VITIC
THỊ TRƯỜNG - NGÀNH HÀNG

Trung tâm TTCN và TM ra mắt Bản tin Dược phẩm và trang thiết bị y tế Số 29 ngày 22/7/2019

24/07/2019 10:50

Tổng quan

Kinh tế thế giới
Liên quan đến thông tin kinh tế Mỹ, số đơn cấp phép xây dựng và số nhà khởi công Mỹ lần lượt ở mức 1,22 triệu đơn và 1,25 triệu căn trong tháng 6, thấp hơn so với mức 1,29 triệu đơn và 1,27 triệu căn của tháng 5, đồng thời thấp hơn kỳ vọng 1,3 triệu đơn và 1,26 triệu căn theo dự báo. Hiện doanh số bán lẻ và doanh số bán lẻ lõi Mỹ cùng tăng 0,4% so với tháng trước trong tháng 6, bằng với mức tăng của tháng trước đó và cao hơn dự báo tăng ở mức 0,1% của các chuyên gia. Tuy nhiên, chỉ số giá nhập khẩu của Mỹ giảm 0,9% so với tháng trước trong tháng 6, sau khi giảm 0,3% ở tháng trước đó đồng thời sâu hơn mức dự báo giảm 0,7%.

Liên quan đến lạm phát Eurozone, chỉ số CPI của khu vực này trong tháng 6 chính thức tăng 1,3% so với cùng kỳ, cao hơn 0,1 điểm phần trăm so với báo cáo sơ bộ. Tuy nhiên chỉ số CPI lõi không có sự thay đổi, chính thức tăng 1,1% so với cùng kỳ trong tháng vừa qua.

Thu nhập của người lao động Anh tăng 3,4% trong tháng 6, cao hơn mức tăng 3,2% của tháng 5 đồng thời cao hơn mức tăng 3,1% theo dự báo. Bên cạnh đó, tỷ lệ thất nghiệp của tháng 6 được duy trì ở mức 3,8%, không đổi so với tháng 5 và khớp với dự báo. Hiện chỉ số CPI của Anh tăng 2,0% so với cùng kỳ trong tháng 6, bằng với mức tăng của tháng 5 và khớp với dự báo. Tuy nhiên chỉ số giá sản xuất giảm 1,4% so với tháng trước trong tháng vừa qua sau khi không thay đổi trong tháng 5. Giá nhà tại Anh tăng 1,2% so với tháng trước trong tháng 5, thấp hơn mức tăng 1,5% của tháng trước đó và khớp với dự báo.

Kinh tế trong nước
Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF vừa công bố Báo cáo Quốc gia về Việt Nam, dự báo GDP Việt Nam 2019 tăng 6,5%, không thay đổi so với dự báo hồi tháng 4 nhưng thấp hơn mục tiêu 6,8% Chính phủ Việt Nam đưa ra cuối năm ngoái. Tốc độ này sẽ duy trì sang năm tới và trong trung hạn, phản ánh điều kiện bên ngoài dần kém thuận lợi. IMF tính toán lạm phát Việt Nam đạt trung bình 3,5% năm 2018, có thể tăng lên 3,6% năm nay và 3,8% năm 2020.

Theo Liên Bộ Công Thương - Tài chính, từ 17/7, mỗi lít xăng E5 RON 92 tăng thêm 626 đồng, lên 20.279 đồng; xăng RON 95 tăng 718 đồng, lên 21.235 đồng. Các mặt hàng dầu cũng đồng loạt tăng 48-760 đồng một lít, kg tùy loại. Nhà điều hành tiếp tục mức trích Quỹ bình ổn giá 500 đồng một lít, kg với các mặt hàng xăng, dầu. Riêng xăng E5 RON 92 mức trích quỹ là 100 đồng một lít.

Theo Bộ Tài chính, trong 6 tháng đầu năm, tổng trị giá chi trả nợ Chính phủ đạt khoảng 169.467 tỷ đồng, trong đó trả nợ trong nước là 144.860 tỷ đồng, trả nợ nước ngoài khoảng 24.607 tỷ đồng, đạt 50% kế hoạch trả nợ cả năm.
 
