Hoạt động thương mại giữa Việt Nam với thị trường Peru trong tháng 9/2024
Tình hình kinh tế của thị trường trong tháng
- Tăng trưởng GDP:
Peru được xếp hạng là nền kinh tế lớn thứ sáu ở Mỹ Latinh, quốc gia này đã thể hiện sự mở rộng đáng kể kể từ đầu những năm 2000, với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ước tính là 282 tỷ USD vào năm 2024. Tiến trình kinh tế của quốc gia này được dự báo sẽ tiếp tục tích cực và ổn định trong những năm tới. Tuy nhiên, xét đến dân số 34 triệu người, GDP bình quân đầu người của Peru xếp hạng là quốc gia thứ 21 trong khu vực, thấp hơn so với mức trung bình của khu vực.
Theo statista.com, tăng trưởng GDP thực tế ở Peru được dự báo sẽ giảm từ năm 2024 đến năm 2029, ước tính tăng trưởng 2,9% trong năm nay và 2,7% vào năm 2025, và đạt 2,32% vào năm 2029. Tổng sản phẩm quốc nội của Peru thể hiện tổng giá trị của hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất trong một năm.
Tính theo tháng, GDP tháng 8/2024 của Peru tăng 3,53% so với cùng kỳ tháng 8/2023( ), chậm lại so với mức tăng mạnh 4,47% của tháng 7/2024.
- Lạm phát: Theo Tradingeconomics, tỷ lệ lạm phát hàng năm của Peru tăng nhẹ từ mức 1,8% trong tháng 9/2024 lên 2% trong tháng 10/2024, nhưng vẫn nằm trong phạm vi mục tiêu của ngân hàng trung ương là 1-3%. Sự gia tăng này chủ yếu là do giá thực phẩm và đồ uống không cồn tăng 0,2% sau khi giảm 1,1% vào tháng 9/2024, nhà ở và tiện ích tăng 1,25%, giao thông tăng 2,38%, nhà hàng và khách sạn tăng 3,1%. Tỷ lệ lạm phát năm 2024 của Peru được dự báo ở mức 2,33%.
- Chi tết xem tại đây;
Quang Chiến (VITIC) tổng hợp
-
Theo số liệu của Tradingeconomics, GDP của New Zealand quý 2/2024 giảm 0,2% sau khi tăng 0,1% trong quý 1/2024. Ngân hàng trung ương New Zealand ước tính nền kinh tế tiếp tục suy giảm trong quý 3/2024 do RBNZ tăng lãi suất tiền mặt để kiềm chế lạm phát.
-
Tại hội nghị ngành Halal toàn quốc ngày 22/10 vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một điểm đến không thể thiếu trong bản đồ Halal toàn cầu.
-
Hội chợ Xuất nhập khẩu Trung Quốc (Canton Fair) lần thứ 136 (diễn ra từ ngày 31/10 – 04/11/2024) được tổ chức tại tỉnh Quảng Châu. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng kênh bán, tham gia chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị hàng thực phẩm, nông sản, quảng bá thương hiệu và sản phẩm một cách hiệu quả, thúc đẩy phát triển kinh doanh, trao đổi kinh nghiệm, tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường tại Trung Quốc.
-
Trong những năm gần đây, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) đã có những bước phát triển mạnh mẽ và đầy triển vọng, trở thành một trong những mối quan hệ kinh tế đáng chú ý tại khu vực Trung Đông. Sự cải thiện này không chỉ đến từ những nỗ lực song phương mà còn từ những động thái thúc đẩy hợp tác toàn diện giữa hai nước, đặc biệt là trong bối cảnh hai bên đều mong muốn mở rộng thị trường và nâng cao giá trị kinh tế trong khu vực.