Năm 2024: Bộ Công Thương “Kế thừa, Đổi mới, Vươn tới những đỉnh cao”
Trong không khí tươi vui, phấn khởi của những ngày đầu xuân năm mới, ngày 15/2/2024 (tức Mùng 6 Tết Âm lịch), tại buổi gặp mặt cán bộ, công chức, viên chức và người lao động Bộ Công Thương sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh, để thực hiện thắng lợi các mục tiêu kế hoạch 5 năm 2021 – 2025, phương châm đặt ra của Bộ năm nay là “Kế thừa, Đổi mới để vươn tới những đỉnh cao”.
Thực hiện tốt các giải pháp cung ứng hàng hóa
Báo cáo tình hình thực hiện công tác tổ chức Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 và các nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung triển khai sau dịp Tết, Thứ trưởng Phan Thị Thắng nêu rõ: Triển khai thực hiện Chỉ thị số 26-CT/TW ngày 23/11/2023 của Ban Bí thư; Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 15/12/2023 và các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức Tết Giáp Thìn năm 2024, Bộ Công Thương đã kịp thời ban hành 09 Chỉ thị, Công điện, Kế hoạch và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, tập đoàn, tổng công ty, hiệp hội doanh nghiệp và các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch phục vụ Tết, chủ động chuẩn bị tốt nguồn hàng và các phương án cung ứng hàng hóa; triển khai chương trình bình ổn thị trường, nhất là các mặt hàng thiết yếu để phục vụ nhu cầu của người dân trong những tháng cuối năm và dịp Tết Nguyên đán, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, sốt giá; đẩy mạnh triển khai các hoạt động thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, các chương trình kích cầu tiêu dùng, đưa hàng Việt về nông thôn, miền núi, hải đảo; tập trung thực hiện tốt các giải pháp bảo đảm cung ứng đủ xăng dầu và điện cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của người dân; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại; bảo đảm an toàn thực phẩm, an toàn phòng chống cháy nổ, an ninh trật tự dịp trước, trong và sau tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Cùng với việc ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, Lãnh đạo Bộ và các đơn vị chức năng thuộc Bộ đã làm việc trực tiếp với các địa phương, tập đoàn, tổng công ty và các đơn vị liên quan để kiểm tra, chỉ đạo việc cung ứng hàng hóa, bảo đảm nguồn cung xăng dầu và cung cấp điện dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán, không để thiếu điện, xăng dầu trong mọi tình huống nhằm phục vụ tốt người dân đón Tết vui Xuân vui tươi, an toàn.
Cụ thể, về tình hình cung cầu hàng hoá và giá cả trên thị trường, Thứ trưởng Phan Thị Thắng cho hay: Thị trường các mặt hàng phục vụ Tết năm nay khá đa dạng, phong phú, sức mua tăng và không có tình trạng tăng giá đột biến; tuy nhiên, người dân, người lao động có xu hướng chi tiêu cẩn trọng hơn, tiết giảm những chi phí không cần thiết. Sức mua tăng trong những ngày cận Tết và chủ yếu tập trung vào các mặt hàng lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng hàng ngày và trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Trong vài tuần cận Tết, nhiều chương trình khuyến mại giảm giá liên tục được các doanh nghiệp áp dụng để cạnh tranh và thu hút nhu cầu mua sắm cuối năm. Mặt bằng giá các mặt hàng thực phẩm tươi sống, thủy hải sản, rau củ quả... trong những ngày cận Tết tăng theo quy luật thị trường nhưng mức tăng không quá cao và giá nhiều mặt hàng vẫn ở mức tương đương so với cùng kỳ năm trước. Các doanh nghiệp tham gia chương trình Bình ổn thị trường cam kết bán giá ổn định trong thời gian trước, trong và sau Tết.