TIN KINH TẾ TỔNG HỢP
  • Những thách thức của kinh tế toàn cầu
Kinh tế toàn cầu hiện đang tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức

Sự gia tăng xung đột thương mại
Quan hệ thương mại giữa Mỹ và các nước đối tác lớn đang có những diễn biến không thuận lợi và có thể theo chiều hướng xấu đi trong 6 tháng tới, sẽ dẫn đến việc gia tăng áp đặt các mức thuế quan mới và các rào cản thương mại trên diện rộng, kéo theo đó là các phản ứng trả đũa tại các nước đối tác. Mặc dù một số quốc gia có thể được hưởng lợi nhất định từ việc chuyển hướng thương mại trong ngắn hạn, nhưng những tác động tổng thể gây ra đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ theo hướng bất lợi nhiều hơn.

Theo đó, những gia tăng về xung đột thương mại có thể tạo ra những tác động kinh tế bất lợi đối với hoạt động xuất khẩu hàng hóa, đồng thời cũng làm gia tăng chi phí thương mại đối với các ngành khác. Ngoài ra, việc gia tăng các mức thuế quan cũng có thể gây ra sự gián đoạn nghiêm trọng đối với các chuỗi giá trị toàn cầu, làm cản trở sự thông suốt của dòng chảy thương mại, từ đó tác động kìm hãm đà tăng trưởng kinh tế toàn cầu nói chung.

Tiếp tục bất ổn tại khu vực EU
 Kinh tế khu vực EU tiếp tục đối mặt với những bất ổn chính trị, trong đó nổi lên là các vấn đề về Brexit, việc thay đổi nhân sự tại Nghị viện châu Âu và những bất đồng về ngân sách tại các quốc gia thành viên.

Việc Anh và khu vực EU vẫn chưa đi đến nhất trí về thỏa thuận Brexit trong khi mốc thực hiện vào tháng 10/2019 đang đến rất gần sẽ tác động mạnh đến sự ổn định của khu vực.
Trước hết, điều này sẽ tạo ra sự gián đoạn đột ngột trong các mối quan hệ thương mại tài chính cũng như dòng tài chính xuyên biên giới giữa Anh và các nước thành viên EU, từ đó có thể tạo ra các biến động trên thị trường tài chính tiền tệ khu vực. Bên cạnh đó, do Anh cũng chiếm tỷ lệ lớn trong việc cho vay xuyên biên giới với các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi nên cũng sẽ tạo ra các ảnh hưởng nhất định đến dòng chảy tài chính tại nhóm các quốc gia này.

Trong khi đó, cuộc bầu cử Nghị viện gần đây tại khu vực châu Âu vẫn đang cho thấy phe cực hữu tiếp tục thắng thế, đồng nghĩa với những chia rẽ chính trị tiếp tục diễn ra mạnh mẽ hơn trong nội khối, đi kèm với định hướng chính sách của các quốc gia thành viên sẽ mang định hướng hướng nội nhiều hơn.

Điều đó sẽ ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế chung của khu vực, cũng như có thể làm ảnh hưởng nhất định đến dòng luân chuyển thương mại và tài chính giữa các quốc gia trong nội khối cũng như giữa cả khu vực với kinh tế toàn cầu.

Ngoài ra, việc Anh rời khỏi EU cũng đang đặt ra các thách thức cho khu vực trong việc cố gắng lấp đi khoảng trống ngân sách mà Anh để lại. Cho đến thời điểm hiện tại, các quốc gia thành viên vẫn chưa đi đến được thống nhất trong việc giải quyết bất đồng về ngân sách tương lai cho 19 quốc gia sử dụng đồng Euro.

Với những bất ổn đặt ra như vậy, kinh tế khu vực EU sẽ khó có thể lấy lại được đà tăng trưởng trong 6 tháng cuối năm 2019 và điều này không chỉ ảnh hưởng đến các nước thành viên mà còn đến đà tăng trưởng của những quốc gia có mối quan hệ thương mại đầu tư chặt chẽ với khu vực.

Áp lực đối với giá dầu
Mặc dù kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại, nhu cầu đối với hàng hóa thế giới suy yếu, nhưng dự báo giá cả hàng hóa toàn cầu, đặc biệt là giá dầu sẽ tiếp tục biến động do chịu tác động từ các yếu tố địa chính trị, trong đó nổi bật lên là căng thẳng leo thang tại khu vực Trung Đông. Căng thẳng tại khu vực này trong thời gian gần đây đã gia tăng mạnh mẽ, trong đó tâm điểm là những bất đồng giữa Mỹ và Iran.

Điều đó đã đẩy giá dầu vọt lên gần 10% chỉ trong vòng nửa cuối tháng 6 và dự báo còn có thể tiếp tục tăng cao hơn trong nửa cuối năm 2019 khi Iran có thể sẽ đóng cửa eo biển Hormuz khiến lượng cung dầu từ Trung Đông trở nên ngày càng hạn chế.

