VITIC
Thị trường thế giới

Lực bán áp đảo trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới

28/03/2024 09:44

- Xem thêm xuất nhập khẩu Nông sản tại đây;
- Xem thêm xuất nhập khẩu mặt hàng Gạo tại đây;
- Xem thêm xuất nhập khẩu mặt hàng Phân bón tại đây;
- Xem th
êm xuất nhập khẩu Sắt thép tại đây;

- Xem thêm xuất nhập khẩu mặt Xăng dầu tại đây;
-
Xem thêm
thị trường logistics và quản lý chuỗi cung ứng Việt Nam và thế giới tháng 01 năm 2024: diễn biến và dự báo tại đây;



Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, lực bán tiếp tục áp đảo trên thị trường hàng hoá nguyên liệu thế giới ngày hôm qua (27/3). Sắc đỏ chiếm ưu thế đã kéo chỉ số hàng hoá MXV-Index giảm 0,24% xuống 2.217 điểm. Trong đó, toàn bộ 5 mặt hàng năng lượng đều giảm giá, mạnh nhất là khí tự nhiên. Áp lực tiêu thụ cũng đè nặng lên giá kim loại cơ bản, giá quặng sắt giảm đáng kể, về mức thấp nhất trong hơn một tuần trở lại đây. Giá trị giao dịch toàn Sở ở mức 5.000 tỷ đồng.

Áp lực tồn kho Mỹ gia tăng kéo giá dầu giảm nhẹ

Theo MXV, giá dầu thế giới biến động giằng co trong phiên giao dịch ngày 27/3, chốt phiên với mức giảm nhẹ chủ yếu do báo cáo tồn kho nhiên liệu tại Mỹ có xu hướng gia tăng. Giá dầu WTI kết phiên  giảm 0,33% xuống 81,35 USD/thùng. Dầu Brent giảm nhẹ 0,26% xuống 85,41 USD/thùng.

Theo báo cáo trạng thái nhiên liệu hàng tuần của Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), tồn kho dầu thô thương mại của Mỹ trong tuần kết thúc ngày 22/3 ghi nhận mức tăng 3,16 triệu thùng. Tồn kho tại kho lưu trữ quan trọng Cushing, Oklahoma, địa điểm giao hàng dầu WTI kỳ hạn cũng tăng 2,1 triệu thùng trong tuần trước lên mức 33,5 triệu thùng. Điều này phản ánh nguồn cung có xu hướng dồi dào hơn tương đối so với nhu cầu và từ đó gây áp lực cho giá dầu trong phiên.

Trước đó, viện dầu khí Mỹ (API) công bố mức tồn kho dầu tăng mạnh 9,3 triệu thùng, đã kéo giá dầu giảm ngay từ phiên mở cửa. Dữ liệu của EIA công bố mức tăng chỉ bằng 1/3 dữ liệu từ API, nên giá dầu cũng không còn gặp nhiều sức ép so với phiên sáng.

Dữ liệu EIA cũng cho thấy nhu cầu xăng tại Mỹ giảm tuần thứ hai liên tiếp xuống 8,7 triệu thùng/ngày, giảm từ 8,8 triệu thùng/ngày trong tuần trước.

Ngoài ra, hoài nghi về mức độ tuân thủ cam kết cắt giảm sản lượng của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cũng đè nặng lên giá. Một cuộc khảo sát của Reuters cho thấy những khó khăn bắt đầu xuất hiện, với việc OPEC đã vượt mục tiêu 190.000 thùng/ngày trong tháng 2.

Mặc dù vậy, giá dầu đã đảo ngược mức giảm rõ rệt về cuối phiên sau thông tin về việc Chính quyền Mỹ đã trao hợp đồng mua 2,8 triệu thùng dầu cho kho dự trữ chiến lược (SPR) của Chính phủ với giá hơn 81 USD/thùng, cao hơn 2 USD so với giá mua mục tiêu. Dầu dự kiến sẽ giao vào tháng 9.

Thị trường kim loại diễn biến giằng co

Khép lại ngày giao dịch 27/3, sắc đỏ chiếm ưu thế hơn trên bảng giá kim loại. Đối với kim loại quý, giá bạc phục hồi 0,52% lên 24,75 USD/ounce chủ yếu nhờ lực mua kĩ thuật. Trái lại, giá bạch kim quay đầu giảm 1,19%, dừng chân tại 909,7 USD/ounce, do chịu sức ép bởi đồng USD tăng giá.

Chốt phiên, chỉ số Dollar Index đo lường sức mạnh của đồng USD với 6 đồng tiền chủ chốt khác tăng lên 104,37 điểm, tiếp tục duy trì ở mức cao nhất trong hơn một tháng trở lại đây. Đồng bạc xanh vẫn đang được củng cố nhờ bức tranh lạc quan của nền kinh tế Mỹ. Bên cạnh đó, việc dòng tiền dịch chuyển mạnh mẽ sang thị trường chứng khoán với cả ba chỉ số chính đều phục hồi trong sắc xanh đã làm giảm dòng tiền nắm giữ kim loại quý, từ đó gây sức ép lên giá bạch kim.