Thực hiện tốt các giải pháp cung ứng hàng hóa
Báo cáo tình hình thực hiện công tác tổ chức Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 và các nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung triển khai sau dịp Tết, Thứ trưởng Phan Thị Thắng nêu rõ: Triển khai thực hiện Chỉ thị số 26-CT/TW ngày 23/11/2023 của Ban Bí thư; Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 15/12/2023 và các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức Tết Giáp Thìn năm 2024, Bộ Công Thương đã kịp thời ban hành 09 Chỉ thị, Công điện, Kế hoạch và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, tập đoàn, tổng công ty, hiệp hội doanh nghiệp và các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch phục vụ Tết, chủ động chuẩn bị tốt nguồn hàng và các phương án cung ứng hàng hóa; triển khai chương trình bình ổn thị trường, nhất là các mặt hàng thiết yếu để phục vụ nhu cầu của người dân trong những tháng cuối năm và dịp Tết Nguyên đán, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, sốt giá; đẩy mạnh triển khai các hoạt động thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, các chương trình kích cầu tiêu dùng, đưa hàng Việt về nông thôn, miền núi, hải đảo; tập trung thực hiện tốt các giải pháp bảo đảm cung ứng đủ xăng dầu và điện cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của người dân; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại; bảo đảm an toàn thực phẩm, an toàn phòng chống cháy nổ, an ninh trật tự dịp trước, trong và sau tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Cùng với việc ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, Lãnh đạo Bộ và các đơn vị chức năng thuộc Bộ đã làm việc trực tiếp với các địa phương, tập đoàn, tổng công ty và các đơn vị liên quan để kiểm tra, chỉ đạo việc cung ứng hàng hóa, bảo đảm nguồn cung xăng dầu và cung cấp điện dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán, không để thiếu điện, xăng dầu trong mọi tình huống nhằm phục vụ tốt người dân đón Tết vui Xuân vui tươi, an toàn.
Cụ thể, về tình hình cung cầu hàng hoá và giá cả trên thị trường, Thứ trưởng Phan Thị Thắng cho hay: Thị trường các mặt hàng phục vụ Tết năm nay khá đa dạng, phong phú, sức mua tăng và không có tình trạng tăng giá đột biến; tuy nhiên, người dân, người lao động có xu hướng chi tiêu cẩn trọng hơn, tiết giảm những chi phí không cần thiết. Sức mua tăng trong những ngày cận Tết và chủ yếu tập trung vào các mặt hàng lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng hàng ngày và trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Trong vài tuần cận Tết, nhiều chương trình khuyến mại giảm giá liên tục được các doanh nghiệp áp dụng để cạnh tranh và thu hút nhu cầu mua sắm cuối năm. Mặt bằng giá các mặt hàng thực phẩm tươi sống, thủy hải sản, rau củ quả... trong những ngày cận Tết tăng theo quy luật thị trường nhưng mức tăng không quá cao và giá nhiều mặt hàng vẫn ở mức tương đương so với cùng kỳ năm trước. Các doanh nghiệp tham gia chương trình Bình ổn thị trường cam kết bán giá ổn định trong thời gian trước, trong và sau Tết.
Ngoài ra, trong dịp Tết Nguyên đán, tại hầu hết các địa phương đều tổ chức các chợ hoa Tết, Hội chợ Xuân... cũng là các địa điểm thu hút đông người tiêu dùng đến tham quan và mua sắm. Hàng hóa tại đây cũng rất đa dạng, hình thức đẹp và được tổ chức vào những ngày cận Tết (từ ngày 25 đến sáng ngày 30 Tết) nên cũng giảm tải cho các chợ truyền thống. Bên cạnh đó, xu hướng mua sắm qua các sàn thương mại điện tử vẫn được nhiều người lựa chọn nhờ vào sự tiện lợi của loại hình này cùng với việc nhà cung cấp tung ra nhiều chương trình khuyến mại hấp dẫn. Một số siêu thị có vốn đầu tư nước ngoài đã không nghỉ Tết nên đã hạn chế tâm lý mua tích trữ của người dân.
