Hoạt động sản xuất, kinh doanh trước tác động của dịch COVID-19 và các biến động trong và ngoài nước
Quốc tế
Bước sang tháng 3/2020, những tác động của dịch Covid-19 đến thương mại hàng hóa và dịch vụ toàn cầu đã trở nên rõ nét hơn. Khoảng 1/3 số thành viên của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) bị ảnh hưởng trực tiếp của Covid-19, đòi hỏi phải có sự ứng phó trên quy mô toàn cầu.Do đó, IMF dành khoảng 50 tỷ USD thông qua các cơ chế cung cấp tài chính khẩn cấp giải ngân nhanh đối với các nước có thu nhập thấp hoặc thị trường mới nổi. Ngân hàng thế giới(WB) cũng tuyên bố có sẵn 12 tỷ USD để hỗ trợ các quốc gia ứng phó dịch bệnh.
Để ứng phó với tình hình, một số ngân hàng trung ương (NHTW) đã quyết định nới lỏng tiền tệ trong tuần này: NHTW Canada, Quỹ dự trữ liên bang Mỹ (Fed), NHTW Malaysia giảm lãi suất, NHTW Indonesia giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Trong khi đó, mặc dù số ca nhiễm bệnh tăng rất mạnh, NHTW Hàn Quốc vẫn thận trọng trong việc đánh giá tác động và do đó chưa giảm lãi suất.
Trong khi dịch bệnh đã lan rộng ra nhiều nước và vùng lãnh thổ, tình hình đang dần trở nên lạc quan hơn ở Trung Quốc. Theo thống kê của Cục Ngoại thương, Bộ Thương mại Trung Quốc, tính đến ngày 5/3/2020, tất cả các công ty xuất nhập khẩu quan trọng ở Chiết Giang và Thiên Tân đã hoạt động trở lại, tỷ lệ này là hơn 70% đối với các tỉnh Quảng Đông, Giang Tô, Thượng Hải, Sơn Đông và Trùng Khánh. Bộ Thương mại Trung Quốc tiếp tục bổ sung các công cụ chính sách nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp khôi phục hoạt động và nối lại các chuỗi cung ứng toàn cầu. Doanh số bán lẻ của Trung Quốc đã tăng trở lại từ trung tuần tháng 2/2020.
Các tập đoàn kinh tế lớn của Hàn Quốc như Hyundai Motor, LG Display, LG Innotek, Samsung Electronics sản xuất trở lại sau khi áp dụng các biện pháp khử trùng.
Trong nước
Dịch bệnh Covid-19 đã tác động rõ nét đến cả hoạt động sản xuất công nghiệp, đầu tư, thương mại và dịch vụ trong tháng 2/2020. Sản xuất công nghiệp có mức tăng thấp hơn hẳn cùng kỳ hai năm gần đây, trong khi FDI sụt giảm lần đầu tính trong 5 năm. Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống 2 tháng đầu năm 2020 so với cùng kỳ năm trước giảm ở hầu hết các địa phương, đặc biệt là những nơivốn có hoạt động du lịch phát triển. Nguồn nguyên liệu đầu vào và cả đầu ra xuất khẩu đều tiếp tục gặp khó khăn do dịch bệnh lan rộng ra nhiều thị trường đối tác quan trọng và các thị trường dự định thay thế. Tuy nhiên, tiêu thụ trong nước và thị trường Trung Quốc có xu hướng hồi phục, một số phân khúc đã bắt đầu hút hàng trở lại, có thể giúp tình hình được cải thiện hơn.
Để xem báo cáo chi tiết,
Quý độc giả vui lòng liên hệ Phòng Truyền thông.
Địa chỉ: Phòng 504, tòa nhà Bộ Công Thương, số 655 Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm - Tp Hà Nội
Điện thoại: 024 2219 2872 / 3826 8063
Fax; 024 3715 3697 Email: (hangdt@moit.gov.vn)
Phòng Truyền thông
-
Trong tháng 02/2020, giá cao su tại các sàn giao dịch chủ chốt biến động mạnh, cụ thể: Tại Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su tự nhiên giao kỳ hạn tháng 3/2020 có xu hướng giảm, giao dịch khá ảm đạm
-
Bộ Công thương cũng khuyến nghị các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo tiếp tục hoàn thiện cơ sở vật chất, nâng cao ý thức trong sản xuất, chế biến và kinh doanh nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho hạt gạo, xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam, thương hiệu doanh nghiệp;
-
Trước những diễn biến khó lường của dịch bệnh và thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ
-
Phó chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) Trịnh Khôi Nguyễn cho biết, sự bùng phát virus, bắt đầu ở Trung Quốc, đã gây thiệt hại cho ngành công nghiệp trên nhiều phương diện.