VITIC
TIN TỨC- SỰ KIỆN

Năm 2022, phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may như thế nào

06/01/2022 15:26

Hiện nay ngành dệt may Việt Nam vẫn đang phụ thuộc chủ yếu vào vải nhập khẩu. Gần đây, do những yêu cầu khắt khe về quy tắc xuất xứ của các FTA với các đối tác thương mại lớn, làn sóng đầu tư vào ngành dệt tại Việt Nam có xu hướng gia tăng, chủ yếu là đầu tư nước ngoài đến từ Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc.


Ảnh minh hoạ, nguồn internet

Xu hướng này hứa hẹn trong tương lai, nguồn cung trong nước về vải sẽ tăng lên, chuỗi sản xuất hàng dệt may trong nước sẽ được hình thành và liên kết chặt chẽ hơn. Xu hướng này chủ yếu diễn ra ở khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đầu tư trong nước vào lĩnh vực dệt còn khá thấp, do ngành dệt thâm dụng công nghệ và vốn, đầu vào phụ thuộc vào nguồn cung bông, xơ và các sản phẩm hoá dầu, không phải là thế mạnh của Việt Nam, trong khi đầu ra lại phụ thuộc vào các doanh nghiệp may mặc.

Nguồn nguyên liệu dệt may phụ thuộc vào nhập khẩu
Hiện nay, khả năng nội địa hóa sản phẩm xuất khẩu dệt may của Việt Nam chưa lớn, chưa mang lại nhiều giá trị gia tăng cho hàng hóa. Trong giai đoạn vừa qua, tỷ lệ nội địa hóa ngành dệt may đạt khoảng 46- 47%.
Ngành dệt may vẫn phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Năm 2021, nhập khẩu các mặt hàng nguyên phụ liệu dệt may đều tăng khá cao so với năm trước, trong đó nhập khẩu mặt hàng vải các loại của cả nước đạt 14,3 tỷ USD, tăng 20,62% so với năm 2020.

Kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu sản xuất hàng dệt may năm 2021 (ĐVT: Triệu USD)

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan

Ngành dệt nhuộm chậm phát triển và khó thu hút đầu tư,một phần là do các địa phương không mặn mà với các dự án đầu tư vào dệt nhuộm do quan ngại về vấn đề môi trường. Bên cạnh đó, tiêu chuẩn xả thải đối với các doanh nghiệp dệt nhuộm của Việt Nam tương đương với tiêu chuẩn các nước phát triển, trong khi không có chính sách hỗ trợ đi kèm (xử lý nước thải tập trung, hỗ trợ đầu tư hệ thống xử lý nước thải, ...) khiến cho các doanh nghiệp dệt nhuộm gặp nhiều khó khăn và thách thức khi đầu tư vào lĩnh vực này.

Do đó, thay đổi quan điểm đối với ngành dệt nhuộm cũng như tăng cường thu hút đầu tư vào sản xuất vải là xu hướng tất yếu của ngành dệt may Việt Nam trong thời gian tới.

Trong thời gian tới, ngành dệt may Việt Nam sẽ phát triển theo hướng hình thành và phát triển chuỗi giá trị trong nước, liên kết chặt chẽ với công nghiệp thời trang, nhằm đáp ứng quy tắc xuất xứ và tận dụng các FTAs đã ký kết, qua đó góp phần nâng cao giá trị gia tăng trong nước, dần dần cải thiện năng suất lao động và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành dệt may. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp dệt may cũng cần tiếp tục tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ, đổi mới mô hình kinh doanh phù hợp với xu thế tiêu dùng mới.


 

Nguồn: Phòng TTCN

Tin cũ hơn
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: duy.doanh@yahoo.com.vn
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 121/GP-TTĐT ngày 16 tháng 7 năm 2019 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 3.197.243