Suy giảm tăng trưởng mạnh hơn kỳ vọng
Những dự báo đang cho thấy khoảng 80% các nền kinh tế phát triển, trong đó có Mỹ, EU, Nhật Bản sẽ tăng trưởng chậm lại trong năm 2019, trong khi đó kinh tế Trung Quốc trong quá trình tái cấu trúc để hướng đến tăng trưởng cân bằng và dưới tác động từ cuộc chiến thương mại cũng sẽ tiếp tục xu hướng giảm tăng trưởng. Do đó, nhìn chung triển vọng tăng trưởng tại các nền kinh tế chủ chốt rất mờ nhạt trong nửa cuối năm 2019.

Sự suy giảm của các nền kinh tế chủ chốt (trong đó bao gồm Mỹ, EU, Trung Quốc, vốn chiếm trên 50% GDP toàn cầu và đóng góp khoảng 80% của tăng trưởng kinh tế toàn cầu) trong năm 2018 sẽ tạo ra những tác động lan tỏa mạnh mẽ đến diễn biến kinh tế thế giới, đặc biệt đối với các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi thông qua các kênh thương mại, tài chính, hàng hóa và niềm tin của giới đầu tư.

Theo dự báo của WB, việc các nền kinh tế chủ chốt suy giảm khoảng 1 điểm phần trăm sẽ kéo theo tăng trưởng toàn cầu giảm 1,7 điểm phần trăm và tăng trưởng tại nhóm các nền kinh tế mới nổi giảm khoảng 1,4 điểm phần trăm.

Thêm nhiều rủi ro trên thị trường tài chính
Sự thay đổi trong định hướng điều hành chính sách tại các NHTW lớn đang tạo ra những tác động khiến thanh khoản thị trường có sự thay đổi, khiến dòng vốn đang có sự dịch chuyển từ các danh mục đầu tư có tính an toàn cao sang các danh mục đầu tư mang tính rủi ro cao hơn, từ đó tiềm ẩn các nguy cơ xuất hiện các hiện tượng đầu cơ đi kèm với các rủi ro tài chính gia tăng, đặc biệt tại các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi vốn là đối tượng rất dễ chịu tác động của tình trạng biến động của các dòng vốn ngắn hạn.

Bên cạnh đó, các điều kiện tài chính nới lỏng cũng là một tín hiệu cảnh báo cho tình trạng nợ toàn cầu tiếp tục gia tăng và sẽ là gánh nặng cản trở đà tăng trưởng của kinh tế toàn cầu trong thời gian tới khi các điều kiện tài chính trở lại trạng thái bình thường.
  • IMF dự báo Việt Nam tăng trưởng 6,5% năm nay
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vừa công bố báo cáo dự báo GDP Việt Nam năm nay tăng chậm lại, còn 6,5%, thấp hơn mục tiêu 6,8% Chính phủ đưa ra cuối năm ngoái. Tốc độ này sẽ duy trì sang năm tới và trong trung hạn, phản ánh điều kiện bên ngoài dần kém thuận lợi. Năm ngoái, Việt Nam tăng trưởng 7,1%, cao nhất 10 năm. IMF tính toán lạm phát Việt Nam đạt trung bình 3,5% năm 2018. Số liệu này có thể tăng tốc, lên 3,6% năm nay và 3,8% năm 2020.

Tổ chức này đánh giá năm ngoái, Việt Nam chịu tác động từ căng thẳng thương mại. Tuy nhiên, kinh tế vẫn vững vàng, nhờ thu nhập và tiêu dùng tăng ổn định, mùa màng tốt và sản xuất tăng vọt.

"Đà tăng trưởng kinh tế mạnh được dự báo kéo dài sang năm 2019, nhờ chi phí lao động cạnh tranh và các yếu tố nền tảng vững chắc khác, trong đó có cấu trúc thương mại đa dạng và nhiều hiệp định thương mại tự do ký kết gần đây. Những điều này đều đang thúc đẩy quá trình cải tổ", IMF nhận định.

IMF đánh giá cao các nỗ lực của Việt Nam nhằm hiện đại hóa các thể chế kinh tế và cải thiện khả năng quản trị. Tổ chức này cho rằng Việt Nam nên tập trung củng cố quy định chống tham nhũng và tăng giám sát doanh nghiệp nhà nước.

