VITIC
TIN TỨC- SỰ KIỆN

3 điểm cộng trong quy tắc xuất xứ của RCEP

30/03/2021 14:30

So với các Hiệp định thương mại tự do trước đây, quy tắc xuất xứ trong RCEP có một số điểm mới nhưng lại không quá khó cho doanh nghiệp khi thực thi, nên RCEP hứa hẹn mang lại nhiều cơ hội lớn cho hàng hóa Việt Nam, góp phần giúp doanh nghiệp tham gia sâu hơn vào các chuỗi cung ứng khu vực.

 

Hiệp định RCEP cho phép nhập khẩu con giống, nuôi trồng tại Việt Nam và xuất khẩu mà vẫn được hưởng ưu đãi (ảnh minh họa)

 
 Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) sẽ mang đến giá trị lớn để Việt Nam đáp ứng tốt hơn các yêu cầu về quy tắc xuất xứ, qua đó tận dụng tốt hơn các thị trường đối tác hiện nay.
 
Có 3 điểm cộng trong bộ quy tắc xuất xứ của Hiệp định Thương mại tự do có quy mô lớn nhất hiện nay mà Việt Nam tham gia.
 
Thứ nhất,  Hiệp định RCEP cho phép các nước thành viên áp dụng nguyên tắc cộng gộp nguyên liệu có xuất xứ trong toàn khối.
 
Theo đó, doanh nghiệp Việt Nam có thể sử dụng nguyên liệu có xuất xứ không những từ các nước ASEAN mà còn có thể sử dụng nguyên liệu có xuất xứ từ các nước đối tác ASEAN như Úc, Niu Di-lân, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc.
 
Theo quy tắc này, hàng hóa được coi là có xuất xứ nếu đáp ứng một trong ba trường hợp sau: Hàng hóa có xuất xứ thuần túy tại một nước thành viên; hàng hóa được sản xuất chỉ từ nguyên liệu có xuất xứ từ một hay nhiều nước thành viên; hàng hóa sử dụng nguyên liệu không có xuất xứ nhưng đáp ứng quy định tại Quy tắc cụ thể mặt hàng.
 
Ví dụ như, với hàng thủy sản, các hiệp định trước đây đều yêu cầu xuất xứ thuần túy tại Việt Nam, nhưng Hiệp định RCEP cho phép nhập khẩu con giống, nuôi trồng tại Việt Nam và xuất khẩu mà vẫn được hưởng ưu đãi.
 
Đây được coi điểm mở rộng hơn so với các FTA ASEAN+1, giúp doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng nguồn nguyên liệu đa dạng trong toàn khối RCEP để tăng cường khả năng xuất khẩu sang các nước đối tác trong khối.
 
Thứ hai, ngay khi thực thi Hiệp định RCEP, ngoài việc áp dụng cộng gộp nguyên liệu có xuất xứ, các nước thành viên sẽ tiếp tục nghiên cứu và thảo luận về tính khả thi của cộng gộp toàn phần, là quy tắc xuất xứ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể từng bước tham gia chuỗi cung ứng khu vực (tương tự như quy tắc xuất xứ trong Hiệp định CPTPP)
 
Thứ ba, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hoá trong Hiệp định RCEP sẽ đa dạng hơn so với các FTA ASEAN+1.
 
Theo đó, doanh nghiệp có thể áp dụng 3 hình thức chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hoá như sau:
 
Một là Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O) được cấp bởi các tổ chức cấp;
 
Hai là doanh nghiệp đủ điều kiện được phép tự chứng nhận xuất xứ hàng hoá;
 
Ba là bất kỳ doanh nghiệp có thể được phép tự chứng nhận xuất xứ hàng hoá.
 
Việc cho phép doanh nghiệp lựa chọn các thủ tục cấp phép chứng nhận xuất xứ đa dạng như vậy sẽ tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc giảm thiểu thời gian xin cấp Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) truyền thống, cắt giảm chi phí giao dịch, và chủ động hơn trong việc phát hành hóa đơn thương mại.
 
Theo đánh giá của ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), RCEP sẽ giải quyết được một số vấn đề lớn cho doanh nghiệp ngành dệt may khi Trung Quốc bắt đầu nhập khẩu sản phẩm dệt may của Việt Nam. Ngành dệt may kỳ vọng Hiệp định này sẽ tạo ra một thị trường rộng mở hơn ở quốc gia tỷ dân này.
 
Ngoài Trung Quốc thì ông Vũ Đức Giang cho rằng, Nhật Bản cũng là một thị trường tiềm năng. Nếu như trước đó hàng may mặc vào thị trường này buộc phải chứng minh được nguyên liệu có nguồn gốc xuất xứ từ ASEAN và Nhật Bản trong khi Việt Nam nhập khẩu phần lớn nguyên phụ liệu trong ngành này từ Trung Quốc.
 
Nay với RCEP, hàng may mặc Việt Nam được sản xuất từ nguyên phụ liệu Trung Quốc cũng được hưởng ưu đãi về thuế quan khi xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.

Nguồn: tapchicongthuong.vn
Link nguồn:

Tin cũ hơn
  • Phanh phui kho giày dép "khủng" giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng thế giới
    Phải đợi tới lúc thời cơ "chín muồi", các kiểm soát viên Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 16, Cục QLTT Hà Nội mới ập vào để tóm gọn kho hàng với hàng nghìn sản phẩm giày dép thời trang giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng thế giới như: Dior, Chanel, Gucci, Burberry, Adidas, LV, Zara, Hermes.
  • Xuất nhập khẩu của Việt Nam phục hồi mạnh mẽ, xuất siêu 2 tỷ USD
    Trong quý I, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 77,34 tỷ USD, tăng 22%. Cán cân thương mại hàng hóa quý I năm 2021 ước tính xuất siêu 2,03 tỷ USD.
  • Hiệp định UKVFTA sẽ có hiệu lực từ 1/5/2021
    Ngày 26/3, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng đã chủ trì buổi lễ trao đổi Công hàm khẳng định ngày có hiệu lực của Hiệp định Thương mại tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland (UKVFTA). Đến dự có Ngài Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland tại Việt Nam Gareth Ward, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cùng đại diện một số đơn vị liên quan của Bộ Ngoại giao, Bộ Công Thương và Đại sứ quán Anh tại Hà Nội.
  • GDP quý 1 tăng 4,48% trong bối cảnh dịch COVID-19 phức tạp
    Mục tiêu kép “vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế” tiếp tục thực hiện hiệu quả, theo đó tổng sản phẩm trong nước (GDP) của quý 1 đã tăng 4,48%.
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: duy.doanh@yahoo.com.vn
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 121/GP-TTĐT ngày 16 tháng 7 năm 2019 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 3.158.567