Khai thác tiềm năng từ Khối thị trường có GDP 2.000 tỷ USD
Hội đồng hợp tác Vùng vịnh (GCC) là một tổ chức khu vực quan trọng hàng đầu ở Trung Đông, bao gồm 6 quốc gia là Ả-rập Xê-út, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), Qatar, Kuwait, Bahrain và Oman, với dân số khoảng 60 triệu người, là khu vực có nền kinh tế phát triển với GDP năm 2022 đạt gần 2.000 tỷ USD.
GCC nổi tiếng toàn cầu với thế mạnh về dầu mỏ, trong những năm qua, các hoạt động thương mại, kinh tế, đầu tư tại khu vực này diễn ra sôi động, thu hút sự tham gia của nhiều đối tác lớn. Đặc biệt, ba quốc gia là Qatar, UAE và Ả-rập Xê-út đều sở hữu những quỹ đầu tư khổng lồ, lên đến hàng trăm tỷ USD.
Trong năm 2023, Việt Nam đã có hai chuyến thăm chính thức đến UAE và Ả-rập Xê-út, gửi đi thông điệp về sự quan tâm của nhà nước và doanh nghiệp Việt Nam trong mối quan hệ hợp tác, phát triển với các quốc gia thuộc khu vực Trung Đông. Việc chủ động tăng cường quan hệ với các quốc gia thuộc nhóm GCC là cơ hội để khai mở thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang thị trường đầy tiềm năng này trong thời gian tới. Trong khi đó, nhóm GCC cũng dành sự coi trọng và quan tâm đặc biệt đến Việt Nam, xem Việt Nam là một đối tác quan trọng hàng đầu ở khu vực Đông Nam Á.
Sau cuộc gặp mặt giữa các nhà lãnh đạo cấp cao, Việt Nam và UAE đã nhất trí một số biện pháp nhằm tăng cường hiệu quả hợp tác giữa hai quốc gia, điển hình như việc đẩy nhanh ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện (CEPA), từng bước nâng kim ngạch thương mại lên 10 tỷ USD. Bên cạnh đó, UAE cũng hỗ trợ Việt Nam phát triển ngành công nghiệp Halal, chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, logistics …
UAE là thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam tại khu vực Trung Đông
Hiện nay, Việt Nam là điểm đến tiềm năng trong việc thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp, tập đoàn lớn trên thế giới, Quỹ đầu tư công Ả-rập Xê- út (PIF) đang tìm kiếm cơ hội để đầu tư vào các dự án lớn về phát triển hạ tầng tại Việt Nam; Tập đoàn Dầu khí Aramco - doanh nghiệp hàng đầu của Ả-rập Xê-út hiện cũng mong muốn đầu tư, làm nhà máy lọc dầu tại Việt Nam.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên và ông Thani bin Ahmed Al Zeyoudi, Quốc vụ khanh phụ trách thương mại quốc tế, Bộ Kinh tế UAE
- Ảnh: Báo Công thương
Theo Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Sinh Nhật Tân, Hiệp định CEPA là hiệp định thương mại tự do đầu tiên Việt Nam đàm phán với một nước ở khu vực Trung Đông và châu Phi (cụ thể là UAE). Việc ký kết CEPA không chỉ thúc đẩy quan hệ với UAE mà còn là cả khu vực Trung Đông, mở ra cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận các công nghệ hiện đại, nâng cao năng lực quản lý, kinh doanh, đưa hàng hóa Việt Nam tiếp cận rộng rãi hơn với người tiêu dùng.
Thùy Ngân (VITIC) tổng hợp
-
Theo Bộ Tài chính, việc chuyển đổi biểu thuế được thực hiện để đảm bảo tuân thủ cam kết tại Hiệp định VIFTA, Danh mục AHTN 2022 và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Thuế suất ban hành trong Nghị định được xây dựng trên nguyên tắc tuân thủ cam kết theo Lộ trình cắt giảm thuế quan của Việt Nam trong Hiệp định VIFTA.
-
Trong những năm qua, Việt Nam và Trung Quốc luôn là đối tác thương mại quan trọng hàng đầu. Trung Quốc nhiều năm liền là đối tác thương mại lớn nhất, nguồn cung ứng hàng hóa lớn nhất và là thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
-
Bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) lần thứ 13, diễn ra từ 26-29/02 tại Abu Dhabi (Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất –UAE), Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diễn đã có buổi tiếp ông Bogdan Bogdanov, Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Công nghiệp Bulgaria.
-
Đầu tháng 2/2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) đã chủ trì cuộc họp lần thứ 9 của Ban Chỉ đạo quốc gia về chống khai thác IUU. Cũng tại cuộc họp, Phó Thủ tướng đã yêu cầu các Bộ, Ban ngành và 28 tỉnh, thành ven biển tập trung chỉ đạo giải quyết dứt điểm các tồn tại, hạn chế mà Đoàn Thanh tra lần thứ 4 của Ủy ban châu Âu (EC) đã chỉ ra trong đợt kiểm tra vào tháng 10/2023.