IMF cho rằng kinh tế vững mạnh tạo cơ hội thực hiện nhiều biện pháp cải tổ tham vọng, nhằm cân bằng sân chơi cho doanh nghiệp tư nhân. Cải tổ cũng có thể thu hút đầu tư nhờ giảm thủ tục hành chính, quy trình cấp phép và rào cản thương mại.  

Năm nay, nhiều tổ chức quốc tế cũng dự báo tăng trưởng của Việt Nam chậm lại. Hồi tháng 4, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ước tính tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thấp hơn, nhưng vẫn duy trì ở mức cao, đạt 6,8% năm nay và 6,7% năm 2020.

Trong báo cáo Điểm lại công bố đầu tháng, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo GDP Việt Nam tăng 6,6% năm nay do sức cầu bên ngoài yếu đi và chính sách tài khóa, tín dụng tiếp tục thắt chặt. Hai năm tới, tốc độ này có thể về 6,5%. Lạm phát được dự báo vào khoảng 3,7% năm nay, thấp hơn mục tiêu lạm phát của Chính phủ là 4%.


TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU MỘT SỐ MẶT HÀNG THIẾT YẾU & DỰ BÁO

Diễn biến tình hình nhập khẩu dược phẩm trong tuần & Dự báo

 (Tuần từ 11/07/2019 đến 18/07/2019)
Nhập khẩu dược phẩm vào nước ta trong kỳ này đạt 51,5 triệu USD, giảm 37,65% so kỳ nhập trước. Trong đó, dược phẩm mới tiếp tục được tăng cường nhập về từ các thị trường cung cấp khác nhau như: Calamine Leopard Brand (Cakamine 15G, Kẽm Oxid 5G) chai/120ml; Leopovidone Gel (Povidon-Iodin 2G) h/1 tuýp 20G; Leopovidone (Povidon-Iod 10% (Kl/Tt) tương đương Iod tự do 1%(Kl/Tt)) chai/450ml…

Theo dõi diễn biến về giá nhập khẩu của gần 450 lô hàng dược phẩm thì thấy ổn động so giá nhập trước đấy, tuy nhiên phần lớn trong số đó có giá giảm nhẹ như: Bilomag (Cao khô lá bạch quả đã chuẩn hóa [Ginkgonis Extractum Siccum Raffinatum Et Quantificatum] (39,6 - 49,5:1) 80Mg h/6 vỉ x 10v; Digoxin-Richter Tab 0,25Mg h/50 Tab; Voltaren 100Mg h/5v; Gasmotin Tablets 5Mg h/3 vỉ x 10v…

Tham khảo một số mặt hàng dược phẩm mới nhập khẩu trong kỳ

 
Tên hàng Đvt Đơn giá (USD/Đvt) PTTT ĐKGH
Butefin 1% (Butefine Hydrochloride 10Mg) h/1 tuýp 15G Hộp 2,30 KC CIP
Spray Gola Propoli h/1 lọ 20ml Hộp 2,62 KC EXW
Spray Nasale Propoli h/1 lọ 30ml Hộp 2,31 KC EXW
Eglidons Kid Suppositories (Glycerol 1405Mg) h/2 vỉ x 6v Hộp 4,79 KC CIP
Eglidons Suppositories (Glycerol 2100Mg) h/2 vỉ x 6v Hộp 5,79 KC CIP
Levotrot (Levofloxacin 500Mg/100Ml) h/chai 100ml Hộp 0,75 TTR CIF
Rodogyl (Spiramycin 750000Iu; Metronidazole125Mg) h/20v Hộp 3,50 TTR CIP
Calamine Leopard Brand (Cakamine 15G, Kẽm Oxid 5G) chai/120ml Chai 1,40 KC FOB
Calamine Leopard Brand (Cakamine 15G, Kẽm Oxid 5G) chai/60ml Chai 0,90 KC FOB
Leopovidone Gel (Povidon-Iodin 2G) h/1 tuýp 20G Hộp 1,40 KC FOB
Leopovidone (Povidon-Iod 10% (Kl/Tt) tương đương Iod tự do 1%(Kl/Tt)) chai/450ml Chai 3,29 KC FOB
Loreze (Loratadin 10Mg) h/5 vỉ x 10v Hộp 5,00 KC CIF
Losacure-50 (Losartan Kaki 50Mg) h/10 vỉ x 10v Hộp 2,20 TTR CIF
Taurolook - Hep 500 h/4 vỉ x 100 lọ x 10ml Hộp 1.350,45 TTR DAT
Vasocleansol (Cao Lá Bạch Quả (Tương Đương 4,8Mg Ginkgo Flavon Glycosid Toàn Phần) 20Mg), h/20 ống 10ml Hộp 20,95 KC CIF
 
