VITIC
THỊ TRƯỜNG - NGÀNH HÀNG

BÁO CÁO: Cung cấp thông tin về tình hình, chính sách, cơ hội hợp tác trong sản xuất công nghiệp, đầu tư, giao thương, chuyển giao công nghệ từ Nhật Bản/Singapore/Malaysia/Brunei

11/09/2020 13:48


TÓM TẮT

Nhật Bản

Tiêu dùng giảm dần trong khi chi đầu tư giảm 1,5% trong quý II/2020, làm giảm các đơn đặt hàng máy móc thiết bị- nhóm hàng xuất khẩu có thế mạnh của Nhật Bản. Triển vọng kinh tế nói chung vẫn còn u ám trong bối cảnh các doanh nghiệp không chắc chắn về việc tăng chi tiêu trong thời kỳ đại dịch.

Nhật Bản công bố thặng dư thương mại hàng hóa lần đầu tiên trong 4 tháng vào tháng 7/2020. Trong khi xuất khẩu phần lớn vẫn bị đình trệ do đại dịch Covid-19 tiếp tục làm suy giảm mức tiêu thụ của toàn cầu, thì sự gia tăng mạnh của xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc đã giúp cải thiện cán cân thương mại của Nhật Bản.

Theo số liệu của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản, sản xuất công nghiệp đã tăng mạnh trở lại. Sản lượng, hàng tồn kho giảm.

Chỉ số PMI lĩnh vực chế biến chế tạo do ngân hàng au Jibun Nhật Bản tính toán và công bố đã được điều chỉnh cao hơn lên 47,2 vào tháng 8 năm 2020 so với mức 45,2 cuối cùng một tháng trước đó, nhưng đây vẫn là tháng thứ 16 giảm liên tiếp trong lĩnh vực này do ngành sản xuất vẫn chịu áp lực trong bối cảnh cuộc khủng hoảng COVID-19. Tuy nhiên, một tín hiệu tích cực là tháng 8/2020 đã chứng kiến mức giảm thấp nhất kể từ tháng 2/2020. Đồng thời, giảm việc làm thấp nhất trong ba tháng. Về mặt giá cả, chi phí đầu vào tăng nhẹ và chi phí đầu ra giảm nhẹ.

Niềm tin kinh doanh tăng so với mức thấp kỷ lục của tháng 4/2020, và là mức cao nhất kể từ tháng 1/2020.

Nhật Bản đạt được thỏa thuận loại bỏ thuế chống bán phá giá từ phía Hàn Quốcđối với mặt hàng van khí nén

Nhật Bản bắt đầu đánh giá hết hiệu lực của các thuế chống bán phá giá đối với kali hydroxit có nguồn gốc từ Hàn Quốc và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Singapore:

Theo số liệu của cơ quan Thống kê quốc gia Singapore công bố ngày 26/8/2020, sản lượng ngành chế biến chế tạo của Singapore giảm 8,4% vào tháng 7/2020 so với cùng kỳ năm 2020. Nếu không tính sản xuất y sinh, sản lượng giảm 5,2%. Nếu so với tháng 6/2020, sản lượng sản xuất tăng 1,6% trong tháng 7/2020 thấp hơn nhiều so với kỳ vọng của thị trường và so với mức tăng 0,6% của tháng 6/2020 so với tháng 5/2020.Nếu không tính sản xuất y sinh, sản lượng tăng 10%.

Singapore và Australia ký Hiệp định kinh tế kỹ thuật số

Chính phủ Singapore tăng các gói hỗ trợ đối với các ngành kinh tế quan trọng.

Malaysia:

Nền kinh tế Malaysia trong quý II/2020 giảm 17,1% so với cùng kỳ năm 2019, mức sụt giảm lớn nhất kể từ quý IV/1998.

Chỉ số sản xuất công nghiệp của nước này giảm 17,9% trong quý II/2020 so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, chỉ số sản xuất ngành khai khoáng và điện trong tháng đã giảm lần lượt 17,1% và 2,4% trong quý II/2020 so với cùng kỳ năm 2019. Tuy nhiên, chỉ số sản xuất lĩnh vực chế biến chế tạo ghi nhận mức tăng 4,7%, nhờ sự tăng trưởng của các sản phẩm điện và điện tử; thực phẩm, đồ uống và thuốc lá; và thiết bị vận tải và các hoạt động sản xuất khác.

Theo Hiệp hội các nhà sản xuất găng tay cao su Malaysia (MARGMA), so nhu cầu thế giới tăng, các nhà sản xuất mặt hàng này tại Malaysia dự kiến phải tăng lượng nhân công thêm khoảng 25.000 người, trong đó 10.000 là người Malaysia và phần còn lại là lao động nước ngoài.

I-Incentives là một cổng thông tin cung cấp thông tin về các ưu đãi đầu tư do Chính phủ Liên bang Malaysia cung cấp. Thông tin về các ưu đãi, khuyến khích đầu tư được lưu trữ trong cổng thông tin phục vụ cho cả ba lĩnh vực của nền kinh tế gồm chế biến chế tạo, dịch vụ và các ngành kinh tế sơ cấp. Người sử dụng cổng thoogn tin này cũng có thể tiếp cận thông tin về tất cả các loại ưu đãi do Chính phủ Liên bang cung cấp gồm miễn thuế, trợ cấp, cho vay ưu đãi và các loại ưu đãi khác như tài trợ vốn cổ phần, các khu vực thương mại tự do, đào tạo và các chương trình tạo thuận lợi khác.

Brunei:

Theo Cục Kế hoạch và Thống kê Kinh tế Brunei, tăng trưởng GDP quý  I/2020 phần lớn là do xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 29,1%.

Doanh thu xuất khẩu tăng lên sau khi liên doanh Hengyi Industries của hai nước Brunei-Trung Quốc bắt đầu bán các sản phẩm hóa dầu trị giá 1,22 tỷ USD cho 15 quốc gia. Sản xuất khí tự nhiên hóa lỏng và các sản phẩm hóa dầu khác tăng trưởng mạnh nhất trong tất cả các ngành với mức tăng 32,2% và tổng giá trị gia tăng thực (GVA) là 294,9 triệu USD.

Để tham khảo báo cáo chi tiết, vui lòng liên hệ Ban biên tập theo địa chỉ (thongtincongthuong@gmail.com)
 

Đơn vị thực hiện:
Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại

Tin cũ hơn
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: duy.doanh@yahoo.com.vn
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 121/GP-TTĐT ngày 16 tháng 7 năm 2019 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 3.148.271