Thứ trưởng Phan Thị Thắng báo cáo tình hình thực hiện công tác tổ chức Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 và các nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung triển khai sau dịp Tết
Về tình hình sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm trong dịp trước Tết Nguyên đán có nhiều diễn biến phức tạp, tuy nhiên, các lực lượng chức năng, trong đó có lực lượng QLTT đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát và xử lý kịp thời các đối tượng vi phạm, nhiều lô hàng vi phạm về an toàn thực phẩm có giá trị lớn đã bị bắt giữ, tiêu hủy.
“Nhờ đó, tình hình an toàn thực phẩm trong thời gian nghỉ Tết Nguyên đán được đảm bảo, không có diễn biến phức tạp, nổi cộm”- Thứ trưởng Phan Thị Thắng nhấn mạnh.
Về công tác kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh xăng dầu, Thứ trưởng Phan Thị Thắng cũng cho biết, triển khai thực hiện nghiêm túc các Công điện, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và của Bộ trưởng Bộ Công Thương, lực lượng QLTT cả nước bố trí lực lượng thường xuyên kiểm tra, giám sát chặt chẽ tất cả các cơ sở bán lẻ kinh doanh xăng dầu trên địa bàn quản lý.
Theo báo cáo của các đơn vị: Nguồn cung xăng dầu trong nước được bảo đảm; hầu hết các cửa hàng xăng dầu đều mở cửa bán hàng 24/7, ngay cả trong những ngày Tết, phục vụ kịp thời nhu cầu tiêu dùng của người dân. Đến thời điểm hiện nay chưa phát hiện trường hợp nào vi phạm, nhất là đối với hành vi vi phạm về đầu cơ, găm hàng, đóng cửa, ngừng hoạt động mà không có lý do chính đáng.
Về tình hình buôn bán, sử dụng pháo trong dịp Tết Nguyên đán, theo báo cáo nhanh của Cục QLTT các địa phương, trong thời gian nghỉ Tết Nguyên đán không phát hiện các vụ việc buôn bán pháo nổ; tuy nhiên, tại một số địa phương lực lượng chức năng phát hiện trong đêm giao thừa còn có dấu hiệu người dân sử dụng pháo nổ, pháo hoa không rõ nguồn gốc xuất xứ, các lực lượng chức năng địa phương đã và đang xác minh, làm rõ để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Cũng trong dịp Tết, các nhà máy điện vận hành tương đối ổn định. Hệ thống điện truyền tải luôn đảm bảo dự phòng cao. Trên lưới điện phân phối xảy ra một số sự cố nhỏ ở lưới điện trung áp nhưng đã xử lý kịp thời để khôi phục cung cấp điện cho phụ tải. Các Tổng công ty Điện lực cung ứng điện an toàn, ổn định đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán năm 2024.
Song song với các hoạt động sản xuất công nghiệp và thương mại, hoạt động truyền thông của Bộ trước, trong và sau Tết Nguyên Đán duy trì ổn định theo đúng kế hoạch và đảm bảo mục tiêu đã đề ra. Các hoạt động vui Tết đón xuân trong toàn cơ quan (trước, trong Tết) được Lãnh đạo Bộ và các đơn vị quan tâm tổ chức chu đáo, trọng thể, tiết kiệm, vui tươi, lành mạnh.
Kế thừa, đổi mới để tiếp tục vươn tới đỉnh cao trong năm 2024
Thay mặt Ban Cán sự đảng, Lãnh đạo Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chúc mừng kết quả của Ngành, của Bộ đạt được trong năm 2023 và trong dịp Tết nguyên đán vừa qua. Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đánh giá, năm Quý Mão 2023 qua đi với nhiều khó khăn thách thức nhưng nhờ sự lãnh đạo chỉ đạo quyết liệt, kịp thời của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, sự nỗ lực vươt bậc của đội ngũ cán bộ chủ chốt, công chức, viên chức, người lao động trong toàn Ngành, Bộ Công Thương đã đạt được những kết quả rất đáng ghi nhận.
