VITIC
THỊ TRƯỜNG - NGÀNH HÀNG

Trung tâm TTCN và TM giới thiệu Bản tin Dược phẩm và trang thiết bị y tế Số 31 ngày 5/8/2019

09/08/2019 11:01
Tổng quan

Kinh tế thế giới
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Fed đã quyết định hạ lãi suất chính sách 25 điểm cơ bản xuống mức 2,0-2,25%. Các quan chức Fed cho rằng thị trường lao động Mỹ vẫn mạnh và kinh tế tiếp tục tăng trưởng ở mức độ vừa phải, chi tiêu hộ gia đình tăng. Tuy nhiên, lạm phát vẫn ở dưới mức mục tiêu 2% và triển vọng kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại, lãi suất được cắt giảm để thúc đẩy toàn dụng nhân công và ổn định lạm phát. NHTW này cũng cho biết sẽ kết thúc hoạt động thu hẹp bảng cân đối tài sản của mình trong tháng này, sớm hơn 2 tháng so với kế hoạch.

Liên quan đến kinh tế Mỹ, nước này tạo ra 156.000 việc làm phi nông nghiệp mới trong tháng 7, cao hơn mức 102.000 việc làm của tháng 6 và vượt qua dự báo ở mức 150.000 việc làm mới. Tiêu dùng cá nhân tại Mỹ tăng 0,3% so với tháng trước trong tháng 6 sau khi tăng 0,5% ở tháng trước đó, khớp với dự báo của các chuyên gia. Chỉ số giá tiêu dùng cá nhân PCE lõi của nước này cũng tăng 0,2% so với tháng trước trong tháng 6, bằng với mức tăng của tháng trước đó và mức dự báo. Đặc biệt, chỉ số niềm tin tiêu dùng của Mỹ được Conference Board báo cáo ở mức 135,7 điểm trong tháng 7, tăng mạnh từ mức 124,3 điểm của tháng 6 và vượt xa kỳ vọng ở mức 125,1 điểm.

Chỉ số PMI lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc ở mức 49,7 điểm trong tháng 7, cao hơn so với mức 49,4 điểm của tháng 6 và mức dự báo 49,6 điểm. Bên cạnh đó, PMI lĩnh vực dịch vụ ở mức 53,7 điểm trong tháng vừa qua, thấp hơn mức 54,2 điểm của tháng 6 và mức 54,0 điểm theo dự báo.

Tỷ lệ thất nghiệp của Nhật Bản ở mức 2,3% trong tháng 6, thấp hơn so với tỷ lệ thất nghiệp của tháng 5 đồng thời là dự báo của các chuyên gia ở mức 2,4%. Tuy nhiên, sản lượng công nghiệp sơ bộ của nước này giảm mạnh 3,6% so với tháng trước trong tháng 5 sau khi tăng 2,0% ở tháng trước đó, sâu hơn nhiều so với dự báo giảm 1,8%.
BOJ giữ lãi suất chính sách ở mức -0.1% trong cuộc họp chính sách vừa kết thúc hôm qua, không thay đổi so với trước. BOJ cho biết sẽ tiếp tục mua các loại trái phiếu chính phủ với khối lượng khoảng 736 tỷ USD/năm.

Kinh tế trong nước
Theo số liệu vừa được Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7 đã tăng 0,18% so tháng trước. Bình quân 7 tháng đầu năm, CPI tăng 2,61% so với cùng kỳ năm 2018 và là mức tăng bình quân 7 tháng đầu năm thấp nhất trong 3 năm gần đây.

PMI ngành sản xuất Việt Nam của Nikkei đã tăng nhẹ từ 52,5 điểm của tháng 6 lên 52,6 điểm trong tháng 7. Kết quả chỉ số cho thấy các điều kiện kinh doanh tiếp tục cải thiện, và đây là lần thứ hai liên tiếp chỉ số này tăng điểm, mức điểm cũng cao nhất kể từ đầu năm đến nay.

Theo Tổng cục Thống kê, 7 tháng đầu năm 2019, cả nước có 79,3 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 999,4 nghìn tỷ đồng, tăng 4,6% về số doanh nghiệp và tăng 29,6% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2018; vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới đạt 12,6 tỷ đồng, tăng 23,9%. Nếu tính cả 1.476,9 nghìn tỷ đồng vốn đăng ký tăng thêm của các doanh nghiệp thay đổi tăng vốn thì tổng số vốn đăng ký bổ sung thêm vào nền kinh tế trong 7 tháng năm 2019 là 2.476,3 nghìn tỷ đồng.

Hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài từ đầu năm đến thời điểm 20/7/2019 có 2.064 dự án cấp phép mới với vốn đăng ký đạt trên 8,27 tỷ USD, tăng 24,6% về số dự án và giảm 37,4% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2018; có 791 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng thêm đạt 3,43 tỷ USD, giảm 30,8% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm trong 7 tháng năm nay đạt 11,698 tỷ USD, giảm 35,6% so với cùng kỳ năm 2018. Vốn FDI thực hiện 7 tháng ước tính đạt 10,6 tỷ USD, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2018.
 
TIN KINH TẾ TỔNG HỢP
  • Doanh nghiệp hưởng lợi gì từ chính sách hỗ trợ của ngành dược
Hưởng ứng đề án "Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam", 10 năm qua, Bộ Y tế và Sở Y tế các tỉnh thành đã triển khai nhiều giải pháp nhằm tăng độ "phủ sóng" cho doanh nghiệp nội trên "sân nhà". Đề án thu được các thành tựu đáng khích lệ, không chỉ mở rộng thị phần trong nước, mà còn góp phần định vị thuốc Việt trên bản đồ dược phẩm thế giới.
Chính sách truyền thông, quảng bá thuốc Việt đến tay người bệnh
Những năm gần đây, nhận thức về thuốc nội của người dân đã gia tăng đáng kể, sau khi Bộ Y tế thực hiện hàng loạt các buổi tọa đàm (truyền hình, phát thanh) nhằm quảng bá tính ưu việt của thuốc Việt. Định kỳ mỗi năm 2 lần, Bộ Y tế cũng tổ chức hội chợ triển lãm quốc tế giới thiệu thuốc Việt tới thế giới, bên cạnh các hội thảo đánh giá hiệu quả điều trị và chất lượng sản phẩm của thuốc nội, nhằm thay đổi thói quen "sính ngoại" trong sử dụng thuốc hiện nay.

Trên truyền hình, các phim phóng sự giới thiệu ngành công nghiệp dược Việt Nam, thâm nhập loạt nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP-WHO, EU-GMP, PIC/s-GMP, Japan-GMP trong nước cũng được phát sóng rộng khắp. Nhờ đó, người dân có thêm góc nhìn cận cảnh về quy trình sản xuất dược phẩm đạt chất lượng quốc tế, thúc đẩy niềm tin vào thuốc Việt với giá thành rẻ hơn thuốc ngoại nhập.

Đáng chú ý nhất là chương trình "Con đường thuốc Việt", nơi vinh danh các sản phẩm thuốc tiêu biểu của Việt Nam trên 5 kênh truyền thông (truyền hình, phát thanh, báo giấy, báo điện tử và tọa đàm). Với kế hoạch truyền thông tổng lực, chương trình đã truyền tải tới cộng đồng thông điệp tích cực: "Việt Nam có đủ năng lực và công nghệ để sản xuất ra nhiều sản phẩm thuốc đảm bảo chất lượng, hiệu quả, an toàn trong phòng và chữa bệnh, với giá thành ở mức chấp nhận được so với thu nhập của người dân".

Công tác truyền thông cũng thu hút sự hỗ trợ đáng kể của 52 Sở Y tế. Theo chỉ đạo chung, tất cả tỉnh thành đều đẩy mạnh các hoạt động tập huấn chuyên môn cho cán bộ y tế; tuyên truyền và vận động người dân ưu tiên sử dụng thuốc nội trên 4 kênh báo, đài, truyền hình địa phương, website Sở Y tế.

Nhiều tỉnh thành còn sáng tạo cách làm riêng, tiêu biểu như Sở Y tế Cần Thơ tổ chức cho hàng trăm bác sĩ tham quan các nhà máy sản xuất thuốc đạt chuẩn GMP. Trong khi đó, Kon Tum đưa tin thuốc nội chất lượng không thua kém thuốc ngoại đến người tiêu dùng, Quảng Bình tổ chức diễn đàn "Người Quảng Bình dùng thuốc Việt Nam" nhằm kêu gọi các cơ sở y tế tăng sử dụng thuốc nội...

Cơ chế hỗ trợ sản xuất kinh doanh, gia tăng lợi thế cho thuốc Việt
Có thể khẳng định rằng, kết quả nổi bật nhất của việc triển khai đề án là Bộ Y tế đã phối hợp cùng các Bộ/Ngành liên quan, trình Thủ tướng/Chính phủ các văn bản ưu tiên sản xuất, kinh doanh, sử dụng thuốc nội. Theo thống kê, có 21 văn bản liên quan được ban hành từ năm 2013 đến nay.