Đối với kim loại cơ bản, giá đồng COMEX tiếp tục trải qua một phiên giao dịch giằng co do thông tin cơ bản đang khá trái chiều. Chốt phiên, giá đồng neo tại mức 4 USD/pound sau khi giảm 0,21%. 

Theo số liệu Tổng cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) công bố sáng ngày 27/3, lợi nhuận công nghiệp trong hai tháng đầu năm nay của Trung Quốc tăng 10,2% so với cùng kỳ năm ngoái, kéo dài chuỗi tăng kể từ tháng 8 cho thấy nền kinh tế nước này khởi sắc hơn. Trước đó, dữ liệu cũng chỉ ra sản lượng công nghiệp, đầu tư tài sản cố định tăng vượt dự kiến trong hai tháng đầu năm. Những dữ liệu tích cực này phần nào giúp củng cố sự lạc quan trên thị trường, vì thế giá đồng cũng được hưởng lợi. 

Tuy nhiên, yếu tố này chỉ mang tính chất trấn an tâm lý thị trường và giá đồng vẫn đang phải chịu sức ép do tiêu thụ yếu. Bất chất việc các nhà sản xuất Trung Quốc hạn chế sản lượng, tồn kho đồng trên Sở Thượng Hải vẫn liên tục tăng và hiện đã vượt 285.000 tấn, cao nhất kể từ tháng 4/2020. Điều này cho thấy nhu cầu vẫn còn trầm lắng và chưa cần thiết phải rút đồng từ các kho dự trữ. 

Trong một diễn biến khác, giá quặng sắt giảm phiên thứ hai liên tiếp với 2,78% về 100,45 USD/tấn, mức thấp nhất trong hơn một tuần trở lại đây. Áp lực từ yếu tố tiêu thụ vẫn đang đè nặng lên giá quặng sắt. Các nhà phân tích tại công ty tư vấn Mysteel cho biết trong một báo cáo, sản lượng kim loại nóng trung bình hàng ngày trong tháng 4 của Trung Quốc dự kiến ở mức 2,25 triệu đến 2,26 triệu tấn, thấp hơn nhiều so với mức 2,45 triệu tấn cùng kỳ năm trước.

 

Nguồn: Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV)
Link nguồn

Tin cũ hơn
  • Thương vụ Việt Nam tại Tây Ban Nha thực hiện các giải pháp kết nối doanh nghiệp, xúc tiến xuất khẩu
    Trong thời gian từ ngày 18 - 21/3/2024, tại thành phố Barcelona, Tây Ban Nha đã diễn ra Hội chợ Thực phẩm và Đồ uống Quốc tế 2024. Hội chợ là nơi hội tụ của gần 2.900 doanh nghiệp lớn nhỏ chuyên sản xuất và kinh doanh các sản phẩm thực phẩm và đồ uống cũng như các công nghệ chế biến và đóng gói sản phẩm đến từ tất cả các khu vực thị trường thế giới
  • Indonesia còn nhiều dư địa để doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đẩy mạnh  khai thác
    Indonesia là quốc gia đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào ngày 30/12/1955. Đến năm 2013, hai nước chính thức nâng cấp quan hệ lên tầm Đối tác Chiến lược. Hiện nay, Việt Nam vẫn là Ðối tác chiến lược duy nhất của Indonesia tại khu vực Ðông Nam Á. Hai bên đã nỗ lực thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động triển khai quan hệ Ðối tác chiến lược giai đoạn 2019 – 2023, đẩy mạnh hợp tác đi vào chiều sâu với nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, giao thông, kết nối địa phương, giao lưu nhân dân; hợp tác quốc phòng và an ninh giữa hai nước cũng được tăng cường.
  • Giá hàng hóa nguyên liệu thế giới biến động mạnh
    Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, trong tuần giao dịch vừa qua (18 - 22/3), thị trường hàng hóa biến động mạnh. Điều này thể hiện qua sự phân hóa, giằng co rõ rệt trên diễn biến giá của các mặt hàng
  • Còn nhiều lĩnh vực hợp tác tiềm năng mà Việt Nam và Hà Lan cần đẩy mạnh khai thác
    Tại buổi tiếp Đoàn doanh nghiệp hàng đầu của Hà Lan do Chủ tịch Liên đoàn Giới chủ và Công nghiệp Hà Lan Ingrid Thijssen dẫn đầu, Thủ tướng Phạm Minh Chính trân trọng và đánh giá cao hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Hà Lan tại Việt Nam trong thời gian qua và những đóng góp thiết thực đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam và quan hệ Việt Nam - Hà Lan
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: duy.doanh@yahoo.com.vn
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 153/GP-TTĐT ngày 5 tháng 7 năm 2024 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 4.057.113