(Số liệu thống kê sơ bộ – chỉ dùng để tham khảo)
Tham khảo một số lô hàng dược phẩm nhập khẩu trong kỳ
Tên hàng Hoạt chất tiêu biểu Lượng Đơn giá (USD/Hộp) PTTT
Alecip 0,2G/100Ml h/chai 100ml Ciprofloxacin 108.000 0,24 KC
Antricar 20Mg h/100v Trimetazidine Hydrochloride 21.439 4,09 TTR
Indclav 156 h/1 lọ 100ml Amoxicilin Trihydrat 125Mg, Clavunanat Kali 31,25Mg 19.300 1,05 LC
Losatrust-50 h/3 vỉ x 10v Losartan Kali 19.550 0,76 DP
Aquadetrim Vitamin D3 h/1 lọ 15000Iu/Ml Cholecalciferol 87.700 1,30 TTR
Pregobin 75Mg h/3 vỉ x 10v Pregabalin 10.211 16,44 KC
Easyef 0.5Mg/1Ml h/1 bộ 10ml Nepidermin 927 89,81 TTR
Mesulpine Tab 20Mg h/2 vỉ x 14v Natri Rabeprazole 21.358 7,48 DP
Selazn h/10 vỉ x 10v Betacaroten 15Mg; Selen 50Mcg; Vitamin E 400Iu, Vitamin C 500Mg 10.000 12,47 KC
Stiros 125Mg h/10 vỉ x 10v Clonixine Lysinate 600 7,48 TTR
Arduan Inj 4Mg/2Ml h/25 lọ + 25 dung môi Pipecuronium Bromide 60 24,53 TTR
Digoxin-Richter Tab 0,25Mg h/50 Tab Digoxin 10.000 1,01 TTR
Oxytocin Inj 5Iu h/20 vỉ x 5 ống 1ml Oxytocin 1.605 14,82 TTR
Apotel h/3 ống Paracetamol 1000Mg/6,7Ml 35.000 4,29 TTR
Cefanew 500Mg h/100 vỉ x 10v Cefalexin Monohydrat 1.482 139,70 KC
Aerius 5Mg h/1 vỉ x 10v Desloratadine 89.661 3,18 TTR
Benalapril 5 h/3 vỉ x 10v Enalapril Maleate 9.597 0,86 TTR
Bricanyl  0.5Mg/Ml h/5 ống 1ml Terbutaline Sulfate 83.555 2,23 TTR
Estraceptin h/1 vỉ x 28v Desogestrel 0,15Mg; Ethinylestradiol 0,02Mg 38.212 2,84 TTR
Fugacar (Tablet) 500Mg h/1 vỉ x 1v Mebendazole 21.933 7,07 TTR
Fugacar 500Mg h/1 vỉ x 1v Mebendazole 14.712 7,07 TTR
Gasmotin Tablets 5Mg h/3 vỉ x 10v Mosapride Citrate 9.030 5,44 TTR
Glucagen Hypokit h/1 lọ bột chứa 1Mg Glucagon và 1Ml nước pha tiêm Glucagon 120 20,95 TTR
Methycobal 500Mc h/3 vỉ x 10v Mecobalamin 298.942 4,16 TTR
Micardis 80Mg h/3 vỉ x 10v Telmisartan 15.120 17,14 TTR
Mixtard 30 h/1 lọ 10ml Insulin human rDNA 9.680 6,07 TTR
Myonal 50Mg h/3 vỉ x 10v Eperison 100.080 4,30 TTR
Nifehexal 30 La h/30v Nifedipin 6.389 4,67 TTR
Norditropin Nordilet 5Mg/1,5Ml h/1 bút tiêm x 1,5ml Somatropin 3,3Mg/Ml 1.800 106,77 TTR
Novorapid Flexpen h/5 bút tiêm 3ml Insulin Aspart 100U/Ml 3.963 46,90 TTR
Phosphalugel 20% Gel 12,38G h/26 gói x 20g Aluminium Phosphate 33.624 3,21 TTR
Ribomustin h/1 lọ Bendamustin Hydrochlorid 240 288,86 TTR
Solu- Medrol Inj 40Mg h/1 lọ Act-O-Vial 1Ml Methylprednisolone 144.000 1,40 TTR
Spiolto Respimat h/1 ống 4ml Tiotropium 2,5Mcg; Olodaterol 2,5Mcg 4.036 35,62 TTR
Topamax 25Mg h/6 vỉ x 10v Tobiramat 6.080 16,48 TTR
Twynsta h/14 vỉ x 7v Telmisartan 40Mg; Amlodipine 5Mg 9.648 42,82 TTR
Unasyn 375M h/8v Sultamicillin 4.552 4,33 TTR
Torleva 500 h/3 vri x 10v Levetiracetam 5.397 12,57 KC
Systane Ultra h/1 lọ 5ml Polyethylene Glycol, Propylene Glycol 72.816 2,19 TTR
Voltaren 100Mg h/5v Diclofenac 102.709 3,08 TTR
 
