VITIC
TIN TỨC- SỰ KIỆN

Phát triển bền vững ngành công nghiệp cơ khí trong năm 2022

26/01/2022 14:25

Trong bối cảnh Việt Nam đang triển khai nhiều dự án với nguồn vốn đầu tư lớn, nhà nước cần tạo điều kiện cho doanh nghiệp cơ khí trong nước tham gia vào các dự án.

Theo thống kê của Bộ Công Thương, trong tháng 02/2022, chỉ số sản xuất máy móc thiết bị của Việt Nam dù giảm 7.8% so với tháng 01/2022 nhưng lại tăng 45.3% so với cùng kỳ năm 2021. Tính chung hai tháng đầu năm 2022, chỉ số sản xuất của ngành này tăng 21.2% so với cùng kỳ năm 2021.

Các sản phẩm máy móc, thiết bị đạt sản lượng cao trong hai tháng đầu năm nay là: Động cơ điện một chiều khác và máy phát điện một chiều; động cơ điện một chiều có công suất ≤ 37.5 W… Những sản phẩm này được sản xuất chủ yếu tại tỉnh Đồng Nai, TP. Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương, TP. Hà Nội…

Sản lượng một số máy móc thiết bị sản xuất trong tháng 2 và 2 tháng đầu năm 2022

Chủng loại sản xuất

ĐVT

Tháng 02/2022

So với
T01/2022
(%)

So với
T02/2021
(%)

2 tháng năm 2022

So với
2T/2021
(%)

Động cơ điện một chiều có công suất ≤ 37.5 W

Chiếc

28.795.286

-17,18

-28,47

63.565.709

-20,25

Động cơ điện một chiều khác và máy phát điện một chiều

Chiếc

 32.165.880

-9,33

-6,96

67.643.475

-15,27

Máy biến đổi điện quay

Bộ

4.230

-37,65

984,62

11.014

829,45

Máy biến thế điện khác có công suất > 16 kVA nhưng ≤ 500 kVA

Chiếc

443

7,32

29,59

856

19,89

Máy biến thế điện sử dụng điện môi lỏng công suất sử dụng không quá 650 KVA

Chiếc

1.183

-0,84

-4,86

2.376

-27,17

Máy khâu loại dùng cho gia đình

Cái

410.571

-7,65

12,94

855.173

4,81

Máy khâu loại khác, trừ máy khâu sách và máy khâu gia đình

Cái

8.650

-12,39

-8,40

18.523

-26,41

Máy và thiết bị cơ khí khác có chức năng riêng biệt chưa được phân vào đâu

Cái

105.468

-4,71

25,06

216.148

-7,00

Tổ máy phát điện khác

Bộ

40.127

-12,13

23.366,1

85.791

22.536,2

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Thống kê

Dù sản lượng máy móc, thiết bị cơ khí sản xuất trong nước tăng so với các năm trước nhưng Việt Nam chủ yếu vẫn phải nhập khẩu mặt hàng này từ các thị trường nước ngoài mà chủ yếu là các quốc gia châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản… Theo thống kê, nước ta phụ thuộc tới 56.14% vào nguồn cung máy móc thiết bị của Trung Quốc. Kim ngạch nhập khẩu máy móc, thiết bị từ Trung Quốc cao gấp 10 lần trị giá xuất khẩu máy móc, thiết bị sang thị trường này.

Hàng năm, nước ta đã nhập khẩu từ nước ngoài khoảng 40 tỷ USD  các trang thiết bị, máy, vật tư sản xuất cho toàn ngành kinh tế, bao gồm sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng hạ tầng, dịch vụ và quốc phòng - an ninh.

Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ triển khai nhiều dự án quan trọng với tổng mức đầu tư lớn như: Quy hoạch điện giai đoạn 202 - 2030 khoảng 133 tỷ USD, đường sắt tốc độ cao 50- 60 tỷ USD, Cảng hàng không quốc tế Long Thành, các tuyến đường sắt nội đô, các công trình giao thông, thủy lợi, dầu khí, kinh tế biển, đóng tàu, ôtô, xe máy… Do đó, cần có quy định chặt chẽ tỷ lệ hợp lý trong khối lượng và giá trị dự án để bảo đảm dành cho doanh nghiệp cơ khí nội địa tham gia, không nên phụ thuộc vào nước ngoài mà khuyến khích nhận chuyển giao công nghệ để tự sản xuất. Bên cạnh đó, cần kiểm soát chặt chẽ việc cấp chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu Việt Nam/ASEAN gắn với tỷ lệ nội địa hóa ở cả khu vực doanh nghiệp FDI cũng như cơ khí trong nước, tránh tình trạng chuyển giá, nâng khống giá trị sản xuất khi thật sự chưa đạt yêu cầu để hưởng các chính sách ưu đãi.

Để phát triển bền vững công nghiệp cơ khí trong nước, Nhà nước cần có chính sách đặc thù vì nếu doanh đầu tư cho cơ khí có trang thiết bị trình độ công nghệ 3.0, 4.0 mà phải vay với lãi suất như các ngành kinh tế khác thì sẽ khó thực hiện được mục tiêu nâng cao nội lực cho cơ khí Việt chứ chưa nói đến cạnh tranh với nước ngoài. Một số vấn đề quan trọng khác cần được Nhà nước chỉ đạo và thực hiện kịp thời là dùng hàng rào kỹ thuật, xuất xứ hàng hóa… để bảo vệ hợp lý thị trường trong nước như các quốc gia trên thế giới đã và đang chủ động thực hiện. Cần xem xét việc bình đẳng các ưu đãi đầu tư giữa doanh cơ khí trong nước và doanh nghiệp FDI.

Ngoài ra, Nhà nước cần tạo nhiều đơn hàng cho các doanh nghiệp cơ khí Việt Nam, nhất là các dự án đầu tư công. Đồng thời, chủ đầu tư các dự án có quy mô lớn (không phân biệt nguồn vốn) tại Việt Nam phải có phụ lục, tách riêng những phần việc để dành cho doanh nghiệp trong nước tham gia đấu thầu thực hiện. 

 

Nguồn: Phòng TTCN

Tin cũ hơn
Trụ sở chính
Địa chỉ: Tầng 5-6, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0243.8262316 - 0243.9393360 
Email: ttthongtin@moit.gov.vn
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 11, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3823 7216
Email: duy.doanh@yahoo.com.vn
Chi nhánh Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 4, Trụ sở Bộ Công Thương - Số 7B, đường CMT8, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 02511.38356
Email: anhtuan7702@yahoo.com
Giấy phép số 121/GP-TTĐT ngày 16 tháng 7 năm 2019 của Bộ Thông tin Truyền thông.
Số người truy cập: 3.120.224