VITIC
THỊ TRƯỜNG - NGÀNH HÀNG

Xuất khẩu hàng dệt may sang ASEAN tăng mạnh

01/04/2020 09:32

NHỮNG THÔNG TIN ĐÁNG LƯU Ý TRONG TUẦN & DỰ BÁO

1. TRONG NƯỚC

  • Với dân số lớn thứ 3 khu vực châu Á, chi tiêu tiêu dùng cho hàng thời trang tăng và người tiêu dùng khá thân thiện trong việc đón nhận các xu hướng thời trang mới, thị trường ASEAN trở thành thị trường tiêu thụ hàng may mặc lớn và triển vọng đối với hàng dệt may Việt Nam. Trong 2 tháng đầu năm 2020, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam đạt 234 triệu USD, tăng 13,69% so với cùng kỳ năm 2019, chiếm 4,98% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của nước ta và chiếm tới 28,45% phần kim ngạch gia tăng.

  • Theo số liệu thống kê sơ bộ trong tuần từ 10 – 18/3/2020, xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam ước đạt 700 triệu USD, tương đương với mức thực hiện của tuần cùng kỳ năm 2019. Trong đó tiến độ xuất khẩu sang các thị trường chủ lực Mỹ, EU, Nhật Bản… vẫn ổn định. Tuy nhiên về dài hạn, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam thời gian tới nhiều khả năng sẽ bị tác động mạnh bởi diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, do quyết định đóng cửa biên giới của Mỹ và EU. Trước mắt, quy định này chưa tác động trực diện đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam Mỹ và EU. Tuy nhiên, các biện pháp kiểm soát dịch sẽ ảnh hưởng đến tốc độ luân chuyển hàng hóa từ khâu xuất khẩu, vận chuyển, thông quan, lưu kho, bốc dỡ đến tiêu thụ hàng hóa. Điều này có thể gây gián đoạn hoặc làm chậm trễ dòng chảy kinh tế - thương mại - dịch vụ.

  • 2 tháng đầu năm 2020, nhập khẩu vải nguyên liệu về Việt Nam đạt 1,56 tỷ USD, giảm 12,8% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, nhập khẩu giảm từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản… và tăng nhập khẩu từ các thị trường Đài Loan, Thái Lan, Malaysia…

  • 2 tháng đầu năm 2020, nhập khẩu bông của Việt Nam từ Mỹ, Braxin, Pakistan tăng mạnh trong khi giảm mạnh nhập khẩu từ Ấn Độ, Australia, Bờ Biển Ngà, Achentina.

2. NGOÀI NƯỚC

  • Công suất sản xuất của Tập đoàn dệt may quốc tế Thần Châu – Trung Quốc đạt 95%.

  • Covid-19 kìm hãm đà tăng trưởng bán lẻ trên thị trường toàn cầu.

  • Các doanh nghiệp may mặc Bangladesh đang phải đối mặt với các yêu cầu chậm thanh toán của các nhà nhập khẩu, gây khó khăn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

    Để có thông tin chi tiết của bản tin Quý độc giả vui lòng liên hệ;
    Phòng Thông tin Xuất nhập khẩu
    - Địa chỉ:               Phòng 603 Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655 đường Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.
    - Điện thoại:          024 3715 2584/ 371525 85/ 3715 2586            Fax: 024 3715 2574
    Người liên hệ:      
    - Mrs Huyền;         0912 077 382    ( thuhuyenvitic@gmail.com)
    - Mrs Nhuận;         0982 198 206    (hongnhuan82@gmail.com)
    - Mrs Kiều Anh;     0912 253 188    (kieuanhvitic@gmail.com)

    Để có thông tin đầy đủ Quý độc giả vui lòng tải mẫu phiếu đăng ký sử dụng bản tin tại đây; 

    Phòng TTXNK

Tin cũ hơn
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: duy.doanh@yahoo.com.vn
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 121/GP-TTĐT ngày 16 tháng 7 năm 2019 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 3.119.292