(Số liệu thống kê sơ bộ – chỉ dùng để tham khảo)
 
Mọi thông tin Mọi thông tin Quý độc giả vui lòng liên hệ;

Phòng Thông tin Công nghiệp
Địa chỉ: Phòng 602 Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655 đường Phạm Văn Đồng,
phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 024. 37150530            Fax: 024.37150489
Người liên hệ:      
- Mrs Ly - 0982442561 ( tralybta@gmail.com)
Để xem thông tin đầy đủ Quý độc giả tải mẫu phiếu đăng ký sử dụng bản tin tại đây;
 
Phòng TTCN
Tin cũ hơn
  • Trung tâm TTCN và TM phát hành Bản tin Công nghiệp hỗ trợ, Số tháng 7/2019
    Bản tin có những nội dung chính như sau: CNHT sẽ thu hút dòng vốn đầu tư mạnh mẽ từ Nhật Bản; EVFTA và EVIPA mở ra nhiều cơ hội thu hút đầu tư vào ngành CNHT; Quy định nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng; Samsung Việt Nam hỗ trợ doanh nghiệp nhựa sản xuất công nghệ cao; Chính phủ Ấn Độ mở cửa trở lại các xưởng da khi đã đảm bảo an toàn ...
  • Trung tâm TTCN và TM giới thiệu Bản tin Đặc biệt Số 1 tháng 7/2019
    Một số thông tin đáng lưu ý trong bản tin: Kinh tế vĩ mô và thương mại; Tài chính - Ngân hàng - Tiền tệ; Cơ cấu tín dụng chuyển biến tích cực trong 6 tháng đầu năm; Lạc quan với tăng trưởng kinh tế 6 tháng cuối năm; Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 6 tháng đầu năm 2019 tăng mạnh; Hoạt động xuất khẩu gạo dự báo tiếp tục khó khăn trong 6 tháng cuối năm 2019; Ban hành danh mục hàng nhập khẩu phải làm thủ tục hải quan; Thủ tướng chỉ thị nâng cao hiệu quả sử dụng ODA ...
  • Trung tâm TTCN và TM ra mắt Bản tin chuyên ngành Tổng hợp và Dự báo Số 28/2019
    Nội dung chính của bản tin: Thông tin kinh tế vĩ mô; Ngành công nghiệp chế biến chế tạo duy trì đà tăng trưởng; Đầu tư và chính sách điều hành sản xuất – kinh doanh; Xuất khẩu cà phê chế biến sang Đức tăng mạnh; Giá gạo tại Ấn Độ tăng trong khi tại Việt Nam và Thái Lan lại giảm; Xuất khẩu cao su cao su tổng hợp tăng trở lại; Nhập khẩu phân bón Urea nhiều nhất từ thị trường Indonesia trong 5 tháng đầu năm 2019 ...
  • Trung tâm TTCN và TM phát hành Bản tin chuyên ngành Thức ăn chăn nuôi và Vật tư Nông nghiệp Số 28/2019
    Bản tin có một số tin đáng lưu ý: Tổng quan kinh tế; Giá một số nguyên liệu sản xuất TACN tại một số sàn giao dịch thế giới; Tình hình nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu; Nhập khẩu bột cá từ Pêru tăng mạnh; Nhập khẩu cám gạo từ Ấn Độ, cám mỳ từ Inđônêxia giảm mạnh; Thị trường phân bón; USDA: Cung cầu nông nghiệp của Mỹ; FAO: Giá lương thực thế giới giảm nhẹ trong tháng 6 ...
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: duy.doanh@yahoo.com.vn
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 121/GP-TTĐT ngày 16 tháng 7 năm 2019 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 3.129.867