VITIC
THỊ TRƯỜNG - NGÀNH HÀNG

EVFTA mở ra nhiều cơ hội và thách thức cho thủy sản xuất khẩu Việt Nam

24/02/2020 14:53

MỘT SỐ THÔNG TIN CHÍNH TRONG SỐ NÀY

Ngày 12/2/2020, Nghị viện châu Âu chính thức thông qua hiệp định thương mại tự do với Việt Nam. Với tỉ lệ bỏ phiếu cho EVFTA là: 401 ủng hộ, 192 chống, và 40 phiếu trắng. Như vậy Hội đồng châu Âu, theo thủ tục, đã thông qua thỏa thuận thương mại EVFTA. Còn với hiệp định bảo hộ đầu tư, thì trước khi có hiệu lực quốc hội của từng quốc gia trong EU chấp thuận. EU đã và đang là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn thứ 2 của Việt Nam. Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU năm 2019 đạt 269,1 nghìn tấn, kim ngạch đạt 1,29 tỷ USD, giảm 2,4% về lượng và giảm 12,3% về kim ngạch so với năm 2018. Trong năm 2019, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU chưa có kết quả tốt do thủy sản Việt Nam vẫn bị ảnh hưởng từ thẻ vàng IUU. Với việc EVFTA đã được thông qua sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho thủy sản Việt Nam tăng thị phần tại thị trường này trong thời gian tới.

Theo số liệu thống kê sơ bộ xuất khẩu thủy sản của Việt Nam 2 tuần sau Tết Canh Tý từ ngày 30/1/2020 đến ngày 12/2/2020 đạt 170,65 triệu USD, giảm 21,6% so với kết quả xuất khẩu thủy sản 2 tuần sau kỳ nghỉ Tết Kỷ Hơi 2019. Nguyên nhân khiến xuất khẩu thủy sản giảm là do xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc giảm rất mạnh do vi rút Covid-19 gây ra. Không có đơn hàng thủy sản nào được thông quan qua các Cửa khẩu với Trung Quốc.

Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nga năm 2019 đạt 25,7 nghìn tấn, kim ngạch đạt 102,9 triệu USD, tăng 9,4% về lượng và tăng 18% về kim ngạch so với năm 2018. Dự báo năm 2020 xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nga sẽ đạt 28,8 nghìn tấn, kim ngạch đạt 126,2 triệu USD, tăng 12% về lượng và tăng 22,7% về kim ngạch so với năm 2019.

Trong năm 2019, xuất khẩu nhóm trứng cá tăng trưởng tốt, dự báo sang năm 2020 xuất khẩu nhóm trứng cá của Việt Nam sẽ đạt 4,07 nghìn tấn, kim ngạch đạt 62,4 triệu USD, tăng 32,5% về lượng và tăng 34,4% về kim ngạch so với năm 2019.

Xuất khẩu nhóm cá đóng hộp của Việt Nam năm 2019 đạt 28,3 nghìn tấn, kim ngạch đạt 79,6 triệu USD, tăng 124,7% về lượng và tăng 148,8 về kim ngạch so với năm 2018.

GIÁ XUẤT KHẨU MỘT SỐ LÔ HÀNG THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM TUẦN QUA:

Giá xuất khẩu tôm thẻ sản phẩm hấp lột vỏ, bỏ đầu, bỏ đuôi đông lạnh 90/120 sang Australia đạt 9,75 USD/kg (Cát Lái, CFR) tăng 0,75 USD/kg so với tuần trước.

Giá xuất khẩu tôm thẻ thịt luộc đông lạnh 50/70 sang Mỹ đạt 13,44 USD/kg (DDP) tăng 1,54 USD/kg so với tuần trước.

THỦY SẢN THẾ GIỚI

Theo báo cáo tháng 1/2020 của Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) về việc từ chối nhập có 96 thủy sản bị từ chối nhập khẩu trong, trong đó có hai dòng tôm vì lý do liên quan đến kháng sinh bị cấm (2,1%). Hai dòng nhập tôm đã từ chối vào tháng 1 vì dư lượng thuốc thú y là từ hai nhà xuất khẩu khác nhau ở Ấn Độ và Trung Quốc. Không có lô hàng tôm nào của Việt Nam bị từ chối vì bất kỳ lý do nào trong tháng 1/2020.

Năm 2019, trị giá nhập khẩu tôm của Nhật Bản năm 2019 đạt 2,27 tỷ USD, giảm 3,3% so với năm 2018. Nguyên nhân chính khiến trị giá nhập khẩu tôm vào Nhật Bản giảm là do giá nhập khẩu trung bình tôm vào thị trường này giảm, do giá tôm thế giới giảm. Việt Nam vẫn là thị trường cung cấp tôm lớn nhất cho Nhật Bản, chiếm 25,8% tổng trị giá nhập khẩu tôm của Nhật Bản, đạt 587,1 triệu USD, giảm 2,4% so với năm 2018.

Trung Quốc là thị trường cung cấp tôm lớn thứ 6 cho Nhật Bản, chiếm 4,06% tổng trị giá nhập khẩu, đạt 92,4 triệu USD, giảm 16,9% so với năm 2018. Với dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút Covid-19 sẽ khiến cho lượng tôm nhập khẩu của Nhật Bản từ Trung Quốc bị gián đoạn trong trong thời gian tới. Và thị phần 4,06% tôm của Trung Quốc sẽ được các nhà nhập khẩu Nhật Bản tìm thị trường cung cấp thay thế cho tới khi mọi việc được kiểm soát trở lại.

Theo số liệu sơ bộ của Phòng nuôi trồng thủy sản quốc gia Ecuador (CNA), xuất khẩu tôm Ecuador năm 2019 ước đạt kỷ lục 635,03 nghìn tấn với trị giá đạt  3,5 tỷ USD, cao hơn rất nhiều so với dự báo trước đó. Trong đó xuất khẩu tôm tới Trung Quốc của Ecuador chiếm tới hơn 2/3 tổng lượng tôm xuất khẩu tới Châu Á. Năm 2019, ngành tôm chiếm 6,3% tổng GDP của Ecuador. Dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút Covid-19 ở Trung Quốc sẽ khiến cho xuất khẩu tôm của Ecuador bị gián đoạn và bị ảnh hưởng lớn. Năm 2020 ngành tôm Ecuador sẽ phải đối mặt với những thách thức lớn về đầu ra cho mặt hàng tôm.
 

Mọi thông tin Quý độc giả vui lòng liên hệ;
Phòng Thông tin Xuất nhập khẩu
- Địa chỉ:               Phòng 603 Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655 đường Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.
- Điện thoại:          024 3715 2584/ 371525 85/ 3715 2586            Fax: 024 3715 2574
Người liên hệ:      
- Mrs Huyền;         0912 077 382    ( thuhuyenvitic@gmail.com)
- Mrs Nhuận;         0982 198 206    (hongnhuan82@gmail.com)
- Mrs Kiều Anh;     0912 253 188    (kieuanhvitic@gmail.com)

Để có thông tin đầy đủ Quý độc giả vui lòng tải mẫu phiếu đăng ký sử dụng bản tin tại đây; 

Phòng TTXNK

Tin cũ hơn
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: duy.doanh@yahoo.com.vn
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 121/GP-TTĐT ngày 16 tháng 7 năm 2019 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 3.177.287