Cụ thể, Luật Đấu thầu năm 2013 quy định, nếu có thuốc sản xuất trong nước đáp ứng yêu cầu điều trị và khả năng cung cấp, thì không được chào thầu thêm thuốc nhập khẩu tương đương. Thông tư 10/2016/TT-BYT cũng ban hành rõ danh mục tăng từ 146 thuốc lên 640 thuốc sản xuất trong nước đáp ứng các tiêu chí này, không chào thầu thuốc nhập khẩu. Kèm theo đó là quy định ưu tiên chấm thầu cao hơn 5 điểm cho 62 mặt hàng thuốc được vinh danh "Ngôi sao thuốc Việt", thuộc sở hữu của 30 doanh nghiệp dược nội địa.
Các thông tư liên quan về đấu thầu cũng đưa ra quy định tạo điều kiện thuận lợi cho thuốc nội. Theo đó, gói thầu Generic và gói thầu thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền đều có một nhóm thầu riêng dành cho các thuốc trong nước sản xuất trên dây chuyền đạt chuẩn WHO-GMP. Thuốc sản xuất trong nước đạt tiêu chuẩn EU-GMP thì sẽ được dự thầu nhóm 1 gói thầu Generic. Bộ Y tế cũng khuyến khích gia công, chuyển giao công nghệ các thuốc nước ngoài mà trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu điều trị, giá và khả năng cung cấp.

Bên cạnh đó, Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi năm 2014 cũng gia tăng tỷ lệ sử dụng thuốc nội tại các cơ sở khám chữa bệnh. Việc lựa chọn danh mục thuốc do bảo hiểm xã hội chi trả được thực hiện trên nguyên tắc: ưu tiên thuốc sản xuất trong nước đạt tiêu chuẩn GMP hoặc sử dụng dược liệu khai thác tại Việt Nam... nhằm khuyến khích người Việt Nam sử dụng thuốc Việt Nam.

Hàng loạt Sở Y tế cũng đã xây dựng các cơ chế hỗ trợ linh hoạt cho doanh nghiệp dược địa phương. TP.HCM chỉ đạo các đơn vị sản xuất dược phẩm trên địa bàn ưu tiên đầu tư khoa học công nghệ, cải tiến mẫu mã bao bì để cung ứng thuốc chuyên khoa, thuốc đặc trị có chất lượng cao. Tiền Giang ban hành các chính sách ưu đãi về lãi xuất, thuế thuê đất xây dựng cơ sở mới, đặc biệt là sản xuất thuốc dược liệu cho doanh nghiệp nội. Trong khi đó, Nam Định xây dựng đề án lớn phát triển ngành công nghiệp dược và vùng trồng cây thuốc...

Nhiều quyết định của Thủ tướng Chính phủ cũng được đưa ra, nhằm thúc đẩy Chiến lược phát triển ngành dược Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó, doanh nghiệp dược nội địa sẽ được hưởng nhiều chính sách ưu đãi sản xuất và kinh doanh.
  • Kinh tế tháng 7 chuyển biến tích cực
Bức tranh kinh tế - xã hội qua số liệu của Tổng cục Thống kê là khá sáng khi mà các động lực của tăng trưởng vẫn duy trì được nhịp độ tăng trưởng. Theo đó, sản xuất công nghiệp 7 tháng ước tính tăng 9,4% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức tăng 10,7% của cùng kỳ năm 2018 nhưng cao hơn mức tăng 7,2% của cùng kỳ năm 2017 và năm 2016. Điều đó có được một phần cũng nhờ dòng vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục chảy mạnh vào Việt Nam.

Số liệu thống kê cho thấy, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong 7 tháng đầu năm là 20,22 tỷ USD; trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn là lĩnh vực hút nhiều vốn nhất với 14,46 tỷ USD.

Bên cạnh đó xuất khẩu vẫn duy trì được đà tăng trưởng tích cực bất chấp những bất ổn từ thị trường thế giới. Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 7/2019 ước đạt 22,60 tỷ USD, tăng 5,5% so với tháng trước, qua đó giúp 7 tháng tăng 7,5% so với cùng kỳ năm trước.

