà nước dự kiến là 3,44% (tương đương 234,8 nghìn tỷ đồng)
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: t_nguyenhuutam@yahoo.com
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 153/GP-TTĐT ngày 5 tháng 7 năm 2024 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 4.766.035