VITIC
Thị trường thế giới

Mở ra cơ hội kết nối giao thương cho doanh nghiệp Việt Nam và Bangladesh

08/08/2024 15:46

Chiều ngày 7/8, “Hội nghị kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Bangladesh và doanh nghiệp Việt” đã được tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh. Sự kiện do Trung tâm Xúc tiến thương mại và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh (ITPC) phối hợp với Vụ Thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương) tổ chức. Hội nghị được tổ chức với mục tiêu hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam trong nhiều lĩnh vực kết nối, trao đổi với các doanh nghiệp Bangladesh, từ đó tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh doanh, xuất khẩu sản phẩm sang thị trường của quốc gia này.

Theo ghi nhận, doanh nghiệp hai bên tại Hội nghị này tập trung kết nối giao thương vào các ngành hàng gồm dệt may, điện, điện tử và năng lượng, cơ khí, du lịch, logistics, ngành y tế, ngành nguyên liệu thô (nhựa, giấy, hóa chất)...


Doanh nghiệp Việt Nam - Bangladesh trao đổi, kết nối giao thương trong khuôn khổ Hội nghị giao thương

Hiện nay, Bangladesh là đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam tại khu vực Nam Á, chiếm 9,3% tổng xuất khẩu của Việt Nam đến khu vực Nam Á và chiếm 2% tổng nhập khẩu của Việt Nam từ Nam Á trong năm 2023. Theo số liệu thống kê từ Tổng cực Hải quan, thương mại giữa Việt Nam và Bangladesh đã tăng gấp 4 lần trong vòng một thập kỷ, từ khoảng 350 triệu USD năm 2012 lên gần 1,1 tỷ USD vào năm 2023. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Bangladesh đạt 562 triệu USD, trong đó xuất khẩu từ Việt Nam sang Bangladesh đạt 505 triệu USD; với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực là clinker và xi măng, xơ sợi dệt các loại, hàng dệt may, chất dẻo nguyên liệu và nguyên phụ liệu dệt may.

Ở cấp độ địa phương, quan hệ thương mại giữa TP. Hồ Chí Minh và Bangladesh cũng đã có những bước tiến đáng kể. Kim ngạch xuất khẩu của TP. Hồ Chí Minh sang Bangladesh trong 6 tháng năm 2024 đạt 24,8 triệu USD, tăng 54% so với cùng kỳ năm 2023. ITPC đóng vai trò như một trong những cầu nối vững chắc, luôn chủ động phối hợp các cơ quan liên quan triển khai thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư với các nước, đặc biệt là những thị trường tiềm năng mới, trong đó có Bangladesh và các nước Nam Á, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp nước ngoài đầu tư kinh doanh tại TP. Hồ Chí Minh và ngược lại.

Về phía Bangladesh, ông Md. Ashraf Ahmed - Chủ tịch Phòng Thương mại & Công nghiệp Dhaka (DCCI) - đánh giá: Bangladesh và Việt Nam là hai quốc gia có truyền thống hữu nghị lâu đời. Tình hữu nghị giữa hai nước ngày càng được vun đắp thông qua thương mại ngày càng tăng và mở rộng cơ hội đầu tư. Đoàn doanh nghiệp của DCCI đến từ Bangladesh tham dự Hội nghị lần này bao gồm nhiều nhà xuất khẩu, nhập khẩu, sản xuất và doanh nhân, bao gồm các lĩnh vực sản xuất và dịch vụ đa dạng. Đặc biệt, tập trung vào chế biến nông sản và thực phẩm, y tế, vật liệu xây dựng, điện tử, hàng may mặc, công nghệ thông tin và dịch vụ hỗ trợ, polymer và hóa chất, dược phẩm, các mặt hàng tiêu dùng nhanh, hậu cần và du lịch.

Doanh nghiệp Việt Nam có thể xem Bangladesh là cửa ngõ để thâm nhập và mở rộng sang thị trường Nam Á, đồng thời kêu gọi các doanh nghiệp của Việt Nam đầu tư vào Bangladesh vì đây là quốc gia có cơ chế đầu tư ấn tượng và cạnh tranh nhất ở Nam Á, với các lợi ích tài chính và phi tài chính đa dạng cũng như môi trường pháp lý thuận lợi cho đầu tư nước ngoài. Trong số các ưu đãi, có thể kể đến chính sách miễn thuế 100%, sở hữu nước ngoài, kho ngoại quan, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là rất đáng chú ý. Bên cạnh đó, Bangladesh đã thiết lập các Hiệp định Đầu tư song phương (BIT) và Hiệp định Tránh đánh thuế hai lần (DTT) với hơn 35 quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Là đối tác quan trọng về thương mại của nhau, Việt Nam và Bangladesh vẫn còn rất nhiều tiềm năng để khai thác. Các lĩnh vực như công nghệ thông tin, dệt may, thực phẩm Halal, dịch vụ phần mềm, hợp tác lĩnh vực ngân hàng và du lịch… đang mở ra cơ hội lớn cho cả hai bên, trong khi đó cả hai bên đều có nhu cầu tìm kiếm đối tác và thị trường mới, đây là thời điểm rất tốt để thúc đẩy hợp tác theo hướng hiệu quả hơn.


 

Thùy Ngân (VITIC) tổng hợp

Tin cũ hơn
  • Kết nối giao thương Việt Nam – Bangladesh
    Ngày 05/8/2024, Hội nghị kết nối giao thương Việt Nam – Bangladesh đã được tổ chức tại thành phố Thái Bình. Đây là sự kiện do Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Bình, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Thái Bình phối hợp với Vụ Thị trường châu Á – châu Phi và Đại sứ quán Bangladesh tại Việt Nam tổ chức.
  • Tuần giao dịch biến động trên thị trường năng lượng và nguyên liệu công nghiệp
    Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới tiếp tục biến động trong tuần vừa qua. Đóng cửa tuần, lực bán tiếp tục áp đảo, giá nhiều mặt hàng đồng loạt sụt giảm. Trong đó, toàn bộ 5 mặt hàng nhóm năng lượng chìm trong sắc đỏ.
  • Giá dầu tăng mạnh do lo ngại căng thẳng Trung Đông
    Trên thị trường năng lượng, giá dầu thế giới đã bật tăng mạnh sau khi thủ lĩnh lực lượng Hamas bị ám sát ngay tại thủ đô Tehran (Iran).
  • Trung Quốc công bố tiêu chuẩn sản phẩm  cập nhật GB/T 22849-2024 cho áo phông dệt kim
    Cục Quản lý Tiêu chuẩn hóa Trung Quốc đã ban hành tiêu chuẩn sản phẩm quốc gia GB/T 22849-2024 - Áo thun dệt kim - như một phần trong thông báo số 1 của Trung Quốc về các tiêu chuẩn quốc gia được phê duyệt vào năm 2024. Tiêu chuẩn mới thay thế phiên bản trước đó, GB/T 22849 - 2014 và sẽ có hiệu lực vào ngày 1 tháng 10 năm 2024.
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: duy.doanh@yahoo.com.vn
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 153/GP-TTĐT ngày 5 tháng 7 năm 2024 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 4.043.460