Có thể nói mức tăng chỉ bằng hơn một nửa năm ngoái (tăng 13,5%) nhưng vẫn là tích cực trong bối cảnh rủi ro thương mại tiếp diễn. Đáng chú ý, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu 7 tháng của khu vực kinh tế trong nước đạt 12,2%, cao hơn tốc độ tăng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (5,6%) và tỷ trọng của khu vực kinh tế trong nước có xu hướng tăng lên, chiếm 30,3% tổng kim ngạch xuất khẩu (cùng kỳ năm trước là 29%). Cán cân thương mại hàng hóa 7 tháng ước tính xuất siêu 1,8 tỷ USD.

Đặc biệt, cầu nội địa đang cho thấy là một trụ đỡ quan trọng cho tăng trưởng. Số liệu của Tổng cục Thống kê cho biết, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tiếp tục khả quan trên nền tăng cao với mức tăng trong tháng 7 là 1,7% so với tháng trước và tăng 12,4% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung cả 7 tháng tăng 11,6%, của cùng kỳ năm trước (12%), nếu loại trừ yếu tố giá tăng 8,74% (cùng kỳ năm 2018 tăng 8,72%).

Với sức mua tiêu dùng tăng cao, lượng cung hàng hóa trên thị trường dồi dào nên tiêu dùng tiếp tục là một điểm sáng tích cực, lĩnh vực này đang là một trong những trụ cột quan trọng của nền kinh tế. Một điểm sáng nữa không thể không nói tới đó là tinh thần khởi nghiệp vẫn tăng cao. Bằng chứng là trong 7 tháng đầu năm có tới 79,3 nghìn DN đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký 999,4 nghìn tỷ đồng, dù chỉ tăng 4,6% về số DN nhưng tăng tới 29,6% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2018...

Quan trọng hơn là kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp. CPI bình quân 7 tháng tăng 2,61% so với cùng kỳ năm 2018. Đây là mức tăng thấp nhất trong 3 năm gần đây (cùng kỳ 2017 tăng 3,91%; 2018 tăng 3,45%)…  Với diễn biến lạm phát này, TS. Cấn Văn Lực cho rằng, đây là yếu tố tích cực. Bên cạnh những nguyên nhân từ thị trường giá cả, TS.Cấn Văn Lực cho biết thêm, lạm phát có mức tăng thấp còn do sự phối hợp chính sách giữa tiền tệ, tài khóa và giá cả về cơ bản tương đối tốt.

Khó khăn và giải pháp
Các số liệu kinh tế cho thấy xu hướng tiếp tục tích cực, nhưng đã xuất hiện những thách thức và quan ngại cần tháo gỡ trong những tháng tiếp theo. Trong đó, lĩnh vực xuất khẩu cho thấy nhiều khó khăn, đặc biệt là về mặt thị trường hàng hóa xuất khẩu khi 7 tháng đầu năm, các thị trường lớn và chủ chốt của Việt Nam như thị trường EU, Trung Quốc gần như không tăng trưởng.

Bên cạnh đó, nhiều mặt hàng nông nghiệp chủ lực của Việt Nam ghi nhận tăng trưởng chậm lại, đặc biệt là về giá. Không chỉ ở vấn đề thị trường xuất khẩu, ngành nông nghiệp còn tiếp tục gặp khó khăn hơn vì các yếu tố trong nước, nhất là liên quan đến dịch tả, thời tiết hạn hán.

Trong khi đó, giải ngân đầu tư công vẫn tiếp tục xu hướng chậm chạp, khi tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện từ nguồn NSNN tháng 7 chỉ đạt 8,5% và 7 tháng chỉ đạt 44,9% so với kế hoạch năm. Lạm phát cơ bản tháng 7 tăng 2,04% so với cùng kỳ năm trước và lạm phát cơ bản bình quân 7 tháng năm 2019 tăng 1,89% so với bình quân cùng kỳ năm 2018 dù vẫn nằm trong ngưỡng mục tiêu nhưng cũng cần lưu tâm hơn.

Tuy nhiên, cần lưu ý những khó khăn trong khả năng có thể đối với ngành nông nghiệp. Đặc biệt, phải kiên quyết ngăn chặn dịch tả, tránh để lây lan sang các trang trại nuôi quy mô lớn vì có thể gây thiệt hại rất nghiêm trọng. Bên cạnh đó, vẫn cần tiếp tục lưu ý đảm bảo ổn định KTVM, kiểm soát lạm phát và điều hành CSTT một cách thận trọng và linh hoạt để một mặt không để lạm phát cơ bản vượt 2%, mặt khác phối hợp tốt với CSTK và giá cả để ngăn áp lực lạm phát chung bùng phát trở lại. Về xuất khẩu, cần hết sức chú trọng đa dạng hóa thị trường và chủ động hơn để tận dụng các FTA đã có.
 