“Mặc dù chưa đạt được đầy đủ các mục tiêu phấn đấu đã đề ra nhưng trong bối cảnh cụ thể của đất nước, của Ngành và so sánh với những quốc gia trong khu vực và trên thế giới thì đó là những kết quả rất đáng tự hào” – tư lệnh ngành Công Thương nhấn mạnh.
Xuân Giáp Thìn năm 2024 đã đến với những khởi sắc ban đầu, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chia sẻ, trong Báo cáo Tình hình sản xuất công nghiệp và thương mại tháng 01 của ngành Công Thương đã cho thấy những bước chuyển tích cực. Đặc biệt, sản xuất công nghiệp tăng trưởng 18,3%, trong đó công nghiệp chế biến chế tạo tăng 19,3%. Hoạt động xuất nhập khẩu tiếp tục đạt kỷ lục với bước tăng trưởng 37,7%, trong đó xuất khẩu tăng 42% và nhập khẩu tăng 33,3% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ trong tháng 01, cả nước ta đã đạt kim ngạch xuất nhập khẩu kỷ lục với con số 66,22 tỷ USD và tiếp tục xuất siêu 2,92 tỷ USD. Cùng với đó, thị trường trong nước ổn định, cung cầu hàng hóa được bảo đảm, kinh tế vĩ mô nhìn chung là ổn định.
Tuy nhiên Bộ trưởng cũng chỉ ra dự báo tình hình của năm 2024 sẽ còn khó khăn thách thức bởi tình hình kinh tế nước ta phụ thuộc vào tình hình chính trị thế giới, mặt khác, ngành Công Thương vừa phải phấn đấu đạt được mục tiêu mà Đảng và Nhà nước giao, vừa phải khắc phục được những hạn chế yếu kém đã được chỉ ra bởi các cơ quan chức năng. Vì vậy, năm 2024 sẽ tiếp tục là năm có nhiều khó khăn đối với Ngành, song Lãnh đạo Bộ tin tưởng và mong muốn các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của các đơn vị thuộc Bộ cùng toàn thể cán bộ công chức viên chức, người lao động trong toàn Ngành tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang trong hơn 70 năm xây dựng và phát triển, cùng đoàn kết, thống nhất nỗ lực vượt bậc để tiếp tục giành được những đỉnh cao trong năm mới với tinh thần “Kế thừa, Đổi mới để vươn tới những đỉnh cao”.
Trong không khí tươi vui, phấn khởi của những ngày đầu xuân năm mới, thay mặt Ban cán sự đảng, Lãnh đạo Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã gửi lời chúc mừng năm mới tốt đẹp nhất tới tất cả các Lãnh đạo đơn vị cũng như cán bộ, người lao động ngành Công Thương; đồng thời quán triệt tất cả các đơn vị thực hiện nghiêm các nhiệm vụ được giao theo phương châm hành động đã đề ra./.
Nguồn: Moit.gov
Link nguồn
-
Sáng 15/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với lãnh đạo các bộ, ngành đánh giá về tình hình Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 và thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết theo chỉ đạo của Ban Bí thư.
-
Chiều 13/2 (tức mùng 4 Tết), tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ đón tàu quốc tế và phát lệnh làm hàng đầu xuân Giáp Thìn 2024 tại cảng Quốc tế Tân Cảng - Cái Mép (TCIT), thuộc Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn, Quân chủng Hải Quân.
-
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã gặp mặt, chúc Tết các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nhân dịp Tất niên năm 2023. Báo Nhân Dân xin giới thiệu toàn văn lời chúc Tết của đồng chí Tổng Bí thư.
-
Sáng ngày 6/2/2024 (tức 27 Tết), Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên dẫn đầu Đoàn công tác của Bộ Công Thương kiểm tra tình hình đảm bảo cung cấp xăng dầu, điện Tết Nguyên đán 2024, cũng như triển khai kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2024 tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, Tổng công ty Xăng dầu quân đội và một số đơn vị trực thuộc.