VITIC
THỊ TRƯỜNG - NGÀNH HÀNG

BÁO CÁO: Tình hình kinh tế, hoạt động sản xuất, kinh doanh trong và ngoài nước

21/09/2020 09:25

Theo báo cáo đánh giá kinh tế thế giới vừa được phát hành ngày 16/9/2020 bởi Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) trong tháng 9/2020, sản lượng toàn cầu sụt giảm trong nửa đầu năm 2020 do đại dịch COVID-19, với mức giảm hơn 20% ở một số nền kinh tế phát triển và thị trường mới nổi. Nếu không có những hỗ trợ chính sách nhanh chóng và hiệu quả ở hầu hết các nước, GDP về cơ bản sẽ giảm mạnh.

GDP toàn cầu dự báo ​​sẽ giảm 4,5% trong năm nay, trước khi tăng 5% vào năm 2021. Tuy nhiên, có sự khác biệt đáng kể giữa các quốc gia, theo đó so với kỳ báo cáo trước đó, dự báo được điều chỉnh tăng cho trường hợp kinh tế của Trung Quốc, Hoa Kỳ và Châu Âu, nhưng lại được điều chỉnh giảm ở Ấn Độ, Mexico và Nam Phi.  Đặc biệt, trong nhóm G20 Trung Quốc có thể là nền kinh tế có tăng trưởng cao nhất trong gnăm 2020 (1,8%), đồng thời duy trì được mức tăng trưởng khá cao (8%) trong năm 2021.

Nếu dịch bệnh được kiểm soát tốt vào cuối năm nay, niềm tin kinh doanh được cải thiện có thể thúc đẩy hoạt động kinh tế trên toàn cầu vào năm 2021. Ngược lại, nếu dịch bệnh tái bùng phát trên diện rộng, đòi hỏi các biện pháp phòng chống dịch nghiêm ngặt hơn, sản lượng có thể giảm tới 2-3 điểm phần trăm trong năm tới, với tỷ lệ thất nghiệp cao hơn và suy giảm đầu tư kéo dài.

Thương mại toàn cầu giảm hơn 15% trong nửa đầu năm 2020, khiến thị trường lao động bị gián đoạn nghiêm trọng do cắt giảm giờ làm, thất nghiệp và nhiều doanh nghiệp buộc phải đóng cửa.

Theo số liệu mới công bố vào trung tuần tháng 9/2020 của Tổ chức tiền tệ quốc tế (IMF), chỉ số giá hàng hóa chung của thế giới cũng như các nhóm hàng hóa chính trong tháng 8/2020 nhìn chung trong xu hướng tăng nhẹ so với tháng 7/2020, cho thấy về cơ bản thị trường hàng hóa toàn cầu vẫn đang được cải thiện.

Theo Cơ quan Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS), sản xuất công nghiệp của nước này đã tăng 5,8% trong tháng 8/2020 so với cùng kỳ năm 2019, sau mức tăng 4,8% đạt được trong tháng 7/2020 so với cùng kỳ. Như vậy so với hầu hết các nền kinh tế trên thế giới, Trung Quốc đang ghi nhận mức tăng trưởng về sản xuất công nghiệp mạnh mẽ nhất và đà tăng vẫn còn tiếp diễn.

Thương mại kỹ thuật số của Trung Quốc với hơn 30 quốc gia trong chiến lược Vành đai và Con đường do nước này khởi xướng, thương mại kỹ thuật số của Trung Quốc với các nước dọc theo tuyến Vành đai và Con đường mới đã duy trì đà phát triển mạnh mẽ.

Quỹ Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) ngày 16/9/2020 đã giữ nguyên lãi suất chuẩn của mình ở mức thấp kỷ lục gần bằng 0% và phát tín hiệu sẽ duy trì phạm vi mục tiêu này ít nhất đến năm 2023, do nền kinh tế sẽ còn bị tác độnglớnbởi diễn biến của dịch bệnh Covid-19.

Việt Nam
Sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng nhẹ trong tháng 8/2020 so với tháng 7/2020 và chỉ còn giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2019, trong nỗ lực khôi phục các hoạt động kinh tế trong nước và xu hướng chung của thế giới. Tuy nhiên, dịch bệnh bùng phát trở lại trong tháng 8/2020 là cản trở lớn nhất cho hoạt động sản xuất nói chung cũng như quyết định đầu tư vào sản xuất trong thời gian tới. Nếu đà kiểm soát dịch bệnh được duy trì như hiện nay, dự báo tháng 9 và tháng 10/2020, sản xuất sẽ tăng trưởng cao hơn để chuẩn bị cho các tháng tiêu thụ cao điểm cuối năm.

Trong số các mặt hàng công nghiệp, một số mặt hàng có sản lượng tăng trưởng tốt so với cùng kỳ năm ngoái như ti vi, dầu khai thác, xăng dầu, bột ngọt, thép thanh, thép góc, phân ure, than sạch. Trong khi đó, một số mặt hàng sản lượng giảm mạnh như bia, ô tô, vải dệt từ sợi nhân tạo, sắt thép thô, xe máy, quần áo thường mặc.

Trong tháng 8/2020, dầu thô là mặt hàng có giá trị xuất khẩu tăng mạnh nhất (173,1%) so với tháng 7/2020, nhờ tăng cả về lượng và giá. Trong nhóm khoáng sản, xuất khẩu than các loại cũng tăng 137,6%; ngược lại xuất khẩu quặng các loại lại giảm 15,6%. Trong nhóm các mặt hàng chế biến, chế tạo, phân bón có trị giá xuất khẩu tăng mạnh nhất, tiếp theo là phương tiện vận tải phụ tùng, vải mành, vải kỹ thuật.

Tiếp nối xu hướng tăng từ tháng trước, nhập khẩu ô tô nguyên chiếc các loại tiếp tục tăng mạnh trong tháng 8/2020, tăng 85,6% về lượng và 87,1% về trị giá. Tuy nhiên, tính chung 8 tháng năm 2020 thì vẫn thấp hơn 43% (cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm 2019).

Một số mặt hàng có trị giá nhập khẩu giảm mạnh trong tháng 8/2020 so với tháng 7/2020 gồm có: phương tiện vận tải và phụ tùng, xăng dầu các loại, lúa mì, đậu tương.

Danh sách các mặt hàng có sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu tăng giảm mạnh nhất trong tháng 8/2020 và tình hình cụ thể về các mặt hàng (Trong báo cáo chi tiết).

Để tham khảo báo cáo chi tiết, vui lòng liên hệ Ban biên tập theo địa chỉ (thongtincongthuong@gmail.com)

Đơn vị thực hiện:
Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại

Tin cũ hơn
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: duy.doanh@yahoo.com.vn
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 121/GP-TTĐT ngày 16 tháng 7 năm 2019 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 3.194.033