 
TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU MỘT SỐ MẶT HÀNG THIẾT YÊU & DỰ BÁO
Diễn biến tình hình nhập khẩu dược phẩm trong tuần & Dự báo

(Tuần từ 25/07/2019 đến 01/08/2019)
Nhập khẩu dược phẩm vào nước ta trong kỳ này đạt 61,86 triệu USD, giảm nhẹ 5,27% so kỳ nhập trước. Trong đó, nhập khẩu dược phẩm từ thị trường Pháp đạt kim ngạch cao nhất 15,9 triệu USD; tiếp đến là Đức đạt 8,22 triệu USD và Italy đạt 3,75 triệu USD…

Các doanh nghiệp tiếp tục mở rộng tìm kiếm thị trường bằng việc nhập khẩu thêm các mặt hàng dược phẩm mới, trong đó Hàn Quốc và Ấn Độ là hai thị trường có nhiều mặt hàng được nhập nhất như: Biocam Inj (Piroxicam 20Mg/Ml) h/10 ống 1ml; Gupedon Cap (Thymomodulin 80Mg) h/10 vỉ x 10v; Medicel 200 (Celecoxib) h/3 vỉ x 10v; Tacrohope (Tacrolimus Monohydrate 1Mg) h/1 tuýp 10G…

Mặc dù chỉ có 570 lô hàng dược phẩm được nhập về trong kỳ nhưng theo dõi giá lại thấy phần lớn giảm giá so giá nhập trước đấy như: Redoxon Double Action Tab (Vitamin C, kẽm) h/1 tuýp 10v nhập từ Inđônêxia giá 1,49 USD/hộp, giảm 6,96%; Sterimar Copper chai/50ml nhập từ Pháp giá 2,92 USD/hộp, giảm 2,40%; Kaldyum (Potassium Chloride  600Mg) h/1 lọ 50v nhập từ Hunggary giá 2,88 USD/hộp, giảm 1,88%... Đáng chú ý, mặt hàng Mefidex  (1,2Mg Melatonin) h/1 lọ 30ml nhập từ Canada giá 7,95 USD/hộp, giảm đến 45,17%; hoặc Biocam Inj (Piroxicam 20Mg/Ml) h/10 ống 1ml nhập từ Hàn Quốc giá 1,80 USD/hộp, tăng 19,90%...

 
Tham khảo một số mặt hàng dược phẩm mới nhập khẩu trong kỳ
Tên hàng Đvt Đơn giá (Usd/Đvt) Thị trường cung cấp PTTT ĐKGH
Algesin-n  (Ketorolac Trometamol 30Mg/1Ml) h/10 ống 1ml Hộp 9,49 Rumani KC CIP
Biocam Inj (Piroxicam 20Mg/Ml) h/10 ống 1ml Hộp 1,80 Hàn Quốc LC CIF
Epclusa (Sofosbuvir 400Mg; Vepatasvir 100Mg) h/1 lọ 28v Hộp 289,76 Canada TTR CIF
Gupedon Cap (Thymomodulin 80Mg) h/10 vỉ x 10v Hộp 5,80 Hàn Quốc LC CIF
Hania (Donepezil Hydrochlorid 10Mg) h/3 vỉ x 10v Hộp 49,93 Hy Lạp KC CIP
Hemaros Gel tuýp/10g Chai 14,42 Cộng Hoà Séc TTR CPT
Medicel 200 (Celecoxib) h/3 vỉ x 10v Hộp 5,40 ấn Độ KC CIF
Mefidex  (1,2Mg Melatonin) h/1 lọ 30ml Hộp 7,95 Canada KC CIF
Minroge Ophthalmic Solution (Moxifloxacin 5Mg/Ml) h/1 lọ 6ml Hộp 1,80 Hàn Quốc LC CIF
Mymeloxe Tablet (Levofloxacin(Levofloxacin Hemihydrat) 500Mg h/3 vỉ x 10v Hộp 19,00 Hàn Quốc KC CIF
Redoxon Double Action Tab (Vitamin C, kẽm) h/1 tuýp 10v Hộp 1,49 Inđônêxia TTR CIF
Smectago (Diosmectite 3G) h/12 gói x 10g Hộp 2,32 Pháp TTR CIP
Spexib 150Mg (Ceritinib 150Mg) h/3 hộp nhỏ x 5 vỉ x 10v Hộp 1.413,28 Thuỵ Sỹ TTR CIP
Tacrohope (Tacrolimus Monohydrate 1Mg) h/1 tuýp 10G Hộp 6,90 ấn Độ KC CIP
Tacrohope (Tacrolimus Monohydrate 1Mg) h/1 tuýp 5G Hộp 3,90 ấn Độ KC CIP
Tatcobeta- S (Betamethasone Dipropionat 0.5Mg; Acid Salicylic 30Mg) h/1 tuýp 15G Hộp 1,73 Pakixtan LC CIF
Ursomaxe Tablet (Ursodeoxycholic Acid 200Mg) h/3 vỉ x 10v Hộp 7,49 Hàn Quốc DP CIF
 
(Số liệu thống kê sơ bộ – chỉ dùng để tham khảo)
Tham khảo một số lô hàng dược phẩm nhập khẩu trong kỳ
Thị trường cung cấp Tên hàng Đvt Lượng Đơn giá (Usd/Đvt) PTTT
ấn Độ Aldarone (Amiodarone Hcl 200Mg) h/10 vỉ x 10v Hộp 883 5,36 KC
Amdepin Duo (Amlodipin Besilate 5Mg; Atorvastatin Calcium 10Mg) h/10 vỉ x 10v Hộp 9.407 11,99 KC
Ampholip (Amphotericin B 5Mg/Ml) h/1 lọ 10ml Hộp 2.200 72,67 KC
Amphotret (Amphotericin B 50Mg) h/1 lọ bột đông khô pha tiêm Hộp 4.000 6,94 KC
Cifataze Dt 100 (Cefixim 100Mg) h/1 vỉ x 10v Hộp 294.098 0,33 DA
Citopam 20 (Citalopram Hydrobromide) h/3 vỉ x 10v Hộp 569 5,77 KC
Encorate 300 (Natri Valproate 300Mg) h/5 vỉ x 10v Hộp 22.973 2,69 KC
Indclav 625 (Amoxicillin 500Mg; Acid Clavulanic 125Mg) h/2 vỉ x 10v Hộp 87.300 2,00 KC
I-Sucr-In (Hydroxide  Sucrose) h/5 ống 5ml Ống 15.900 1,00 KC
Anh Crestor 10Mg (Rosuvastatin (Rosuvastatin Calci) 10Mg) h/28v Hộp 32.200 15,81 TTR
Australia Oxaliplatin Hospira 100Mg/20Ml (Oxaliplatin) h/1 lọ 20ml Hộp 19.725 17,13 TTR
Bangladet Esomaxcare 40 Tablet (Esomeprazol (Esomeprazol Magnesi Dihydrat 40Mg) h/3 vỉ x 10v Hộp 10.500 11,99 KC
Bỉ Engerix B 20Mcg (vắc xin phòng bệnh viêm gan siêu vi B) h/10 lọ 1ml Hộp 5.040 37,77 TTR
Đài Loan Nicomen Tablets 5Mg (Nicorandil) h/10 vỉ x 10v Hộp 20.428 11,68 KC
Đức 4.2% W/V Sodium Bicarbonate (Natri Bicarbonate 10,5G/250Ml) h/10 chai 250ml Hộp 234 25,52 TTR
Aminoplasmal B.Braun 10% E (Isoleucine 1,25G; Leucine 2,225G;...) h/10 chai 250ml Hộp 1.040 33,29 TTR
Aminoplasmal B.Braun 10% E (Isoleucine 1,25G; Leucine 2,225G;...) h/10 chai 500ml Hộp 768 52,15 TTR
Diazepam-Hameln 5Mg/Ml Injection (Diazepam) h/10 ống 2ml Hộp 18.260 2,66 TTR
Herceptin (Trastuzumab 150Mg) h/1 lọ Hộp 2.104 607,64 TTR
Hàn Quốc Biocam Inj (Piroxicam 20Mg/Ml) h/10 ống 1ml Hộp 41.711 1,80 LC
Hancetax Capsule (Mecobalamin 500Mcg) h/10 vỉ x 10v Hộp 22.178 6,49 TTR
Jw Amikacin 500Mg/100Ml Injection (Amikacin 500Mg) chai/100ml Chai 26.940 2,00 KC
Hunggary Kaldyum (Potassium Chloride  600Mg) h/1 lọ 50v Hộp 21.800 2,88 DP
Peritol 4Mg (Cyproheptadine Hydroclorid dưới dạng Cryroheptadine Hydrocloride Sesquihydrate) h/10 vỉ x 10v Hộp 40.000 1,22 DP
Inđônêxia Clarityne (Loratadin 10Mg) h/1 vỉ x 10v Hộp 48.501 2,47 TTR
Italy Dilatrend (Carvedilol, 12,5Mg) h/3 vỉ x 10v Hộp 6.487 8,21 TTR
Dilatrend (Carvedilol, 6,25Mg) h/3 vỉ x 10v Hộp 17.977 6,59 TTR
Mỹ Alimta (Pemetrexed (Pemetrexed Dinatri Heptahydrate) 100Mg) h/1 lọ Hộp 2.500 156,62 TTR
Nhật Bản Flumetholon 0,02 (Fluorometholon 0,2 Mg/Ml) h/1 lọ 5ml Hộp 22.800 1,07 TTR
Pakixtan Hemifere (Phức hợp sắt (Iii) Hydroxide Polymaltose Acid Folic) h/3 vỉ x 10v Hộp 5.494 2,30 KC
Pháp Augmentin 250Mg/31.25Mg (Amoxicillin 250Mg; Acid Clavulanic 31.25Mg) h/12 gói Hộp 47.187 4,64 TTR
Augmentin 500Mg/62.5Mg (Amoxicillin; Acid Clavulanic) h/12 gói Hộp 120.787 6,67 TTR
Bi Preterax (Perindopril Tert Butylamine 4Mg; Indapamide1.25Mg) h/30v Hộp 240 8,39 TTR
Invanz (Ertapenem 1G) h/1 lọ 15ml Hộp 25.044 21,32 TTR
Sterimar Baby chai/50ml Hộp 47.847 2,92 KC
Sterimar chai/50ml Hộp 25.658 2,64 KC
Sterimar Copper chai/50ml Hộp 6.415 2,92 KC
Sterimar Hypertonic Baby chai/50ml Hộp 6.415 2,92 KC
Sterimar Hypertonic chai/50ml Hộp 3.207 2,86 KC
Sterimar Manganese chai/50ml Hộp 3.207 2,92 KC
 
(Số liệu thống kê sơ bộ – chỉ dùng để tham khảo)

Diễn biến nhập khẩu nguyên phụ liệu dược trong tuần & Dự báo

(Tuần từ 25/07/2019 đến 01/08/2019)
Tuần này, nhập khẩu nguyên phụ liệu (NPL) dược phẩm về Việt Nam đạt 97,72 tấn với kim ngạch 2,44 triệu USD, giảm 7,3% về lượng nhưng tăng 4,7% về trị giá so với tuần trước. Trung Quốc là thị trường xung cấp lớn nhất chiếm 64,26% tỷ trọng nhập khẩu NPL của cả nước, với kim ngach đạt 1,57 triệu USD. Tiếp đến là thị trường Ấn Độ chiếm 16,42% tỷ trọng, đạt 401,2 nghìn USD. Ngoài ra các doanh nghiệp trong nước còn nhập NPL từ các thị trường khác cung cấp khác như Nhật Bản; Tây Ban Nha; Đức...

Giá nhập khẩu NPL trong tuần biến động so với thời điểm so sánh, như là chlorpheniramine Maleate Bp2018 có giá tăng 21,52%; Tranexamic Acid Bp2017 có giá tăng 7,83%; Quetiapine Fumarate - In House có giá giảm 6,58%; Trimethoprim Bp2017 có giá tăng 1,84%...

 
Một số nguyên phụ liệu dược nhập khẩu có giá thay đổi trong tuần (Đvt: Usd/Kg)
Tên hàng Giá mới Giá cũ % so sánh Thời điểm so sánh Thị trường cung cấp
Chlorpheniramine Maleate Bp2018 22,48 18,50 21,52 T9/2018 ấn Độ
Citicoline Sodium Cp2015 239,79 240,00 -0,09 T5/2018 Trung Quốc
Morphine Hydrochloride Bp 799,31 800,00 -0,09 T11/2018 Anh
Morphine Sulphate Bp 799,31 799,10 0,03 T3/2018 Anh
Nefopam Hcl Cp2015 329,72 333,00 -0,99 T10/2018 Trung Quốc
Piperacillin Sodium (Sterile) Ep9 176,85 177,00 -0,09 T8/2018 ấn Độ
Quetiapine Fumarate - In House 1.149,01 1.230,00 -6,58 T12/2018 Trung Quốc
Tranexamic Acid Bp2017 71,17 66,00 7,83 T4/2018 Trung Quốc
 
(Số liệu thống kê sơ bộ – Chỉ dùng để tham khảo)
 
Tham khảo một số nguyên phụ liệu dược nhập khẩu trong tuần
Tên hàng  Lượng (Kg)  Đơn giá (Usd/Kg) Thị trường cung cấp PTTT ĐKGH
Acetylcystein Ep9 800 38,72 Tây Ban Nha TTR CIP
Allopurinol (Sicor) 800 0,09 Nhật Bản KC CIF
Alpha Lipoic Acid Usp41 1.000 63,94 Trung Quốc KC CIF
Aluminium Phosphate Gel Bp 2017 10.010 2,55 Đức TTR CIF
Amoxicillin Trihydrate Bp2018 2.000 24,58 Trung Quốc TTR CIF
Betahistine Dihydrochloride Ep7.0 50 266,30 Đức TTR CIP
Calcium Chloride Dihydrate, Bp2018 1.000 2,33 CH Séc KC CIP
Cefuroxime Axetil Usp40 1.000 185,00 ấn Độ TTR CIP
Cetirizine Dihydrochloride 100 182,84 ấn Độ TTR CIF
Chlorpheniramine Maleate Bp2018 400 22,48 ấn Độ TTR CIF
Ciprofloxacin Hydrochloride Usp42 500 27,48 ấn Độ KC CIP
Citicoline Sodium Cp2015 150 239,79 Trung Quốc TTR CIP
D-Glucosamine Sulfate 2Nacl 2.000 6,75 Trung Quốc KC CIF
Diclofenac Sodium Bp2019 1.000 18,00 ấn Độ TTR CIF
Diosmin/Hesperidin (90:10) 2.000 49,50 Trung Quốc KC CIP
Fexofenadine Hydrochloride (Daito) 250 0,85 Nhật Bản KC CIF
Irbesartan,Usp 600 109,91 Trung Quốc TTR CIP
L-Lysine Acetate 100 28,85 Pháp TTR CIP
Magnesi Sulfat Heptahydrat Ep 9 1.000 2,40 CH Séc KC CIP
Morphine Hydrochloride Bp 25 799,31 Anh TTR CIP
Nefopam Hcl Cp2015 17 329,72 Trung Quốc KC CIP
Nystatin Bp2018 161 195,73 Rumani TTR CIP
Oxcarbazepine - Usp41 170 159,86 Trung Quốc TTR CFR
Oxetacaine Bp2018 50 189,84 Đài Loan TTR CIP
Paracetamol Bp2018 22.000 3,89 Trung Quốc DP CIF
Piperacillin Sodium (Sterile) Ep9 480 176,85 ấn Độ TTR CIP
Piracetam Ep8. 1.000 12,20 Trung Quốc TTR CIF
Potassium Guaiacol Sulfonate Usp 41 800 12,74 Trung Quốc KC CIF
Prednisolone Ep9 300 583,00 Trung Quốc TTR CIP
Pregabalin 40 244,79 ấn Độ TTR CIP
Quetiapine Fumarate - In House 400 1.149,01 Trung Quốc TTR CFR
Sodium Acetate Trihydrate Bp2018 200 3,22 CH Séc KC CIP
Sorbitol 70% 21.600 0,70 Trung Quốc TTR CIF
Sterile Cefoperazone Sodium 10 164,86 Trung Quốc TTR CIP
Tranexamic Acid Bp2017 500 71,17 Trung Quốc KC CIF
Trimethoprim Bp2018 1.000 22,00 ấn Độ TTR CIF
Ursodeoxycholic Acid - Ep8.0 300 457,60 Trung Quốc TTR CFR
 
(Số liệu thống kê sơ bộ – Chỉ dùng để tham khảo)
 
Mọi thông tin Mọi thông tin Quý độc giả vui lòng liên hệ;

Phòng Thông tin Công nghiệp
Địa chỉ: Phòng 602 Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655 đường Phạm Văn Đồng,
phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 024. 37150530            Fax: 024.37150489
Người liên hệ:      
- Mrs Ly - 0982442561 ( tralybta@gmail.com)
Để xem thông tin đầy đủ Quý độc giả tải mẫu phiếu đăng ký sử dụng bản tin tại đây;
 
Phòng TTCN
Tin cũ hơn
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: duy.doanh@yahoo.com.vn
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 121/GP-TTĐT ngày 16 tháng 7 năm 2019 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 3.136.482